Thắng ‘Lối về miền hoa’ bị dọa đánh vì vai sở khanh
Dù chỉ mới xuất hiện và lộ mặt sở khanh được vài tập nhưng nhân vật Thắng của Huy Bách đã bị khán giả ghét nhất phim Lối về miền hoa và thường xuyên bị réo tên trên các diễn đàn vì quá bẩn bựa.
Không nghĩ phản ứng của khán giả gay gắt đến như thế
Huy Bách vào vai Thắng trong Lối về miền hoa.
- Nhân vật Thắng trong Lối về miền hoa đang bị khán giả ghét ném đá dữ dội trên khắp các diễn đàn, anh có dự đoán trước khán giả sẽ phản ứng như thế?
Tôi dự đoán được phần nào vai diễn của mình sẽ ném đá nhưng không nghĩ phản ứng của khán giả gay gắt đến như thế, thậm chí có khán giả còn inbox trang cá nhân của tôi để dọa đánh nữa. “Tôi mà gặp ông ở ngoài tôi sẽ đấm ông kể cả không phải việc của tôi” (cười).
- Khi đọc kịch bản chắc chắn anh biết rõ vai diễn của mình sẽ đáng ghét chứ? Bản thân anh có thấy khó chịu vì chính nhân vật mình đóng?
Tôi nghĩ vai này cũng gần với một số người gần đây xuất hiện trên mạng xã hội, trường hợp này hiếm nhưng không phải là không có. Khi đọc kịch bản tôi đã nghĩ sao vai này nó lại ghét thế chứ, thực sự rất khó chịu. Đọc kịch bản đã vậy nhưng khi ra hiện trường anh Trí đạo diễn lại gẩy thêm cho nhân vật này một số đường nét thậm chí càng ngày càng khó chịu hơn mà tôi cũng không tưởng tượng ra được. Đôi khi tôi cũng phải đặt mình vào hoàn cảnh của nhân vật mới diễn được như vậy. Thực tế ngoài đời tôi cũng đã từng gặp người như Thắng và cũng thấy vô cùng khó chịu.
- Phản ứng của vợ anh thế nào khi xem vai diễn mới nhất của chồng lại khó chịu như vậy?
Khi xem phim này bà xã tôi nói vui; “Giống nhỉ! Giống thế”. Thú thực là ngày xưa tán tỉnh bà xã tôi cũng bịa ra một số trường hợp xem bói tay. Do vậy tình huống Thắng xem bói cho Tố trên phim hoàn toàn là do tôi và anh Trí đạo diễn sáng tác ra chứ không có trong kịch bản.
- Bản thân anh thấy sao khi xem phim? Thấy mình đóng quá đạt hay cũng ghét chính nhân vật mình đóng?
Video đang HOT
Khi quay thì không có hiệu ứng cắt ghép như khi lên sóng do vậy lúc đóng cũng thấy đáng ghét rồi nhưng khi lên phim nói thật khi xem tôi còn thấy khó chịu với chính bản thân mình và tự nhủ: “Tại sao mình lại có thể làm trông nó tởm đến thế này được nhỉ? Ngoài đời lại có đàn ông nào trông như thế này được không?”
Một khán giả bức xúc với nhân vật Thắng viết thư cho đơn vị sản xuất.
- Có khi sau phim này Thắng sẽ là mẫu đàn ông tiêu biểu mà phụ nữ nên tránh xa… Từ khi đóng phim đến giờ có vai diễn nào của anh được chú ý như vậy?
Một số tập đầu phim thì spotlight dành cho nhân vật Thắng của tôi. Cũng có những trang mạng xã hội họ cắt hình ảnh nhân vật và cảnh phim rồi chú thích: “Thắng, thằng đểu đòi quà”. Thậm chí có khán giả còn viết cả đơn tố cáo bằng tay chụp ảnh lên mạng gửi tôi. Tôi thấy vui vì dù sao mình cũng đóng góp được một phần cho thành công của bộ phim và được khán giả để ý đến, không cần biết họ để ý theo chiều hướng tiêu cực hay không vì vai của mình rõ ràng là tiêu cực tôi vẫn thấy vui.
- Khi đọc kịch bản, điều gì ở nhân vật Thắng – dù là nhân vật xấu tính biết chắc sẽ bị khán giả phản ứng, thuyết phục anh nhận lời?
Từ trước đến giờ tôi hay nhận những vai tương đối có vấn đề, như trong phim Mê cung chẳng hạn, đó là nhân vật bệnh hoạn. Tuy nhiên đó là những nhân vật một chiều, có vấn đề về thần kinh và suy nghĩ mà thôi nhưng vai Thắng lại đa chiều. Trước mặt Thắng tỏ ra rất tử tế, đàng hoàng nhưng ẩn đằng sau lại cực kỳ đểu. Thắng rõ ràng là kẻ hai mặt nhưng vẫn khiến nhiều cô gái tin vào vẻ đạo mạo và lời nói đường mật của mình. Đó là vai đa màu sắc mà tôi thực sự thích. Một vai như thế không phải có nhiều cơ hội để mà có được và thể hiện mình.
Phải quay lại nhiều lần chỉ vì đạo diễn cười quá to
- Với anh đây là một vai dễ dàng?
Vai diễn này không dễ dàng chút nào. Có những phân đoạn tôi phải xin đạo diễn xem lại xem đã ổn chưa và diễn đã đúng chưa. Cái khó nhất ở vai này là Thắng có sự tử tế đạo mạo bên ngoài nhưng phía sau lại đểu cáng, phải diễn làm sao để sự đểu cáng chỉ thoáng qua nhưng vẫn khiến người ta nhận ra được. Đó là điểm rất khó để thể hiện, khó hơn nhiều những vai chỉ đểu cáng 1 chiều. Do vậy vai diễn này khiến tôi trăn trở suy nghĩ nhiều.
Huy Bách gặp nhiều tình huống dở khóc dở cười khi đóng phim.
- Trong phim Thắng nhiều lần bị đám bạn chơi xấu hay trả đũa khiến khán giả khi xem rất hả hê. Bản thân anh khi quay những cảnh đó chắc cũng không nhịn được cười vì nhân vật của mình bị ăn đòn?
Ở hiện trường đạo diễn thường theo dõi diễn viên diễn qua màn hình nên đoạn nào thích là anh Trí là cười rất to, đôi khi chúng tôi phải quay lại vì anh ấy cười và tiếng cười thu vào cả mic. Ví dụ như cảnh Anh Đào đạp tôi chẳng hạn, vì đạo diễn thích thú và cười to quá mà tôi bị đạp 3 lần do phải quay đi quay lại. Cảnh Thắng bị Bão tát cũng vậy, vì anh Trí cười quá to nên chúng tôi cũng phải làm lại nhưng trong tâm trạng vui vẻ chứ không căng thẳng gì cả.
Ở hậu trường các diễn viên nhiều khi phải diễn lại vì cười quá nhiều.
- Anh có thể cụ thể hơn?
Tôi là người có khả năng học thoại tương đối tốt và trong trường Sân khấu Điện ảnh tôi từng được các thầy cô nhận xét là thông minh. Nhưng chỉ dựa vào điều đó mà không trau dồi nghề nghiệp hay chỉn chu trong việc xây dựng vai diễn thì sớm hay muộn cũng bị người khác nghĩ không hay. Trước đây tôi cũng từng đóng nhiều phim nhưng khi đến hiện trường mới đọc kịch bản. Sau này tôi mới hiểu ra đó là cách làm của người không chuyên tâm, không yêu nghề và tôi đã để quá nhiều thời gian và cơ hội trôi qua. Giờ hơi muộn nhưng còn hơn không, giờ là lúc mình phải thay đổi.
Diễn viên chuyên trị vai 'trai hư' của phim Việt
Trọng Lân từng đảm nhận nhiều vai phản diện trong các phim "Quỳnh búp bê", "Cô gái nhà người ta", "Tình yêu và tham vọng".
Trọng Lân không phải gương mặt xa lạ với khán giả truyền hình, dù chuyên trị vai phụ. Trên màn ảnh, anh thường được giao những vai phản diện, trai đểu, chơi bời lêu lổng và bị ghét. Đến bây giờ, chắc hẳn người xem vẫn chưa quên nhân vật Phong Cấn trong Quỳnh búp bê - con trai của ông trùm nhà hàng Thiên Thai, thái độ hống hách, hay gây hấn với Cảnh (Doãn Quốc Đam đóng). Ảnh: VFC.
Trong Cô gái nhà người ta, Trọng Lân đảm nhận vai Cường, con trai ông chủ xưởng dệt giàu có ở làng. Cường là kẻ huyênh hoang, bất tài và hám gái. Ban đầu, Uyên (Phương Oanh đóng) đồng ý lấy Cường theo mong muốn của cha. Nhưng khi biết anh ta đã lên giường với em gái mình, cô tuyên bố hủy đám cưới. Ảnh: Phim Cô gái nhà người ta.
Ngoài ra, Trọng Lân còn góp mặt trong những tác phẩm khác như Người phán xử, Tình yêu và tham vọng, Cả một đời ân oán, Hoa hồng trên ngực trái... Nam diễn viên sinh năm 1993 chia sẻ mỗi vai diễn đối với anh là một cơ hội và thử thách. Anh không cảm thấy buồn khi bị gắn mác trai hư màn ảnh. Ảnh: Tùng Đoàn.
Năm 2022, Trọng Lân có cơ hội thoát mác "trai đểu màn ảnh". Anh được giao vai nam chính trong phim truyền hình Lối về miền hoa. Lợi vẫn là tuýp con nhà giàu, ham chơi, nông nổi, thiếu chín chắn nhưng tính cách không xấu xí, đáng ghét như những nhân vật trước. Ảnh: VFC.
Ngoài ra, vai diễn còn mang màu sắc hài, dí dỏm khi kết hợp cùng bộ đôi Mạnh Quân và Đức Anh. Lợi ban đầu khắc khẩu với Thanh - cô bạn cùng làng, nhưng sau đó lại nảy sinh tình cảm. Lợi quyết định tán tỉnh Thanh song bị từ chối phũ phàng. Ảnh: VFC.
Hình ảnh hậu trường của Trọng Lân với Mạnh Quân và Đức Anh. Trong phim, Mạnh Quân (vai Bão - em trai Thanh) có phân cảnh giả gái để trả đũa người yêu cũ của chị gái mình. Ảnh: Trọng Lân.
Đến lúc này, sau khoảng 1/3 chặng đường, diễn xuất của Trọng Lân, trong vai nam chính, được nhận xét ở mức tròn trịa. Nhân vật vẫn chưa có phân cảnh đắt giá, cao trào tâm lý để gây ấn tượng mạnh với khán giả. Ảnh: Trọng Lân.
Dân mạng truy lùng profile trai đẹp giả gái gây bão MXH: Hóa ra là hot boy đình đám một thời, diễn xuất cực ổn áp Màn giả gái của trai đẹp này đang nhận được nhiều sự chú ý. Lối Về Miền Hoa vừa lên sóng đã thu hút khán giả khi khai thác đề tài nông thôn chân thực, gần gũi cùng dàn diễn viên trẻ có thực lực. Mới đây, trong tập phát sóng thứ 4 của phim, sau khi bạn trai cũ của Thanh (Anh...