“Tháng nào doanh nghiệp vận tải cũng phải tiếp đoàn kiểm tra”
Chủ tịch Hiệp hội vận tải cho biết, tháng nào cũng phải tiếp các đoàn kiểm tra khiến các doanh nghiệp vận tải hết sức căng thẳng.
Bức xúc về việc có quá nhiều các cuộc thanh, kiểm tra đối với các doanh nghiệp vận tải trong thời gian qua, tại Hội nghị giao ban quý I của Bộ GTVT, Chủ tịch Hiệp hội vận tải ô tô Việt Nam – ông Nguyễn Văn Thanh cho rằng, theo quy định hiện hành, giá cước vận tải ô tô không do nhà nước quy định mà để cho thị trường điều chỉnh. Các đơn vị vận tải ô tô chỉ thực hiện kê khai giá cước theo quy định liên Bộ Tài chính – Giao thông cùng với các Sở GTVT và công bố công khai đối với khách hàng.
Hiệp hội vận tải cho rằng có quá nhiều cuộc thanh, kiểm tra đối với các doanh nghiệp vận tải. (Ảnh minh họa: KT)
Tuy nhiên, theo phản ánh của các hội viên thuộc Hiệp hội vận tải ô tô Việt Nam, hiện nay có quá nhiều những cuộc thanh, kiểm tra đối với các doanh nghiệp vận tải. Trong 1 năm, tháng nào cũng có các đoàn kiểm tra doanh nghiệp đến từ Bộ, Cục cho đến các sở đã khiến các doanh nghiệp vận tải rất căng thẳng. Cá biệt có những tháng ngày nào doanh nghiệp vận tải cũng phải đón tiếp các đoàn kiểm tra.
Do đó, Chủ tịch Nguyễn Văn Thanh đề nghị các cơ quan quản lý nhà nước không can thiệp quá sâu vào công việc nội bộ của doanh nghiệp, không kiểm tra liên tục về giá cước của các doanh nghiệp vận tải trong thời gian qua.
“Việc kê khai giá cước qua Sở Tài chính rất phiền hà, doanh nghiệp phải đi lại nhiều lần vẫn bị yêu cầu phải diễn giải. Đề nghị cơ quan nhà nước không gắn việc kê khai giá cước để cản trợ sự kinh doanh bình thường của doanh nghiệp vận tải. Có Sở GTVT yêu cầu kê khai, yêu cầu giảm giá cước nếu không sẽ không cấp phù hiệu cho xe của doanh nghiệp hoạt động. Tình trạng thanh kiểm tra vẫn đang diễn ra thường xuyên”, ông Thanh bức xúc cho biết.
Video đang HOT
Chủ tịch Hiệp hội vận tải ô tô Việt Nam cũng thừa nhận và đánh giá cao sự đột phá trong phát triển hạ tầng giao thông, nâng cấp các tuyến quốc lộ. Việc kêu gọi các nhà đầu tư tham gia xã hội hóa đã nâng cấp hàng nghìn km đường quốc lộ, đặc biệt là Quốc lộ 1 và Quốc lộ 14.
Tuy nhiên, ông Thanh đề xuất nhà nước cần xem xét lại mức phí cũng như lộ trình tăng phí đường bộ vì hiện nay ở một số tuyến đường BOT, mức phí đường bộ đang tăng cao hơn chi phí nguyên liệu gây xáo trộn trong giá cước vận tải.
“Nhà nước cũng cần xem xét lại các cự ly của các trạm BOT, nên gom các trạm thu phí để cố gắng tiếp cận với quy định 70Km/trạm bởi hiện nay có tuyến Hà Nội – Thái Bình với 100km nhưng có 4 trạm thu phí là quá gần và quá ngắn”, ông Thanh nói.
Ngoài ra, Chủ tịch Hiệp hội vận tải Việt Nam cũng kiến nghị Nhà nước cần buộc các nhà đầu tư BOT phải áp dụng tiến bộ khoa học kĩ thuật, lắp đặt các trạm thu phí không dừng để giảm thời gian chờ đợi, tăng tốc độ lưu thông, gảm chi phí vận tải vì xe phải dừng lại để thu phí và đảm bảo công khai minh bạch trong thu phí. Triển khai xử lý dứt điểm tình trạng xe quá tải quá khổ đang có dấu hiệu tái phát.
Cho rằng việc sửa đổi, bổ sung Nghị định 56 theo hướng tạo thuận lợi cho các xe vào tuyến cố định là hết sức cần thiết, ông Thanh cho biết, hiện nay việc xe ra, vào tuyến cố định quá phức tạp, đó cũng chính là nguyên nhân dẫn đến việc xuất hiện nhiều xe dù, bến cóc.
Bên cạnh đó, công tác quản lý xe xe hợp đồng, xe du lịch cần phải được đẩy mạnh hơn nữa trong thời gian tới. Việc quản lý xe taxi Uber cũng cần phải được rà soát tạo được sự bình đẳng với taxi truyền thống.
Đặc biệt trên tuyến vận tải Hà Nội – Hải Phòng, Chủ tịch Chủ tịch Hiệp hội vận tải ô tô Việt Nam đề xuất các lực lượng chức năng cần xử lý ngay hiện tượng bảo kê, đầu gấu gây mất trật tự an toàn giao thông, ảnh hưởng đến tâm lý hành khách và hoạt động bình thường của các doanh nghiệp vận tải.
Theo_VOV
Chủ tịch Hiệp hội Vận tải: Không kiến nghị dừng Uber, Grab
Ông Bùi Danh Liên - Chủ tịch Hiệp hội Vận tải Hà Nội khẳng định không đề nghị dừng hoạt động của Uber, Grab mà chỉ kiến nghị nếu họ vi phạm thì xử phạt theo quy định pháp luật.
Thưa ông, hiện nhiều doanh nghiệp taxi đã sử dụng những ứng dụng công nghệ khác Uber, Grab. Ông đánh giá thế nào về việc này?
Hiện có rất nhiều các phần mềm khác nhau. Mỗi doanh nghiệp lại lựa chọn cách thức kết nối với khách hàng khác nhau để có được giá thành rẻ nhất, phù hợp với điều chỉnh của Luật Giao thông đường bộ. Trong TPHCM, tôi không nắm được nhưng theo tôi, Uber ở Hà Nội là thất bại. Nhiều tài xế đã dừng tham gia. Còn Grab cho đến tháng này, lực lượng tài xế tham gia bắt đầu chậm lại rồi. Người dân và doanh nghiệp cũng bắt đầu nhìn ra những khiếm khuyết.
Ông Bùi Danh Liên, Chủ tịch Hiệp hội Vận tải Hà Nội
Hiệp hội Vận tải Hà Nội cho rằng Uber, Grab gây ra nhiều hệ lụy. Vậy Hiệp hội có kiến nghị với các cơ quan chức năng dừng hoạt động của loại hình dịch vụ này không?
Chúng tôi không đề nghị dừng mà nếu họ vi phạm thì xử phạt theo quy định của pháp luật. Đó là những xe thực hiện không đúng điều kiện về kinh doanh vận tải của Bộ GTVT. Cũng chính vì hoạt động trái pháp luật nên như ở TPHCM, Thanh tra GTVT đã xử phạt 110 xe Uber vi phạm.
Đó là loại taxi trá hình nên phải xử lý. Chúng tôi không có ấn tượng gì riêng đối với loại hình dịch vụ này. Nếu loại hình này khắc phục được những nhược điểm thì sẽ có lợi cho người tiêu dùng. Nói gì thì nói, chúng ta cũng phải hoan nghênh các doanh nghiệp nước ngoài đầu tư công nghệ vào hoạt động sản xuất kinh doanh của Việt Nam, trong đó có vận tải.
Hiện có ý kiến cho rằng, GrabTaxi đã đề xuất triển khai thí điểm ứng dụng khoa học công nghệ hỗ trợ kết nối hoạt động vận tải hành khách theo hợp đồng. Như vậy là phù hợp với quy định pháp luật, ý kiến của ông như thế nào về vấn đề này?
Đúng là GrabTaxi mới đưa ra đề nghị này. Nhưng trước đó, họ hoạt động trái pháp luật. Họ đã khắc phục và đề nghị Bộ GTVT cho thực hiện theo đề án thí điểm ứng dụng công nghệ thông tin. Nhưng chúng tôi phát hiện, kể cả trong dự thảo đề án của Bộ GTVT cũng có những khoảng trống về mặt pháp luật. Chúng tôi cho rằng đề án đó chưa hoàn thiện và hệ lụy của nó là rất lớn nếu như anh cho phát triển một cách bừa bãi như thế.
Vậy tại sao khi tổ chức bàn về hệ lụy của hai loại hình trên, Hiệp hội Vận tải Hà Nội không mời đại diện của Uber, Grab đến dự, thưa ông?
Chúng tôi không mời vì đây là hội thảo nội bộ của các doanh nghiệp taxi và có mời các cơ quan Nhà nước đến nghe. Đây không phải là đối thoại giữa các doanh nghiệp, còn làm việc riêng thì chúng tôi đã làm rồi. Chúng tôi cũng đã có chủ trương hợp tác với GrabTaxi. Đã có những hãng ký thỏa thuận hợp tác nhưng rồi giải tán vì không phù hợp. Hiện vẫn còn những hãng hợp tác như Taxi Vạn Xuân. Nói chung, đây vẫn là vấn đề rất phức tạp.
Chân thành cảm ơn ông!
Ngày 21.10, Hiệp hội Vận tải Hà Nội có văn bản đề nghị các cơ quan chức năng tạm dừng hoạt động của phương tiện không phù hiệu, không tem mào của Uber Taxi và GrabTaxi tại Việt Nam trong khi chờ ban hành các văn bản pháp luật quy định. Ngày 2.11, Bộ GTVT có văn bản trả lời kiến nghị của Hiệp hội Vận tải Hà Nội. Theo đó, Bộ GTVT đồng thuận với kiến nghị tạm dừng hoạt động của phương tiện không chấp hành các quy định về kinh doanh và điều kiện kinh doanh theo quy định. Bộ GTVT đã có công văn gửi các Sở GTVT yêu cầu chỉ đạo Thanh tra Sở tăng cường thanh tra, kiểm tra, xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm trong thực hiện quy định về kinh doanh, điều kiện kinh doanh và trật tự an toàn giao thông đối với hoạt động kinh doanh vận tải.
Theo_Dân việt
Kiến nghị tạm dừng hoạt động của taxi Uber, Grab tại Việt Nam Hiệp hội Vận tải Hà Nội vừa kiến nghị Chính phủ, Bộ Giao thông vận tải (GTVT) và các đơn vị chức năng tạm dừng hoạt động phương tiện taxi không phù hiệu, tem mào của Uber và Grab, nhằm đảm bảo cạnh tranh lành mạnh, công bằng với taxi truyền thống. Theo ông Nguyễn Anh Quân - Phó Chủ tịch Hiệp hội...