Tháng nào mẹ chồng cũng đòi 30 triệu chi tiêu, dọn ra riêng bà vẫn hỏi, 3 năm sau tôi mới biết nguyên do
Lúc đó tôi có chút giận. Trong lòng nghĩ 10 triệu đã nhiều rồi, bố mẹ chồng còn đòi hỏi đến vậy.
Chưa kể bà còn nhắc tới việc từng cho chúng tôi vay tiền nữa chứ.
Trước đây, tôi luôn cảm thấy mình là người may mắn khi có được thành công quá sớm. Hồi vợ chồng tôi còn trong giai đoạn tìm hiểu, chúng tôi có góp vốn để mở công ty. Giai đoạn đầu khá vất vả, nhưng dần dần, công ty đi vào hoạt động tốt nên doanh thu và lợi nhuận cũng cao đáng kể.
Sau khi có sự nghiệp ổn định, chúng tôi đi đến hôn nhân. Chồng là con trai một nên cưới xong, hai đứa vẫn sống chung với bố mẹ chồng. Vì không giỏi nội trợ nên ngay từ đầu, tôi đã nói rõ với mẹ chồng rằng mình sẽ đưa tiền, còn bà thì lo việc cơm nước trong nhà.
Thời gian đầu, tôi dự tính sẽ gửi bố mẹ chồng 10 triệu. Nói thật thì con số đó là nhiều, vì buổi trưa chúng tôi có ăn cơm ở nhà đâu, còn buổi tối cũng chẳng đáng bao nhiêu. Tôi biết, số tiền mình đưa như vậy là thừa. Vậy mà mới được một tháng, mẹ chồng đã gọi riêng tôi vào phòng rồi nửa đùa nửa thật nói:
“Mẹ biết là yêu cầu này hơi quá đáng với các con, nhưng mẹ muốn các con đưa bố mẹ 30 triệu mỗi tháng. Lúc trước hai đứa khởi nghiệp, bố mẹ đã hạ sổ để vay ngân hàng. Bây giờ có thành tựu rồi thì ông bà cũng phải có phần chứ. Như là bố mẹ góp cổ phần vào công ty các con ấy”.
Ở chung một nhà nên nếu tôi không chấp nhận thì khó nhìn mặt nhau lắm. (Ảnh minh họa)
Lúc đó tôi có chút giận. Trong lòng nghĩ 10 triệu đã nhiều rồi, bố mẹ chồng còn đòi hỏi đến vậy. Chưa kể bà còn nhắc tới việc từng cho chúng tôi vay tiền nữa chứ. Người ta nuôi con không kể công, còn mẹ chồng tôi lại chủ động nhắc như vậy.
Video đang HOT
Thế nhưng sau khi tính toán kỹ, tôi vẫn đồng ý với yêu cầu này của mẹ chồng. Ở chung một nhà nên nếu tôi không chấp nhận thì khó nhìn mặt nhau lắm. Hơn nữa, 30 triệu so với thu nhập hồi đó của chúng tôi cũng không đáng kể. Chồng cũng động viên, xem như đó là khoản tiền phụng dưỡng bố mẹ lúc về già.
Ở chung với bố mẹ chồng 1 năm thì chúng tôi quyết định mua nhà và ra ngoài sống. Thật ra cũng chẳng có va chạm gì cả, chỉ là chồng tôi muốn mua nhà gần công ty, đi lại cho tiện. Còn tôi thì sinh em bé nên cũng muốn có không gian riêng để nuôi dạy con cái.
Tưởng chừng sau khi ra ngoài ở riêng, vợ chồng sẽ không phải đóng tiền cho mẹ chồng nữa. Vậy mà tháng nào cũng vậy, cứ đến ngày chúng tôi trả lương nhân viên thì mẹ chồng sẽ nhắn tin hỏi. Vì ngại nên tôi vẫn đưa ngần ấy tiền, có điều trong thâm tâm tôi vẫn luôn không phục.
Cách đây hơn 1 năm, hai vợ chồng gặp phải vấn đề trong kinh doanh. Chúng tôi buộc phải bán nhà để trả nợ cho khách hàng và nhân viên. Hết tiền, vợ chồng tôi quay về với bố mẹ chồng. Trước đó, tôi cũng rất lo sợ. Mẹ chồng tôi vốn là người sống vật chất như vậy. Bây giờ bọn tôi sa cơ, tiền đưa hàng tháng chưa biết bao nhiêu cho đủ. Sợ đưa ít, liệu bà có để chúng tôi được sống yên ổn không?
Hôm vừa rồi, mẹ chồng có đưa cho tôi một cuốn sổ tiết kiệm. (Ảnh minh họa)
Có điều, khi tôi chưa kịp bàn bạc và thống nhất tiền sinh hoạt thì những nỗi lo ấy của tôi đều được giải tỏa. Hôm vừa rồi, mẹ chồng có đưa cho tôi một cuốn sổ tiết kiệm. Bà nói:
“Suốt mấy năm qua mẹ vẫn luôn tiết kiệm vào đây. Tính mẹ lo xa, sợ các con có ngày cần đến tiền nên đã tiết kiệm cho hai đứa. Không ngờ có ngày phải dùng đến thật. Trong này là 1 tỷ tròn, con cầm lấy mà lo việc. Bố mẹ có lương hưu rồi”.
Nghe mẹ chồng nói vậy, tôi thấy cảm động vô cùng. Thì ra bao lâu nay, mẹ chồng vẫn không đụng vào tiền mà tôi đưa hàng tháng. Cầm số tiền ấy trên tay, tôi dặn lòng sẽ sử dụng thật tốt để có thể sớm báo hiếu bố mẹ.
Tôi bị giục lấy chồng, một tiêu chuẩn của bố mẹ khiến ai cũng "bỏ chạy"
Tiêu chuẩn của bố mẹ đưa ra khiến nhiều chàng trai không chấp nhận được. Vì vậy, việc hẹn hò, yêu đương của tôi thường sớm kết thúc.
Năm nay, tôi bước sang tuổi 30. Trong khi bạn bè đã chồng con đề huề, bản thân vẫn giường đơn gối chiếc.
Nguyên nhân một phần do suốt thời gian dài, tôi không chịu nghĩ đến chuyện cưới xin, thích sống độc thân.
Càng đến gần tuổi 30, tôi mới nhận ra sự cần thiết của việc lập gia đình. Bạn bè thân đến mấy rồi cũng phải lo cho tổ ấm của họ, bố mẹ già đi và không thể sống mãi với mình được.
Tôi đối diện với áp lực cưới chồng nhưng không ai chịu chấp nhận đòi hỏi của bố mẹ (Ảnh minh họa: Ett).
Tôi là con gái một, sau này tài sản được thừa kế tất cả. Nhưng nếu sống một mình trong căn nhà sang trọng như cung điện, tôi cũng không hề sung sướng.
Mặc dù mong mỏi con gái cưới chồng, bố mẹ tôi tỏ ra khắt khe khi chọn rể. Bố mẹ đã gây dựng cơ nghiệp từ hai bàn tay trắng nên muốn chọn chàng rể có học thức, gia đình môn đăng hộ đối, đủ tin tưởng để tôi dựa dẫm cả đời.
Điều bố mẹ lo lắng nhất là gặp phải chàng rể không yêu con gái thật lòng, ham vật chất. Sau này, nếu bàn giao lại cơ nghiệp và tài sản, bố mẹ nhắm mắt cũng không yên lòng.
Thế nhưng, đó chưa phải là tất cả. Yêu cầu lớn nhất mà bố mẹ đặt ra là chồng tôi phải ở rể để chăm sóc ông bà lúc ốm yếu của tuổi già. Điều đó cũng dễ hiểu vì bố mẹ tôi không có con trai.
Biết nguyện vọng của bố mẹ là chính đáng, nhưng chỉ vì yêu cầu có phần oái oăm này mà không ít lần hẹn hò của tôi sớm đi đến hồi kết. Những chàng trai "vừa mắt" tôi đều lắc đầu khi biết yêu cầu ở rể.
Đa số họ cho rằng, không có nhà sẽ chấp nhận ở thuê chứ không ở rể, cùng lắm ở nhà mà bố mẹ vợ mua chứ không sống chung một nhà. Ai cũng sợ cảnh bị dị nghị, khinh thường vì thực tế những câu chuyện như vậy không hiếm gặp.
Trong khi đó, một vài anh chàng chấp nhận ở rể thì tôi không thấy ở họ niềm tin về tương lai. Dường như những anh chàng này chỉ nhăm nhe khối tài sản của gia đình hơn là có chí tiến thủ.
Khó là vậy nhưng bố mẹ nói suốt ngày về chuyện cưới chồng làm tôi thêm áp lực. Dường như bố mẹ không chịu hiểu là bản thân tôi cảm thấy bắt đầu một mối quan hệ với vô số yêu cầu khắt khe không hề dễ dàng.
Tôi nhiều lần nói chuyện với bố mẹ nhưng cả hai không muốn thay đổi quan điểm này. Bố mẹ bảo, làm như vậy vì muốn con gái không phải khổ sở với cảnh làm dâu. Con rể sống cùng có thể làm hộ vợ nhiều việc trong nhà vì thường nể nang bên ngoại.
Bố mẹ tôi còn cho rằng, tìm con trai chịu ở rể không khó vì ai chẳng thích tiền. Đó là các cụ nghĩ. Thực tế, ai cũng muốn tự lực cánh sinh, khẳng định bản thân, đâu phải dựa dẫm mới là sung sướng.
Nếu có được chàng trai chịu ở rể, đúng là tôi nhàn nhã hơn, không chịu cảnh mâu thuẫn mẹ chồng - nàng dâu. Tuy nhiên, chỉ vì đòi hỏi này mà đến nay, tôi chưa thể gặp ai phù hợp.
Bạn bè khuyên tôi nên tự quyết định tình yêu của mình, đừng chỉ chiều theo bố mẹ. Nhưng tôi đã quen dựa dẫm, không muốn bố mẹ buồn nên sẽ không tự ý cưới người không được bố mẹ ủng hộ.
Áp lực kết hôn tăng lên, đợi thêm vài năm nữa cơ hội lựa chọn càng ít. Nhìn vào tiêu chuẩn của bố mẹ đặt ra, tôi thấy ngày kết hôn sao quá xa vời.
Được chồng bao cả nhà hàng 5 sao để hâm nóng tình cảm, tôi nhất quyết ly hôn khi biết sự thật Quả thực cuộc sống hôn nhân những ngày đầu không có tài chính với tôi khó khăn, áp lực vô cùng. Để chồng có thể tập trung phát triển sự nghiệp, tôi phải gác chuyện sinh con, một mình gánh vác hết các việc. Ngày chọn lấy Khang, tôi gặp phải sự phản đối gay gắt của gia đình. Bố mẹ muốn tôi...