Thăng trầm quá độ của Nhạc Việt
Chưa bao giờ nhạc Việt lại xô bồ, lắm thị phi, nhiều scandal và cũng nhiều cơ hội chuyển mình đến vậy.
Trong thời gian qua, đời sống Nhạc Việt sôi động hẳn lên hầu như ở tất cả các mặt. Số lượng ca sĩ tăng lên không ngừng, album mới là sản phẩm ra hằng ngày, các cuộc thi đua nhau xuất hiện, ca sĩ hải ngoại về ngày một đông. Phải chăng đó là diện mạo mới mà chúng ta đang tìm kiếm?
Thị trường Âm nhạc trong nước đang hướng ngoại, tìm cho mình một vị trí bên ngoài đất nước và chinh phục khán giả khu vực và chuyện ca sĩ lấn sân sang kinh doanh ngày càng nhiều, đặc biệt hình dáng của “công nghệ giải trí” ngày một đậm nét hơn. Nhưng giữa một thị trường mở như vậy luôn có những cơ hội và thách thức cho Nhạc Việt.
Nhạc Việt trên con đường chuyên nghiệp hóa
Với sự phát triển chóng mặt của truyền thông đặc biệt là Internet hơn bao giờ hết nó chính là &’bà đỡ’ cho nhạc Việt những cơ hội giao lưu và quảng bá với bạn bè nước ngoài. Đứng trước xu hướng toàn cầu hóa, đời sống âm nhạc trong nước đã có được những lần tiếp xúc với những nền âm nhạc lớn trên thế giới dễ dàng hơn trong việc học hỏi và trao đổi kinh nghiệm. Đó là những &’món lời’ có được từ một thị trường mở. Không phải tại thời điểm này mới có mô thức mở, nhưng rõ nét hơn là trong 3 năm qua. Khi Mỹ Tâm có những sản phẩm hợp tác với Hàn Quốc, Đức Tuấn thu âm album và thực hiện show với các nhà biên tập âm nhạc nước ngoài, Đoan Trang cũng có The Unmakeup được thực hiện một phần ở Đức,…
Video đang HOT
Chàng ca sĩ thích “chơi ngông” nhưng cũng nhiều tài Đức Tuấn
Khi yếu tố thị trường thâm nhập sâu hơn vào đời sống âm nhạc, thì việc xuất hiện công nghệ giải trí là xu hướng tất nhiên, nhưng chuyên nghiệp đến đâu còn tùy thuộc vào khả năng và hoàn cảnh. Nhạc Việt đang có những yếu tố cơ bản để xuất hiện những ca sĩ theo kiểu công nghệ giải trí như trên thế giới đã từng làm rất lâu. Nhưng khi nhạc Việt chưa đủ thu hút những dự án âm nhạc lớn thì đầu tiên đó là các cơ hội hợp tác và làm việc với các công ty, nhà sản xuất, chuyên gia trên thế giới. Sự giao lưu quốc tế cũng là một phương thức hiệu quả, thời gian qua khi Bi Rain rồi gần đây là Bob Dylan, đến nhóm Super Junior,…đến Việt Nam cho thấy sự hấp dẫn của mô hình này.
Tùng Dương với Li Ti đầy chất
Thị trường rộng lớn, khả năng cạnh tranh của các ca sĩ, công ty giải trí cũng như những sản phẩm âm nhạc có thị phần cao hơn là một nhân tố có ý nghĩa quan trọng. Âm nhạc hôm nay đã trở thành một lĩnh vực kinh doanh có người kinh doanh, có sản phẩm để kinh doanh và có lợi nhuận lẫn thua lỗ. Vì vậy, với một thị trường mở thì cơ hội chính là yếu tố cạnh tranh. Nếu cạnh tranh lành mạnh thì không chỉ câu chuyện kinh doanh âm nhạc có lợi mà sự phát triển của âm nhạc cũng có khả năng khởi sắc. Bởi một sản phẩm âm nhạc tồi thì không thể nào cạnh tranh nổi giữa một thị trường âm nhạc mở như vậy!
Loay hoay tìm hướng đi
Bên cạnh những cơ hội luôn có những thách thức cũng như cạm bẫy. Khó khăn lớn nhất là thể hiện được “bản sắc”. Nói đến bản sắc không đồng nghĩa với gì đó cũ kĩ, lạc hậu và không thực tế mà có nghĩa là nhạc Việt phải có màu sắc riêng và màu sắc ấy giúp cho thị trường âm nhạc thế giới nhận ra nhạc Việt là gì và các ngôi sao Việt họ là ai.
Bảo Thy từng gây sốt một thời với hình tượng Công chúa bong bóng
Khi thị trường mở cửa thì mọi thể loại nhạc, phong cách cũng như những luồng văn hóa nghe nhạc khác nhau sẽ thâm nhập vào đời sống nhạc Việt. Điều khó khăn thứ hai chính là sự chọn lựa và sàng lọc. Hiện nay, khán giả trẻ đóng một vai trò khá quan trọng trong đời sống âm nhạc, bởi các bạn không chỉ nghe mà có khi còn chi phối cả thị trường âm nhạc. Hiện tượng chính là nhiều ca sĩ teen xuất hiện, rồi có cả ca sĩ “cưa sừng làm nghé”, nhạc teen đổ bộ trên tất cả các website âm nhạc…Nhưng đây cũng là loại khán giả dễ chấp nhận những yếu tố ngoại lai không phù hợp, dễ thỏa hiệp với sự dễ dãi nhất. Vì vậy, không ai khác, chính những người trực tiếp làm ra các sản phẩm âm nhạc như ca sĩ, nhạc sĩ, nhà sản xuất,…cần tỉnh táo hơn nữa với sức hút của thị trường và có khi phải mạnh tay định hướng lại cách nghe nhạc cho các bạn trẻ.
Thùy Chi – Cô ca sĩ bước ra từ thế giới mạng
Khó khăn thứ ba chính là việc giải quyết tình trạng băng đĩa lậu và quản lý hệ thống các website âm nhạc miễn phí. Chỉ cần một cái click chuột khán giả có thể download những ca khúc mình thích về nghe miễn phí, có khi đó là những album mới vừa phát hành được 1 ngày. Nếu kéo dài tình trạng này, thì sức sống của các album vốn đã kém thì ngày một kém hơn. Mặc dù chúng ta đã có một số động thái quản lý nghiêm ngặt hơn là chỉ có thành viên mới có thể tải nhạc nhưng vẫn là “miễn phí” và thị trường băng đĩa vẫn bị ảnh hưởng. Và không có chuyện số lượng album bán ra là con số đánh giá độ Hot của một ca sĩ. Đó cũng có thể là những yếu tố trở ngại cho những nhà đầu tư âm nhạc trên thế giới khi vào thị trường âm nhạc trong nước.
Theo 2Sao