Thẳng tay với đồng minh, Mỹ có phá được “đòn” S-400 lợi hại của Nga?
Mỹ đã chính thức ngừng chuyển giao các thiết bị liên quan đến chiến đấu cơ tàng hình F-35 cho Thổ Nhĩ Kỳ và đây chính là bước đi cụ thể đầu tiên nhằm phong tỏa việc bàn giao chiến đấu cơ F-35 cho đồng minh trong NATO vì việc nước này mua hệ thống S-400 của Nga. Đây là thông tin do các nguồn tin nắm rõ tình hình tiết lộ.
Chiến đấu cơ F-35
Trong những ngày gần đây, giới chức Mỹ đã cho các đồng nghiệp Thổ Nhĩ Kỳ biết, Ankara sẽ không nhận được thêm các chuyến hàng thiết bị cần thiết liên quan đến F-35 để chuẩn bị cho việc đón nhận hai chiếc chiến đấu cơ đình đám này, hai nguồn tin cho biết.
Theo các nguồn tin giấu tên, chuyến hàng thiết bị huấn luyện tiếp theo cùng tất cả các chuyến hàng sau này liên quan đến F-35 đều đã bị hủy bỏ.
Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Tayyip Erdogan đã thẳng thừng bác bỏ yêu cầu của Mỹ đòi Ankara phải rút lui khỏi kế hoạch mua các hệ thống tên lửa phòng không lừng danh S-400 của Nga. Giới chức Mỹ đã đưa ra hàng loạt lời đe dọa về các biện pháp trừng phạt và về việc không cung cấp các chiến đấu cơ F-35 cho Thổ Nhĩ Kỳ nhưng điều này không làm lay chuyển quyết định của Ankara. Chính quyền của ông Erdogan nhiều lần nhấn mạnh Thổ Nhĩ Kỳ sẽ thúc đẩy kế hoạch mua S-400 của Nga và cụ thể vào tháng Bảy này, họ sẽ đón nhận những hệ thống S-400 đầu tiên từ Nga.
Mâu thuẫn về F-35 là mới nhất trong hàng loạt tranh cãi ngoại giao giữa Mỹ và Thổ Nhĩ Kỳ gần đây. Mặc dù là đồng minh trong NATO nhưng quan hệ giữa Washington và Ankara đang xấu đi nghiêm trọng. Trong khi Mỹ bất mãn với việc Thổ Nhĩ Kỳ mua các hệ thống tên lửa S-400 của Nga thì Ankara lại bất mãn với Mỹ về một loạt vấn đề gồm việc Mỹ không cho dẫn độ giáo sĩ Hồi giáo Fethullah Gulen, bất đồng liên quan đến chính sách ở Trung Đông và cuộc chiến ở Syria cũng như những biện pháp trừng phạt nhằm vào Iran.
Một quan chức Lầu Năm Góc cho biết, Mỹ đã có một số thứ trong tay để có thể phát đi thông điệp cho Thổ Nhĩ Kỳ về việc Mỹ rất nghiêm túc trong vấn đề yêu cầu Ankara từ bỏ tham vọng sở hữu các tên lửa S-400 của Nga.
Video đang HOT
Lầu Năm Góc chưa đưa ra phản ứng gì trước các đề nghị bình luận về thông tin được tiết lộ nói trên. Giới chức Thổ Nhĩ Kỳ ở Ankara cũng chưa có phản ứng gì.
Tuy nhiên, quyết định của Mỹ về việc không bàn giao F-35 cho Thổ Nhĩ Kỳ nếu được xác nhận là chính xác thì nó sẽ khiến cho mối quan hệ giữa hai đồng minh trong NATO thêm phần xấu đi. Bước đi của Mỹ cũng sẽ làm phức tạp chuyến thăm sắp tới của Ngoại trưởng Thổ Nhĩ Kỳ Mevlut Cavusoglu đến Washington tham dự hội nghị thượng đỉnh NATO vào tuần này.
Với những gì đang diễn ra trong thời gian vừa qua, rõ ràng Lầu Năm Góc vẫn đang dồn dập gây sức ép lên Ankara để buộc nước này từ bỏ hợp đồng mua các tên lửa phòng không S-400 lừng danh của Nga.
Ankara đã cam kết mua 116 chiếc chiến đấu cơ F-35A theo chương trình phát triển tiêm kích đa quốc gia do Mỹ chủ trì. Tuy nhiên, tức giận trước việc đồng minh Ankara mua các hệ thống S-400 của Nga, giới chức Mỹ trong thời gian qua liên tục cảnh báo, đe dọa Thổ Nhĩ Kỳ về hậu quả, về sự trừng phạt nếu tiếp tục thúc đẩy hợp đồng mua S-400 của Moscow. Một trong những biện pháp trừng phạt mà Mỹ đưa ra là hủy bỏ hợp đồng bán F-35 cho Thổ Nhĩ Kỳ.
Tuy nhiên, mọi lời cảnh báo và đe dọa của Mỹ không làm Ankara dao động trong quyết tâm có được những hệ thống phòng không cực mạnh của Nga.
Hồi tháng 12 năm 2017, Moscow và Ankara đã ký một thỏa thuận 2,5 tỉ USD để mua hệ thống S-400 của Nga. Nga dự kiến cung cấp các tổ hợp S-400 cho Thổ Nhĩ Kỳ vào đầu năm 2020. Tuy nhiên, thời hạn này đã được đẩy sớm lên.
Hợp đồng mua các khẩu đội tên lửa phòng không tinh vi S-400 của Nga là thỏa thuận vũ khí ý nghĩa nhất của Ankara với một quốc gia không phải là thành viên của NATO.
S-400 Triumph là thế hệ tên lửa chiến thuật hiện đại nhất của Nga và cũng là một trong những loại tổ hợp tên lửa phòng không hiện đại nhất thế giới hiện nay. Nó là thứ vũ khí phòng không được rất nhiều nước thèm muốn. S-400 được phát triển và cải tiến từ hệ thống tên lửa phòng không S-200 và S-300. NATO gọi S-400 của Nga bằng cái tên SA-21 Growler.
S-400 có khả năng tiêu diệt mục tiêu ở độ cao từ 5m đến 27km trong phạm vi 400km. Những mục tiêu mà tên lửa S-400 có thể tiêu diệt là các thiết bị bay, tên lửa có cánh kích thước nhỏ và tên lửa hỏa tiễn có tầm hoạt động không quá 3.500km và tốc độ bay tối đa 4,8 km/s. S-400 Triumph có thể tác chiến trong mọi điều kiện địa hình, thời tiết, trong môi trường có nhiễu cường độ mạnh và chế áp điện tử cao.
Một trong những đặc tính khiến S-400 trở thành hệ thống tên lửa độc nhất vô nhị trên thế giới là nó có khả năng cùng lúc giám sát 300 mục tiêu khác nhau và bắn hạ 36 mục tiêu chỉ bằng một lần phóng.
Kiệt Linh (tổng hợp)
Theo VNMedia.vn
Dừng bàn giao F-35, Mỹ gấp rút tìm nguồn thay linh kiện Thổ Nhĩ Kỳ phụ trách
Bộ Quốc phòng Mỹ cho biết đang tìm kiếm nguồn cung mới thay thế những bộ phận của máy bay chiến đấu F-35 mà Thổ Nhĩ Kỳ phụ trách sản xuất.
Mỹ dừng mọi hoạt động chuyển giao F-35 cho Thổ Nhĩ Kỳ. Ảnh: CCO
Tuyên bố trên được đưa ra sau khi Washington thông báo dừng mọi hoạt động liên quan đến việc chuyển giao F-35 cho Thổ Nhĩ Kỳ.
"Mỹ bày tỏ quan điểm rõ ràng rằng việc tiếp nhận S-400 của Thổ Nhĩ Kỳ là không thể chấp nhận được. Chính vì vậy, Bộ Quốc phòng đã có những bước đi cần thiết để đảm bảo chương trình khôi phục chuỗi cung ứng F-35. Nguồn cung thay thế phần bộ phận Thổ Nhĩ Kỳ sản xuất đang được tiến hành tìm kiếm", người phát ngôn Lầu Năm Góc Charles Summers tuyên bố trước báo giới ngày 1/4.
Cũng trong buổi họp báo, Lầu Năm Góc cho biết Mỹ quyết định dừng mọi hoạt động chuyển giao chương trình F-35 cho Thổ Nhĩ Kỳ, vì Ankara kiên quyết mua hệ thống phòng thủ tên lửa của Nga.
"Chúng tôi rất lấy làm tiếc về tình hình hiện tại đối với đối tác Thổ Nhĩ Kỳ. Tuy nhiên, đối thoại vẫn sẽ tiếp diễn, cho đến đi từ bỏ việc tiếp nhận S-400, Mỹ sẽ dừng mọi hoạt động chuyển giao F-35. Nếu Thổ Nhĩ Kỳ kiên quyết với hợp đồng tên lửa S-400, khả năng Thổ Nhĩ Kỳ tiếp tục tham gia chương trình F-35 sẽ gặp rủi ro", người phát ngôn Summers nhấn mạnh.
Các nguồn thạo tin cho biết việc giao các lô hàng thiết bị cho huấn luyện và các lô hàng thiết bị tiếp theo liên quan đến máy bay tàng hình F-35 cho Thổ Nhĩ Kỳ đều đã bị hủy bỏ. Thổ Nhĩ Kỳ có kế hoạch mua 100 máy bay chiến đấu F-35 cùng chương trình huấn luyện phi công tại Mỹ. Nhà sản xuất F-35 Lockheed Martin cho biết giá trị các hợp đồng chế tạo các bộ phận F-35 với các công ty Thổ Nhĩ Kỳ có thể lên tới 12 tỷ USD.
Cho đến thời điểm hiện tại, Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Recep Tayyip Erdogan vẫn quyết không từ bỏ kế hoạch mua hệ thống phòng thủ của Nga, bất chấp Mỹ cho rằng hệ thống S-400 không tương thích với các hệ thống vũ khí đang nằm trong phiên chế của Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO). Tổng thống Erdogan bảo vệ thỏa thuận mua S-400 của Nga, nhấn mạnh kế hoạch này không liên quan đến an ninh của Mỹ.
Bình luận về hợp đồng S-400, Ngoại trưởng Thổ Nhĩ Kỳ Mevlut Cavusoglu khẳng định việc Ankara mua hệ thống của Nga là vì an toàn của chính nước này. Theo vị quan chức này, Ankara sẽ nhận thiết bị quân sự từ Moskva trong tháng Bảy tới.
Theo Bảo Hà/Báo Tin tức
Căng thẳng vì vũ khí của Nga, Mỹ ngừng bàn giao máy bay F-35 cho Thổ Nhĩ Kỳ Bộ Quốc phòng Mỹ ngày 1/4 thông báo đã tạm dừng tất cả các hoạt động bàn giao và các công việc chung với Thổ Nhĩ Kỳ liên quan đến chương trình mua máy bay chiến đấu F-35 sau khi Ankara khăng khăng đòi thực hiện thỏa thuận mua hệ thống tên lửa phòng không S-400 của Nga. Ảnh minh họa. Theo AFP,...