Tháng Năm về làng Sen quê Bác
Cảnh vật ở làng Kim Liên (Nam Đàn, Nghệ An) đã vẽ nên bức tranh quê và không gian văn hóa – lịch sử đặc sắc, đầy cuốn hút níu chân du khách mỗi lần về thăm quê Bác.
Thơm ngát hương sen
Bước vào tháng 5, khi lễ kỷ niệm 125 năm ngày sinh của Chủ tịch Hồ Chí Minh đang đến gần, Kim Liên lại tấp nập du khách thập phương. Cảnh vật nơi đây từ đầu làng cho đến cuối ngõ đều đổi thay. Ông Nguyễn Bá Hòe – Giám đốc Khu di tích Kim Liên – vui mừng, cho biết: “Tất cả mọi thứ, từ hàng cây quê Bác, ao sen dọc con đường làng đến khu di tích đều đã tinh tươm để chào đón du khách”.
Giữa cái nắng oi bức của trưa tháng 5, con đường dẫn đến Kim Liên rợp bóng bởi những hàng cây xà cừ cổ thụ. Từ những 60 của thế kỷ trước, hàng trăm cây xà cừ đã được cán bộ và nhân dân trồng theo lời kêu gọi của Bác. Dãy xà cừ được trồng dọc theo tỉnh lộ 540 có chiều dài khoảng 5 km từ Quốc lộ 46 vào làng Sen (Kim Liên), đến nay đã hơn 50 năm tuổi, nhiều thân cây có đường kính lớn, hai người ôm không xuể. Trải qua dâu bể thời gian, nhờ ý thức của người dân, hàng cây xà cừ vẫn còn đó, trở thành một báu vật của quê hương Bác.
Cũng thật trùng hợp, vào mùa này, dọc trên con đường rợp bóng mát của xà cừ xanh mướt, là những cánh đồng lúa chuẩn bị vào vụ thu hoạch vàng óng ả. Tiếp đến, hình ảnh gây ấn tượng mạnh nhất là những đầm sen đang nở rộ, khoe sắc nối dài từ quê ngoại sang quê nội của Bác Hồ. Để có được những hồ sen tuyệt đẹp này, chính quyền và người dân ở đây đã chung tay, góp sức trồng từ năm 1995.
“Trồng sen tưởng dễ nhưng rất khó, chỉ cần một chút sơ suất cả cả ao sen sẽ lụi tàn. Vì vậy người trông sen phải hết sức cẩn thận, khi sen đã ra hoa thì cũng không hái để cho đẹp. Chỉ khi nào hoa sen tàn kết thành hạt thì mới hái”, anh Hoàng Thế Lực – cán bộ văn hóa xã – cho hay.
Kim Liên hiện có 6 ao sen, tổng diện tích khoảng 1,3 ha, do người dân tự giác trông coi không nhận thù lao. Những bông hoa nở vào dịp sinh nhật Bác, ứng với tên xã “sen vàng” (Kim Liên) và Làng Sen, vừa là biểu tượng của cốt cách, phẩm chất dân tộc: “Nhị vàng bông trắng lá xanh. Gần bùn mà chẳng hôi tanh mùi bùn”. Theo quy hoạch, sắp tới diện tích trồng sen của Kim Liên sẽ lên tới hơn 28 ha.
Sống dậy hồn quê
Bảo tồn, phục dựng không gian văn hóa Làng Sen đậm chất xứ Nghệ luôn là mong mỏi của những người yêu quê Bác. Phải mất một thời gian dài với sự tìm hiểu công phu, Ban quản lý (BQL) dự án bảo tồn, tôn tạo Khu di tích lịch sử văn hóa Kim Liên gắn với phát triển du lịch – đã phục dựng thêm 3 ngôi nhà láng giềng của gia đình Bác tại làng Sen. Đó là nhà các gia đình cụ Nguyễn Danh Khai, Vương Hoàng Mỹ và Hoàng Xuân Tiệng.
Video đang HOT
Các ngôi nhà được thiết kế cột kèo bằng gỗ kiểu tứ trụ, rui mè bằng tre, mái lợp lá mía, bao quanh nhà bằng phên nứa, vách gỗ hoặc đất. Các vật dụng như bàn ghế, giường, bàn thờ… đều là của thời xưa. Các dụng cụ hiện nay đã trở thành đồ cổ, gợi nhắc lối sống gian khó, cần kiệm của cư dân xứ Nghệ xưa: Cối giã gạo, dụng cụ kéo mật mía, khung cửi, cơi trầu, nậm rượu, lò rèn, cày, bừa, các vật dụng đánh cá… Ngoài ra, sân vườn cũng được trồng các loại cây gần gũi với đời sống người dân xưa như cây cau, chuối, khoai lang, dâu, khế, bưởi, ổi, trầu….
Ông Nguyễn Thanh Trà – Phó BQL dự án – cho biết: “Sau khi lấy ý kiến của các cụ cao niên trong làng, các chuyên gia và được các cấp thẩm quyền phê duyệt, chúng tôi đã thi công 3 ngôi nhà này với mục đích tái hiện hoàn cảnh sống của các gia đình láng giềng gắn bó với gia đình Bác vào những năm cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX, góp phần giúp du khách cảm nhận được không gian của làng quê xứ Nghệ xưa”.
Lần đầu tiên đến thăm quê Bác vào năm 2010, chị Nguyễn Thị Huệ – khách du lịch đến từ Quảng Trị – thắc mắc với nữ thuyết minh ở khu di tích Kim Liên là đã từng nghe đến cái lò rèn ở gần nhà mà thuở nhỏ Bác thường sang chơi.
Trở lại Kim Liên lần này, chị Huệ bất ngờ và vui sướng khi hay tin lò rèn Cố Điền gắn với tuổi thơ của Bác ở nhà hàng xóm đã được phục dựng, cạnh đường vào nhà quê nội còn có giếng Cốc nước bốn mùa xanh trong.
“Về quê Bác, tôi không chỉ biết đến cuộc sống thanh bần của Bác cùng gia đình, mà còn được cảm nhận bức tranh của một làng quê yên bình, đậm chất làng quê Việt” – chị Huệ xúc động.
Không chỉ riêng Kim Liên, mà cả vùng đất Nam Đàn là địa linh nhân kiệt với nhiều di tích, danh thắng lưu giữ những kí ức về những danh nhân kiệt xuất: Đình Hoành Sơn, bến Sa Nam, mộ và đền thờ vua Mai Hắc Đế, nhà lưu niệm Phan Bội Châu, núi Động Tranh nơi an táng thân mẫu Bác Hồ, núi Chung, chùa Đại Tuệ…
Theo Zing
Triệu tấm lòng hướng về Làng Sen quê Bác
Dù giàu nghèo, dù khác họ tộc nhưng ngày 21/7 âm lịch hàng năm, người dân xã Kim Liên (Nam Đàn, Nghệ An) đều cúng giỗ Bác Hồ. Đó là ngày cả lòng dân quê Bác tưởng nhớ người con vĩ đại của quê hương.
Ngày 21/7 (âm lịch) 45 năm trước, Bác Hồ trút hơi thở cuối cùng để về với thế giới người hiền. Kể từ ngày đau thương đó, cùng với người dân cả nước, dân nhân Kim Liên quê Bác để tang, thờ cúng Bác như những nguời thân trong nhà. Năm nay cũng vậy, dù bận bịu với công việc đồng áng nhưng người dân Kim Liên cũng gác hết công việc, bày biện mâm cỗ cúng giỗ Bác Hồ. Thu chớm sang, sen đã bắt đầu tàn thế nhưng trên mỗi bàn thờ trong từng nhà dân, những đóa sen thơm ngát, đẹp nhất được dâng lên cúng Bác.
Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng cùng lãnh đạo các Bộ, ngành Trung ương gửi lẵng hoa kính viếng Chủ tịch Hồ Chí Minh trong ngày giỗ thứ 45 của Người.
Mâm cỗ dâng lên Bác chẳng phải cao lương mỹ vị gì. Đó là mâm xôi từ những hạt nếp người dân vun trồng, đó là con gà trống do chính tay những người nông dân chăm bẵm, đó là những hoa thơm, quả ngọt trong vườn nhà và hơn hết là lòng thành kính, biết ơn vô hạn của người dân Kim Liên đối với người cha già của dân tộc.
Sáng nay 16/8 (tức ngày 21/7 âm lịch), mùi hương thơm lan tỏa từng nhà. Không gian trở nên trầm mặc, thành kính. Mỗi người dân Làng Sen nói riêng, nhân dân Kim Liên và cả quê hương xứ Nghệ đều hướng về căn nhà đơn sơ - nơi Bác Hồ đã trải qua những ngày thơ ấu.
Chị Lưu Thị Huệ (xã Kim Liên) cho biết: "Hầu hết các gia đình ở Kim Liên đều lập bàn thờ hương khói Bác Hồ, gia đình tôi cũng vây. Ngày lễ, Tết, rằm, mùng 1 hay như ngày giỗ hôm nay chúng tôi đều thắp hương tưởng nhớ Bác Hồ, bày tỏ tấm lòng tri ân của người dân quê hương Làng Sen đối với công lao trời biển của Người".
Hàng nghìn người dân đã tới Khu di tích Kim Liên trong ngày giỗ thứ 45 của Chủ tịch Hồ Chí Minh.
Trong cái nắng vàng như mật ong của ngày chớm thu, hàng nghìn bước chân từ mọi miền đất nước cũng tụ hội về đây để dâng lên Người lòng thành kính và biết ơn sâu sắc nhất. Từ mảnh đất Cao Bằng xa xôi, ông Lý Minh Sơn cùng gia đình hành hương về Làng Sen nhân ngày giỗ Bác. Trong niềm xúc động, ông Sơn tâm sự: "Cao Bằng quê hương tôi là nơi vinh dự đón Bác Hồ về nước sau 30 năm bôn ba tìm con đường đấu tranh giải phóng dân tộc. Hôm nay, kỷ niệm 45 năm ngày Bác Hồ đi xa, tôi dẫn các con, cháu của mình về đây để tưởng nhớ Người. Hành trình Cao Bằng - Nghệ An không phải là gần nhưng với chúng tôi, đó là cuộc hành hương về với cội nguồn, về với mảnh đất sinh ra người con vĩ đại Hồ Chí Minh của dân tộc".
Lãnh đạo tỉnh Nghệ An dâng hương tưởng nhớ Bác Hồ.
Từ Bắc Ninh, đại gia đình chị Dương Thị Tuyết thuê một chuyến xe, xuất phát từ TP Bắc Ninh lúc 9h tối qua để kịp sáng nay dâng hương, dâng hoa nhân ngày giỗ Bác. "Xúc động lắm. Tôi không ngờ nơi Bác Hồ sinh ra và lớn lên lại đơn sơ như thế này. Đến đây, lại đúng vào ngày giỗ Bác, chứng kiến tình cảm của người dân cả nước, người dân Làng Sen dành cho Bác Hồ thấy xúc động vô cùng và thêm kính yêu Người hơn".
Cán bộ BQL Khu di tích Kim Liên dâng hoa, dâng hương tưởng nhớ Bác Hồ.
Cũng trong sáng ngày hôm nay, Tỉnh ủy, UBND tỉnh Nghệ An, UBND huyện Nam Đàn và xã Kim Liên cùng dòng họ Nguyễn Sinh, dòng họ Hoàng Xuân đã long trọng tổ chức lễ giỗ lần thứ 45 của Chủ tịch Hồ Chí Minh một cách thành kính và trang nghiêm nhất. Càng về trưa, cái nắng càng trở nên gay gắt hơn. Giữa khói hương trầm mặc, đoàn người vẫn kiên nhẫn nhích từng bước vào gian thờ chính để dâng hương, dâng hoa tưởng nhớ Bác Hồ. Căn nhà thờ dường như quá nhỏ so với tình yêu, lòng thành kính và biết ơn vô hạn của người dân Việt Nam đối với Chủ tịch Hồ Chí Minh.
Du khách về Làng Sen trong ngày giỗ Bác với bức tượng Bác Hồ và cành huệ trắng.
Dắt đứa con nhỏ, len qua dòng người vào nhà thờ viếng Bác, anh Vương Đình Lập (Tp Vinh, Nghệ An) cho biết: "Vào ngày giỗ Bác, gia đình tôi không thắp hương ở nhà nhưng hàng năm tôi vẫn dẫn cháu lên đây để thắp hương, tưởng nhớ Bác Hồ. Các cháu còn nhỏ, chỉ biết Bác Hồ qua những thước phim tư liệu, qua những câu chuyện kể. Nhưng về đây, chứng kiến tình cảm, lòng thành kính của mọi người dân dành cho Bác Hồ, hi vọng cháu sẽ chăm ngoan hơn, học giỏi hơn như mong ước của Bác đối với thế hệ tương lai của đất nước".
Hàng nghìn người dân thắp hương tưởng nhớ Bác Hồ tại Khu di tích Kim Liên.
Trong khuôn viên Khu di tích Làng Sen, hoa nhài, hoa ban nở trắng. Nắng tỏa rực rỡ, xiên qua những tán lá xanh. Từng đoàn người vẫn kiên nhẫn tiến từng bước, trên tay nâng niu cành huệ trắng, bó sen hồng, với lòng tiếc thương và biết ơn vô hạn dâng lên vị Cha già dân tộc trong ngày Người đi xa.
Hoàng Lam
Theo Dantri
Xe Phương Trang leo lên thành cầu, 30 hành khách hoảng hốt Hai chiếc xe chạy ngược chiều, khi đến cây cầu nhỏ thì đối đầu nhau. Tài xế ôtô khách Phương Trang đánh lái sang phải nên chiếc xe leo lên thành cầu, 30 hành khách hoảng loạn. Vụ tai nạn xảy ra vào khoảng 4h30 sáng 2/2 tại cầu Láng Sen (xã Thạnh Thới, huyện Vĩnh Thạnh, TP Cần Thơ) khiến hàng chục...