Thắng lợi của Trump trong cuộc chiến 10 năm trên đất Trung Quốc
Ông Trump giành được thành quả đầu tiên trong cuộc chiến pháp lý tranh chấp quyền sở hữu thương hiệu kéo dài trên lãnh thổ Trung Quốc.
Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump. Ảnh: Reuters
Chỉ vài ngày sau khi đắc cử tổng thống Mỹ, tỷ phú Donald Trump đã giành được chiến thắng đầu tiên trên đất Trung Quốc, đánh bại đối thủ trong cuộc tranh chấp pháp lý về thương hiệu kéo dài cả thập kỷ liên quan đến việc sử dụng tên ông cho mục đích kinh doanh ở nước này, theo WSJ.
Đơn đăng ký thương hiệu Trump cho các dịch vụ môi giới bất động sản trong lĩnh vực kinh doanh nhà ở và trung tâm thương mại ở Trung Quốc của chính trị gia gốc doanh nhân này đã được phê duyệt vào hôm chủ nhật, sau trận chiến pháp lý kéo dài gần 10 năm.
Ở Trung Quốc hiện nay có tới 53 thương hiệu được đăng ký dưới tên Trump, trong nhiều lĩnh vực kinh doanh khác nhau, từ quần áo, tiệm làm đẹp cho tới chăm sóc thú cưng và sân golf, nhưng chỉ có 21 thương hiệu là do ông Trump thực sự sở hữu.
Rất nhiều thương hiệu được đăng ký gần đây theo tên tổng thống đắc cử Mỹ nhưng không hề liên quan đến ông Trump, trong đó có các sản phẩm như bể cá thủy sinh, đạn dược, thuốc nổ, bài pocker, vợt tennis, thậm chí cả bao cao su.
Zhou Dandan, luật sư Văn phòng Luật Unitalen ở Bắc Kinh, là người đại diện cho ông Trump trong cuộc chiến thương hiệu này từ năm 2008. Zhou cho biết cái tên Trump đã trở thành một thương hiệu rất phổ biến ở Trung Quốc, và với việc ông đắc cử tổng thống Mỹ, những cuộc tranh chấp pháp lý về thương hiệu có thể trở nên khốc liệt hơn trong tương lai. Người phát ngôn Tập đoàn Trump từ chối bình luận về điều này.
Năm 2006, ông Trump đã nộp đơn lên phòng đăng ký thương hiệu thuộc Cục Quản lý Công nghiệp và Thương mại Quốc gia Trung Quốc (SAIC) để đăng ký sở hữu thương hiệu Trump trong một loạt lĩnh vực ở Trung Quốc, trong đó có hoạt động môi giới bất động sản.
Đến năm 2009, SAIC từ chối một phần đơn của Trump, cho rằng thương hiệu này đã có người đăng ký. Hai tuần trước khi ông Trump nộp đơn, một người tên là Dong Wei đã đi trước một bước.
Việc người dân Trung Quốc đăng ký kiểu “xí chỗ” các thương hiệu nước ngoài ở quốc gia này là không hề hiếm gặp, bởi họ tin rằng các công ty đó sẽ đứng ra dàn xếp với họ thay vì vướng vào các cuộc tranh chấp pháp lý rắc rối. Chẳng hạn như năm 2012, tập đoàn Apple đã phải bỏ ra 60 triệu USD để mua lại thương hiệu iPad ở thị trường Trung Quốc từ một công ty nội địa.
Không nhượng bộ
Video đang HOT
Chân dung Trump trên trang bìa một tạp chí Trung Quốc. Ảnh: AFP
Tuy nhiên, có vẻ như ông Trump đã quyết định “chơi đến cùng”, sử dụng biện pháp pháp lý để đòi lại quyền sử dụng thương hiệu của chính mình trên đất Trung Quốc. Theo hồ sơ tại tòa án, ông Trump được SAIC cho phép sở hữu thương hiệu để kinh doanh trong một số lĩnh vực bất động sản, như lắp đặt và sửa chữa điều hòa nhiệt độ, hệ thống máy sưởi, thang máy, trang bị và sửa chữa nội thất.
Theo phán quyết của tòa, đối thủ của ông là Dong Wei được phép sử dụng thương hiệu Trump để cung cấp các dịch vụ “xây dựng – thông tin”, vốn là cốt lõi của dịch vụ môi giới bất động sản.
Trump không hài lòng với phán quyết này và yêu cầu nhà chức trách Trung Quốc xem xét lại. Cuối năm 2014, SAIC tuyên bố đơn đăng ký thương hiệu của ông Trump quá giống với Dong Wei, có thể dẫn tới sự nhầm lẫn cho khách hàng. Cơ quan này cũng bác bỏ cáo buộc của ông Trump rằng Dong Wei “xâm phạm quyền sở hữu tên” của ông.
Không chịu nhượng bộ, tỷ phú quyết định nộp đơn kiện chính SAIC lên Tòa án Nhân dân Trung cấp Bắc Kinh, tuy nhiên các thẩm phán ở đây vẫn giữ nguyên phán quyết.
Trong các vòng tranh luận, ông Trump luôn cho rằng Dong Wei đã cố tình đăng ký một thương hiệu lớn đã có và không hề chấp nhận phương án thỏa hiệp. Đến tháng 5/2015, Tòa án Nhân dân Cao cấp Bắc Kinh ra phán quyết cuối cùng, bác đơn kháng cáo của ông Trump, chỉ một tháng trước khi ông tuyên bố ra tranh cử tổng thống Mỹ.
Đến luật sư Zhou cũng cho rằng phán quyết này là điều không hề bất bình thường. Các luật sư khác cũng nói rằng đó là phán quyết “công bằng”, bởi vào năm 2006, rất ít người Trung Quốc biết đến tiếng tăm của Trump.
Các sản phẩm liên quan đến ông Trump được bày bán trong một gian hàng của công ty dệt may Trung Quốc ở Chiết Giang hôm 10/11. Ảnh: AFP
Nhưng ông trùm bất động sản New York không chịu từ bỏ dễ dàng như vậy. Theo cơ sở dữ liệu của SAIC, sau khi thua kiện, ông Trump tiếp tục nộp một đơn xin đăng ký thương hiệu mới và tiếp tục thách thức quyền sở hữu thương hiệu của Dong Wei.
Chỉ vài ngày sau khi ông giành chiến thắng trong cuộc bầu cử tổng thống Mỹ, đơn đăng ký thương hiệu này được phê chuẩn, đem lại quyền sở hữu thương hiệu trong lĩnh vực môi giới bất động sản cho ông Trump ở Trung Quốc. Trong vòng 90 ngày, nếu không có khiếu nại nào, quyết định sẽ có hiệu lực.
Hiện vẫn chưa rõ vì sao ông Trump chiến thắng trong cuộc tranh chấp này, hay ông Trump và tập đoàn bất động sản của ông sẽ sử dụng các thương hiệu mới được đăng ký ở Trung Quốc như thế nào. Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình mới đây đã điện đàm với ông Trump, đề nghị tăng cường hợp tác, thúc đẩy phát triển kinh tế và thương mại song phương.
Trí Dũng
Theo VNE
Trump không nỡ rời căn penthouse xa xỉ để đến sống ở Nhà Trắng
Tổng thống đắc cử Donald Trump có thể chỉ ở Nhà Trắng trong tuần để giải quyết công việc và bay về căn hộ New York vào cuối tuần để nghỉ ngơi như thói quen bấy lâu.
Từ khi chiến thắng trong cuộc bầu cử tổng thống, có nhiều tin đồn xoay quanh việc ông Trump liệu có rời căn penthouse 100 triệu USD ở trung tâm New York để chuyển đến sống trong Nhà Trắng hay không.
Căn penthouse của ông Trump nằm ở tầng 58 của Tháp Trump tại Manhattan, New York. Ảnh: NY Daily News
Theo NY Times, tỷ phú 70 tuổi vốn là người rất thích ở nhà, thường xuyên bay xuyên đêm nhiều giờ trong suốt chiến dịch tranh cử để được trở về Tháp Trump và ngủ trên chiếc giường riêng của mình.
Đệ nhất phu nhân tương lai, Melania Trump, cũng dự kiến chuyển tới thủ đô Washington nhưng con trai Barron, 10 tuổi, của họ vẫn đang ở giữa năm học tại New York và không rõ bao giờ sẽ chuyển đi.
Khi Tổng thống Obama đắc cử, việc bà Michelle có rời quê nhà Chicago để chuyển đến Nhà Trắng vào đầu năm 2009 và cắt ngang việc học của hai con gái hay không cũng được đặt ra. Tuy nhiên, cả gia đình Obama đã chuyển tới thủ đô sinh sống vào ngày ông nhậm chức.
Ông Trump đã sống 3 thập kỷ nhung lụa trong Tháp Trump. Căn hộ của ông nằm ở tầng 58, có thang máy riêng dẫn tới văn phòng ở tầng 26. Căn hộ nhìn ra khu nhà chọc trời Manhattan và được thiết kế theo phong cách như cung điện nhà vua Louis XIV của Pháp, trang trí bằng vàng và đá cẩm thạch.
Ông Trump cùng vợ Melania và con trai út Barron trong căn hộ xa xỉ. Ảnh: Just richest
Ông thường thức dậy vào lúc 5h sáng, đọc The New York Post, The New York Times và vài tờ báo khác, sau đó xem các chương trình tin tức trên tivi. Vào những tháng cuối của chiến dịch tranh cử, ông thường ở nhà đến khoảng 10h sáng, sau đó đến văn phòng cùng các cố vấn.
Ông Trump từng bày tỏ niềm tự hào về căn hộ xa xỉ của mình: "Đây là một căn hộ rất phức tạp. Nếu nhìn vào các cột nhà và họa tiết điêu khắc thì nó còn khó xây hơn cả tòa nhà".
Ông Trump được cho là đã hỏi các cố vấn xem mỗi tuần ông phải ở Nhà Trắng bao nhiêu đêm và muốn được duy trì thói quen lâu nay tại New York. Họ cho hay ông Trump, người đã rất bất ngờ khi thắng cử, có thể dành hầu hết cả tuần tại Washington, như nhiều thành viên của quốc hội, và quay về Tháp Trump hoặc đến sân golf ở New Jersey hay biệt thự tại Palm Beach, Florida vào cuối tuần.
Theo các cố vấn, cũng có khả năng tổng thống đắc cử sẽ dành nhiều thời gian ở Nhà Trắng hơn khi ông làm quen và thoải mái hơn với công việc mới.
Khu biệt thự tại Palm Beach, Florida của ông Trump. Ảnh: Splash News
Nhà Trắng đã trở thành nơi ở của lãnh đạo Mỹ từ thời John Adams, tổng thống thứ hai của nước này. Nó nằm cách tòa nhà quốc hội hơn 3 km.
Tháp Trump nằm ở New York, cách đó hơn 350 km. Nếu ông Trump chọn ở lại New York, ông có thể gây ảnh hưởng lớn tới giao thông thành phố. Người dân New York thường xuyên bày tỏ sự bức xúc khi các đoàn xe hộ tống Tổng thống Obama đi qua các đường phố đông đúc của thành phố. Bất kỳ khi nào tổng thống tới, các con đường sẽ bị phong tỏa, xe cộ có thể ùn tắc hàng km suốt nhiều giờ.
An ninh cũng là một vấn đề đáng lo ngại. Vào đêm bầu cử, Cục Hàng không Liên bang Mỹ đã thành lập vùng cấm bay quanh trung tâm Manhattan cho đến ngày 21/1, một ngày sau lễ nhậm chức tổng thống. Các máy bay, trực thăng và máy bay mô hình bị cấm bay dưới 900 m và gần Tháp Trump.
An ninh tại tòa tháp này cũng cần được củng cố nếu ông Trump ở lại New York, trong khi Nhà Trắng đã có sẵn nhiều lớp bảo vệ, biến nó thành một pháo đài kiên cố.
Tòa nhà có hàng rào sắt bên ngoài, các nhóm vũ trang bố trí ở cổng và trong khuôn viên. Lính bắn tỉa phục kích trên nóc tòa nhà và các cửa sổ đều làm từ kính chống đạn. Ngoài ra, các cảnh báo bằng hồng ngoại, laser và các tên lửa cũng được cho là một phần trong hệ thống bảo vệ của Nhà Trắng.
Anh Ngọc
Theo VNE
Nhà Trắng kỳ vọng Trump sẽ duy trì các hiệp ước của Mỹ Nhà Trắng hy vọng Tổng thống đắc cử Donald Trump duy trì các hiệp ước quốc phòng với đồng minh, nhưng một hiệp định kinh tế xuyên Thái Bình Dương dường như khó thành hiện thực. Tổng thống Mỹ đắc cử Donald Trump. Ảnh: Reuters Cố vấn An ninh Quốc gia Susan Rice hôm 14/11 nhấn mạnh bà không muốn phỏng đoán chính...