Thẳng tay trừng phạt nhiều lĩnh vực, châu Âu vẫn e dè với năng lượng hạt nhân Nga
Châu Âu đã hành động với tốc độ đáng kinh ngạc để từ bỏ dầu mỏ và khí đốt tự nhiên của Nga sau chiến dịch quân sự ở Ukraine.
Nhưng phá vỡ sự phụ thuộc lâu dài vào ngành công nghiệp hạt nhân rộng lớn của Nga là một việc phức tạp hơn nhiều.
Năm ngoái, một số nước châu Âu đã bắt đầu tính kế rời xa “siêu thị” năng lượng hạt nhân của Nga. (Nguồn: Reuters)
Nga thông qua công ty điện hạt nhân khổng lồ thuộc sở hữu nhà nước Rosatom đã thống trị chuỗi cung ứng hạt nhân toàn cầu. Đây là nhà cung cấp uranium lớn thứ ba của châu Âu vào năm 2021.
Số liệu từ Cơ quan Cung ứng Euratom của EU (ESA) cho thấy, năm 2021, Rosatom đã cung cấp 20% uranium tự nhiên cho các lò phản ứng của châu Âu. Các nước châu Âu đã trả cho Nga 210 triệu Euro để mua uranium thô.
Nỗ lực đa dạng hóa chuỗi cung ứng
Kể từ khi Nga tiến hành chiến dịch quân sự tại Ukraine vào tháng 2/2022, một số nước châu Âu đã bắt đầu tính kế rời xa “siêu thị” năng lượng hạt nhân của Nga.
Công ty năng lượng của Czech, CEZ, đã ký hợp đồng với Công ty Điện lực Westinghouse có trụ sở tại Pennsylvania (Mỹ) và công ty Framatome của Pháp để cung cấp các tổ hợp nhiên liệu cho nhà máy ở Temelin.
Phần Lan đã hủy bỏ một dự án với Rosatom để xây dựng một lò phản ứng hạt nhân và thuê Westinghouse thiết kế, cấp phép và cung cấp một loại nhiên liệu mới cho nhà máy ở Loviisa.
Video đang HOT
Ông Simon-Erik Ollus, Phó Chủ tịch điều hành của Fortum, một công ty năng lượng Phần Lan nhận định: “Mục đích là để đa dạng hóa chuỗi cung ứng”.
Bulgaria đã ký một thỏa thuận 10 năm với Westinghouse để cung cấp nhiên liệu cho các lò phản ứng hiện có của nước này. Tuần trước, quốc gia này đã xúc tiến kế hoạch cho công ty Mỹ xây dựng các đơn vị lò phản ứng hạt nhân mới.
Trong khi đó, Ba Lan sắp xây dựng nhà máy điện hạt nhân đầu tiên, với ba lò phản ứng của Westinghouse.
Slovakia và Hungary – đồng minh thân cận nhất của Nga trong Liên minh châu Âu (EU) – cũng đã tìm đến các nhà cung cấp nhiên liệu thay thế.
Ông Tarik Choho, Chủ tịch đơn vị nhiên liệu hạt nhân tại Westinghouse cho hay: “Chúng tôi thấy rất nhiều sự chuyển động thực sự. Chiến dịch quân sự tại Ukraine đã thúc đẩy châu Âu tìm kiếm các nhà cung cấp mới”.
Còn theo ông William Freebairn tại S&P Commodity Insights, xung đột Nga-Ukraine đã đánh dấu một sự thay đổi lớn trong lĩnh vực năng lượng hạt nhân.
Ông nói: “Vài ngày sau khi Nga tiến hành chiến dịch quân sự đặc biệt tại Ukraine, gần như mọi quốc gia vận hành lò phản ứng của Nga đều bắt đầu tìm kiếm nguồn cung cấp thay thế.”
Khó “quay lưng” với năng lượng hạt nhân Nga?
Tuy nhiên, việc cả thế giới quay lưng lại với ngành công nghiệp hạt nhân của Nga sẽ là một việc làm khó khăn bởi chuỗi cung ứng hạt nhân đặc biệt phức tạp. Để thiết lập chuỗi cung ứng mới sẽ tốn kém và mất nhiều năm.
Nga đóng vai trò quan trọng trong thị trường nhiên liệu hạt nhân của thế giới. Quốc gia này kiểm soát 38% quá trình chuyển đổi uranium và 46% khả năng làm giàu uranium của thế giới.
“Điều đó tương đương với tất cả Tổ chức các nước xuất khẩu dầu mỏ (OPEC) cộng lại về thị phần và sức mạnh”, ông Paul Dabbar, một thành viên tại Trung tâm Chính sách năng lượng toàn cầu tại Đại học Columbia (Mỹ) nhận định.
Báo cáo từ Viện Royal United Services, một tổ chức nghiên cứu an ninh ở London cho thấy, cũng như dầu mỏ và khí đốt tự nhiên, chi phí cung cấp nhiên liệu hạt nhân đã tăng lên trong năm qua, đưa hơn 1 tỷ USD từ xuất khẩu trong lĩnh vực này vào kho bạc của Nga.
Về phía EU, khoảng 1/4 nguồn cung cấp điện đến từ năng lượng hạt nhân. Với cuộc khủng hoảng năng lượng chưa kết thúc ở khu vực này nỗ lực giảm việc sử dụng nhiên liệu hóa thạch đang được nhắc đến nhiều hơn và vai trò của năng lượng hạt nhân sẽ ngày càng cao.
Ông Agnieszka Kazmierczak, người đứng đầu ESA cho biết, dù uranium từ Nga có thể được thay thế bằng cách tăng nhập khẩu từ nơi khác và hầu hết các nhà máy hạt nhân đều có dự trữ bổ sung ít nhất một năm nhưng các quốc gia có lò phản ứng do Nga xây dựng đều phụ thuộc vào nhiên liệu nước này sản xuất.
Hiện tại, có 18 nhà máy điện hạt nhân do Nga thiết kế ở EU và tất cả sẽ bị ảnh hưởng nếu khối 27 thành viên áp lệnh trừng phạt đối với lĩnh vực này.
Đó là lý do khối này đã vật lộn trong năm qua để không nhắm mục tiêu vào ngành công nghiệp hạt nhân của Nga, bất chấp những lời kêu gọi liên tục từ Ukraine và một số nước EU.
Australia với AUKUS và Trung Quốc: Thủ tướng Albanese khẳng định sẽ 'vẹn cả đôi đường'
Ngày 10/3, tờ Financial Review đưa tin, Thủ tướng Australia Anthony Albanese đã đáp trả những chỉ trích của Trung Quốc đối với việc Canberra mua tàu ngầm chạy bằng năng lượng hạt nhân.
Trung Quốc cáo buộc, quan hệ đối tác AUKUS phá hoại thỏa thuận không phổ biến vũ khí hạt nhân quốc tế. (Nguồn: Youtube)
Thủ tướng Australia Anthony Albanese sắp có chuyến công du Mỹ để gặp người đồng cấp Anh Rishi Sunak và Tổng thống nước chủ nhà Joe Biden để vạch ra lộ trình cung cấp tàu ngầm hạt nhân và các loại vũ khí công nghệ cao khác cho Canberra.
Truyền thông đưa tin rằng, trong chuyến thăm này, các nhà lãnh đạo của các nước thành viên Hiệp định an ninh 3 bên Anh-Australia-Mỹ (AUKUS) sẽ ký một thỏa thuận mang tính bước ngoặt, trong đó có thể có việc Canberra mua các tàu ngầm hạt nhân lớp Virginia của Mỹ.
Ngày 9/3, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Mao Ninh cáo buộc, quan hệ đối tác AUKUS phá hoại thỏa thuận không phổ biến vũ khí hạt nhân quốc tế.
Bà Mao Ninh tuyên bố: "Chúng tôi kêu gọi Mỹ, Anh và Australia từ bỏ tâm lý chiến tranh Lạnh và trò chơi có tổng bằng không, tôn trọng các nghĩa vụ quốc tế một cách thiện chí và nỗ lực hơn nữa vì hòa bình và ổn định khu vực".
Theo Financial Review, ông Albanese đã lập luận rằng, nước này có thể tăng cường sức mạnh quân sự trong khi cải thiện quan hệ với Bắc Kinh và việc Canberra đầu tư vào một hạm đội vũ khí hải quân mới nhất đồng thời xây dựng mối quan hệ với các quốc gia khác ở Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương không có gì mâu thuẫn.
Trả lời phóng viên báo chí trong chuyến thăm Ấn Độ, ông Albanese nêu rõ: "Đó là một lập trường nhất quán, chúng tôi cần đảm bảo rằng Australia sở hữu những trang thiết bị quốc phòng tốt nhất có thể... Đồng thời Australia cần xây dựng các mối quan hệ và đang làm điều đó trên khắp Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương".
Theo nhà lãnh đạo, Australia "đã cải thiện mối quan hệ với Trung Quốc trong thời gian gần đây".
Trong một tin khác liên quan quan hệ với Trung Quốc, cùng ngày, các nguồn thạo tin cho hay, lần đầu tiên sau 4 năm, Thủ hiến bang Tây Australia Mark McGowan có thể thăm Bắc Kinh vào giữa tháng Tư.
Theo kế hoạch, ông Mark McGowan, 55 tuổi, sẽ đến Bắc Kinh và Quảng Châu trong chuyến thăm Trung Quốc kéo dài khoảng một tuần.
Hiện chưa có thông tin về những nhân vật ông McGowan sẽ gặp ở Bắc Kinh. Tại Quảng Châu, Thủ hiến bang Tây Australia sẽ thảo luận về phát triển du lịch với các quan chức và đại diện doanh nghiệp, bao gồm cả đường bay thẳng giữa thành phố Perth của Tây Australia và Quảng Châu".
Văn phòng của Thủ hiến bang McGowan không đưa ra bình luận về thông tin chuyến đi. Trước đó vào tháng 11/2022, ông McGowa đã cam kết tăng cường mối quan hệ với Trung Quốc và nói rằng, Tây Australia sẽ tiếp tục là một địa điểm đầu tư quan trọng đối với Bắc Kinh.
Australia dự kiến mua nhiều tàu ngầm hạt nhân của Mỹ Australia có kế hoạch mua 5 tàu ngầm lớp Virginia chạy bằng năng lượng hạt nhân từ Mỹ, như một phần của thỏa thuận mang tính bước ngoặt về an ninh tại khu vực Thái Bình Dương với Mỹ và Anh, theo các quan chức Mỹ. Ảnh minh họa Getty Images. Trong khuôn khổ thỏa thuận an ninh AUKUS, giữa các nước Australia,...