Tháng nào chồng tôi cũng đưa hết lương cho mẹ, chỉ giữ lại 500 nghìn, rồi cứ hết mẹ lại đưa
Tôi chưa từng thấy ai như chồng tôi, 27, 28 tuổi đầu, có vợ rồi mà cái gì cũng mẹ.
Tôi được gần 1 năm, hiện đang có bầu 6 tháng. Tôi kém chồng 4 tuổi, vừa tốt nghiệp đại học xong thì cưới, sau đó không lâu thì có bầu, nhà chồng ai cũng bảo thôi cứ ở nhà đẻ xong, con chừng 1 tuổi thì hãy đi làm.
Thời gian đầu tôi cũng thoải mái, nhưng càng về sau càng bức bí. Đúng là sai lầm vô cùng khi không đi làm mà ở nhà chồng nuôi, bởi chi tiêu bất cứ thứ gì tôi cũng phải ngửa tay xin tiền chồng.
Chồng tôi tháng làm được hơn chục triệu, nhưng phải cái anh nghe lời mẹ quá, cái gì cũng mẹ anh bảo thế nọ, thế kia. Tôi rất chán, nhưng nghĩ phận mình ăn bám không nói được nên thôi.
Video đang HOT
Mà chẳng có người nào như chồng tôi, gần 30 tuổi đầu, có vợ, có con đến nơi rồi nhưng vẫn phụ thuộc mẹ. Làm bất cứ chuyện gì cũng phải hỏi mẹ. Mà nhất là tiền nong, anh không đưa tiền cho tôi mà đưa hết cho mẹ, tháng đưa tôi 1 triệu tiêu vặt, còn lại đưa cho mẹ cầm, mỗi lần anh chỉ giữ 500 ngàn, hết lại bảo mẹ đưa thêm, cứ như học sinh cấp 3 vậy. Anh bảo mẹ giữ hộ cho chắc, để anh tiêu hết, còn mẹ anh thì chỉ cần tháng nào anh đưa muộn đã hỏi rồi.
Tôi cảm thấy chán lắm, chồng nhiều tuổi mà mà trưởng thành gì, nghĩ gì cũng đơn giản. Anh cứ luôn nghĩ tôi sung sướng lắm mà chẳng bao giờ chịu hiểu cho nỗi khổ trong lòng tôi. Có mẹ nào đồng hoàn cảnh, chia sẻ với tôi được không.
Theo Khỏe & Đẹp
Tôi muốn 'độn thổ' khi nghe chồng đòi nợ mẹ vợ: 'Mẹ còn nợ con 170 nghìn'
Vừa rồi cả nhà tôi thu xếp về ngoại chơi một tuần vì tết nay sẽ ăn tết nội. Trong mấy ngày ở nhà, cái vòi tắm hoa sen nhà ngoại bị hỏng. Mẹ tôi có đưa cho chồng tôi 500 nghìn, nhờ anh đi mua vòi mới...
Từ khi yêu nhau, tôi đã biết chồng tôi là người rõ ràng, sòng phẳng trong mọi chuyện, đặc biệt là chuyện tiền nong. Không chỉ riêng anh mà cả gia đình chồng tôi đều như vậy.
Nếu họ nói vay, thì 5 nghìn, 10 nghìn cũng trả, dù đó là mẹ chồng hay em chồng. Lúc mới về làm dâu tôi cảm thấy không cần thiết phải như vậy với anh em con cháu trong nhà. Lâu dần rồi cũng hiểu đó là lối sống của nhà chồng, không thắc mắc hay ái ngại gì nữa.
So với nhà chồng, nhà tôi lại hoàn toàn khác. Ví dụ cha mẹ nhờ con cái mua cái gì, hay con cái nhờ cha mẹ mua cái gì, nhiều thì sẽ đưa tiền, ít thì đôi khi không bận tâm. Anh chị em trong nhà cũng vậy, mua giúp cái gì vài chục, một trăm nghìn, có trả cũng xua tay không lấy. Chính vì sự khác biệt này mà chồng tôi đã làm tôi một phen xấu hổ không biết cất mặt vào đâu.
Chuyện là đợt vừa rồi cả nhà tôi thu xếp về ngoại chơi một tuần vì tết nay sẽ ăn tết nội. Trong mấy ngày ở nhà, cái vòi tắm hoa sen nhà ngoại bị hỏng. Mẹ tôi có đưa cho chồng tôi 500 nghìn, nhờ anh đi mua vòi mới và một số đồ để thay.
Hôm đó, trong bữa ăn cơm, trước đông đủ bố mẹ vợ và vợ chồng em gái, chồng tôi nói: "Lúc nãy mẹ đưa con 500, con mua đồ hết 670, còn thiếu 170 nghìn mẹ nhé". Mẹ tôi nghe thế liền nói: "Ăn xong mẹ sẽ đưa". Sau bữa ăn, mẹ đưa tiền chồng tôi liền cầm lấy.
Tôi thật sự rất xấu hổ trước những lời nói và hành động của chồng. Tôi kéo anh ra sau nhà, không giấu nổi thất vọng: "Anh làm sao thế. Anh có thể thay bộ vòi hoa sen cho ông bà mà không lấy tiền. Đằng này chỉ thiếu 170 nghìn thôi anh cũng nhắc mẹ trả. Anh có phải là con rể của ông bà không đấy?".
Chồng tôi tỏ vẻ ngạc nhiên trước thái độ của tôi: "Mẹ nhờ anh mua giúp chứ có nói anh mua cho ông bà đâu. 170 nghìn chẳng đáng là bao, nhưng nếu anh không lấy, chẳng phải ông bà nghĩ mình nợ tiền con rể không trả à? Anh có thể cho ông bà một lúc mấy triệu. Nhưng cho ra cho, mượn ra mượn chứ".
Dù anh có nói gì thì việc anh làm cũng khiến tôi rất xấu hổ. Số tiền thiếu đó anh có thể không nói ra. Rõ ràng là anh ấy hoàn toàn không nên sòng phẳng đến mức ấy, đặc biệt là với bố mẹ vợ. Nhưng nói thế nào anh ấy cũng bảo thủ quan điểm của mình.
Tôi thật sự cảm thấy rất buồn, không biết làm thế nào để anh ấy thay đổi cách nghĩ của mình. Lối suy nghĩ của anh ấy có thể sẽ làm mất tình cảm của gia đình tôi dành cho anh ấy hay không?
Theo Dân trí
Cái Tết đầu tiên của tôi ở nhà chồng với tư cách là dâu trưởng đã trôi qua 'bá đạo' thế này đây Sắp tới là cái Tết thứ 2 ở nhà chồng, nghĩ lại cái Tết đầu tiên, tôi đã gồng mình lên danh sách các thứ cần mua, chuyện quà cáp, chuyện sắm sửa mâm cỗ Tết, chuyện chuẩn bị mâm mũ quả, chuyện nấu nướng ra sao. Nhanh thật, mới đó mà đã lại đến Tết rồi. Năm ngoái là năm đầu tiên...