Thanh bảo kiếm giúp chủ nhân thống nhất châu Âu
Bảo kiếm của hoàng gia này là một trong những vũ khí huyền thoại nổi tiếng nhất lịch sử thế giới, thường xuất hiện trong lễ đăng quang của các vị vua Pháp.
Bảo kiếm Joyeuse dài 105cm, phần lưỡi dài 82,8cm, rộng 4,5cm, dày 2,2cm và nặng 1,6kg.
Theo Ancient Origins, Joyeuse ngày nay được đặt tại bảo tàng Louvre là một trong những thanh kiếm nổi tiếng nhất lịch sử. Nó gắn liền với Charlemagne, vị vua vĩ đại của người Frank.
Theo các nhà sử học, bảo kiếm Joyeuse là vũ khí huyền thoại giúp Charlemagne Đại đế (742-814), chinh phạt châu Âu, hợp nhất Tây và Trung Âu thời Trung Cổ. Kể từ khi Đế chế Đông La Mã sụp đổ, châu Âu bị chia rẽ thành nhiều thế lực khác nhau cho đến khi Charlemagne xuất hiện.
Tương truyền rằng, thanh kiếm này sáng loáng đến mức làm lóa mắt kẻ thù trên chiến trường. Người cầm kiếm cũng miễn nhiễm với các loại độc tố.
Trải qua hàng trăm năm, thanh kiếm này được sử dụng trong lễ đăng quang của các vị vua Pháp.
Thanh kiếm thống nhất châu Âu
Câu chuyện bắt đầu khi thanh kiếm Joyeuse (nghĩa là vui vẻ) được Galas, một người rèn kiếm nổi tiếng đúc nên trong khoảng thế kỷ thứ 8. Thanh kiếm mất 3 năm để hoàn thành, mang đặc trưng của kiếm bản to ở châu Âu, với đặc điểm rộng, phẳng và thuôn nhọn.
Khi đang trở về từ Tây Ban Nha, hoàng đế Charlemagne đã dựng trại ở nơi thanh kiếm Joyeuse được chế tác và lấy được nó.
Kể từ khi rơi vào tay Charlemagne, Joyeuse nhanh chóng nổi danh và được biết đến như là “thanh kiếm chinh phục châu Âu”. Thanh kiếm Joyeuse được coi là công cụ đắc lực giúp Charlemagne hợp nhất Tây Âu vào thế kỷ thứ 9 và định hình lịch sử châu Âu thời Trung Cổ.
Video đang HOT
Charlemagne là người thay đổi lịch sử châu Âu thời Trung Cổ.
Vào thế kỷ 11, “Trường ca Roland” – thiên sử thi dựa trên Trận đánh Roncevaux năm 778, đã mô tả lại cảnh Charlemagne cưỡi ngựa vào trận chiến với thanh kiếm Joyeuse.
“Charlemagne mặc bộ giáp với áo choàng trắng mịn, chiếc mũ sắt nạm đá vàng và thanh kiếm Joyeuse. Không bao giờ có một thanh kiếm tương xứng với nó, màu sắc của bảo kiếm thay đổi 30 lần/ngày”.
Trong trận chiến Roncevaux Pass vào năm 778, Charlemagne được cho là đã đánh mất thanh kiếm Joyeuse huyền thoại. May mắn là một trong những binh sĩ dưới quyền của ông đã tìm thấy và mang nó trở về.
Charlemagne ban thưởng một phần đất lớn cho người binh sĩ này và nói: “Nơi đây sẽ được xây dựng và người sẽ là chủ của nó. Hậu duệ của người sẽ được lấy tên theo thanh kiếm Joyeuse tuyệt vời”.
Hoàng đế Charlemagne được cho là đã cắm thanh kiếm bất bại của mình xuống mặt đất để đánh dấu địa điểm. Đây có thể là nguồn gốc của thị trấn Joyeuse tại Ardèche của Pháp thời nay.
Trở thành bảo vật hoàng gia Pháp
Thanh kiếm Joyeuse hiện được trưng bày tại bảo tàng Louvre, Pháp.
Không ai biết chắc điều gì đã xảy ra với thanh kiếm Joyeuse sau khi Charlemagne băng hà vào năm 814. Nhưng sau đó khoảng 4 thế kỷ, vào năm 1270, thanh kiếm được sử dụng trong lễ đăng quang của vua Pháp Philip tại nhà thờ Reims và nhiều đời vua sau đó.
Thanh kiếm được lưu giữ trong tu viện ở Saint-Denis cho đến ít nhất là khoảng năm 1505. Đây là nơi chôn cất các vị vua Pháp sau khi qua đời.
Joyeuse một lần nữa tái xuất vào ngày 5.12.1793 trong sự kiện Cách mạng Pháp. Nó được vua Pháp Charles X sử dụng lần cuối để lên ngôi vào năm 1824, trước khi được chuyển tới tại bảo tàng Louvre cho đến ngày nay.
Thanh kiếm Joyeuse được lưu giữ tại bảo tàng đã được thêm một số bộ phận khác nhau trong nhiều thế kỷ. Phần núm chuôi kiếm được thêm vào từ thế kỷ 10 và 11, thanh ngang là nửa sau thế kỷ 12 và chuôi cầm được bổ sung vào từ thế kỷ 13.
Vua Louis XIV mang trên mình thanh kiếm Joyeuse.
Trước đó, chuôi kiếm Joyeuse từng có đường nét hoa Iris (Diên vĩ) nhưng đã được gỡ bỏ trong lễ đăng quang của Napoleon I vào năm 1804.
Thanh ngang của bảo kiếm này cũng rất nổi bật với hình hai con rồng có mắt bằng đá xanh, được chế tác thêm vào thế kỷ 12. Bao kiếm cũng được sửa đổi bằng cách được làm bằng nhung thêu hoa Diên vĩ tại lễ đăng quang của Charles X.
Hai bên num chuôi kiêm được trang trí theo kiểu Repoussé. Bao kiếm được làm bằng vàng và phủ lưới kim cương để trang trí.
Trải qua thăng trầm của lịch sử, Joyeuse được coi là bảo kiếm thể hiện năng lực chế tác đáng nể của người xưa. Xuất hiện trong lễ đăng quang của các vị vua Pháp trong suốt hàng trăm năm, thanh kiếm đã trở thành biểu tượng của quyền lực và sự thống trị trong văn hóa Pháp.
Đây là thanh kiếm tuyệt đẹp và nó đứng đầu trong số những thanh kiếm được sao chép bất hợp pháp nhất trong lịch sử.
Theo Danviet
Phản ứng bất ngờ của Nga khi được mời lại G8
Điện Kremlin cho rằng, G8 (nhóm 8 cường quốc) đã mất dần tầm quan trọng đối với Nga trong bối cảnh tình hình kinh tế và chính trị thay đổi.
Người phát ngôn Điện Kremlin Dmitry Peskov (Ảnh: RFE)
"Những năm trở lại đây, diễn đàn này đã mất dần tầm quan trọng do tình hình kinh tế, chính trị thay đổi. Các diễn đàn khác, ví dụ như G20 nơi mà Nga là một thành viên tích cực, đang trở nên quan trọng hơn", hãng thông tấn TASS dẫn lời người phát ngôn Điện Kremlin Dmitry Peskov với các phóng viên hôm qua 4/6.
Tuy nhiên, ông từ chối bình luận liệu Nga có sẵn sàng quay trở lại G8 hay không nếu nhận được lời mời chính thức.
Những bình luận trên được đưa ra sau khi lãnh đạo đảng Die Linke của Đức, bà Sahra Wagenknecht, kêu gọi đưa Nga trở lại G8.
"Chúng ta đã khai trừ Nga khỏi G8. Vấn đề hiện tại là Mỹ đang thực thi chính sách của riêng họ và 6 nước còn lại đều không mong muốn những chính sách này. Có thể việc Nga trở lại G8 sẽ tạo nên một đối trọng để chúng ta có thể đưa ra những chính sách có tính cân bằng. Chúng ta có thể cần đến Nga để giải quyết các vấn đề hiện tại", bà Wagenknecht nói.
Một số hãng truyền thông trước đó cũng đưa tin, Quốc hội Đức đã bày tỏ sự ủng hộ việc khôi phục G8, với sự trở lại của Nga nhằm kiềm chế ảnh hưởng của Mỹ đến các chính sách của châu Âu.
G7 được thành lập vào những năm 1970 gồm 7 quốc gia có nền kinh tế công nghiệp hàng đầu thế giới. Sau khi kết nạp Nga, nhóm này trở thành G8. Tuy nhiên, Nga đã bị loại khỏi nhóm vào năm 2014 sau khi nhận sáp nhập Crimea.
Minh Phương
Theo Dantri
Tổng thống Putin: Nga không chia rẽ châu Âu Tổng thống Vladimir Putin cho rằng châu Âu nên từ bỏ suy nghĩ rằng Nga đang tìm cách chia rẽ chính trị khu vực này vì đây là đối tác thương mại lớn nhất của Moscow. Tổng thống Putin (giữa) đứng cạnh Tổng thống Pháp Emmanuel Macron và Thủ tướng Đức Angela Merkel tại thượng đỉnh G20 ở Đức năm 2017 (Ảnh: Reuters)...