“Thắng làm vua… thua vẫn làm anh hùng”
Sau trận thua trước U23 Hàn Quốc, cộng động mạng đua nhau chế ảnh để an ủi các cầu thủ U23 Việt Nam.
Người hâm mộ chế ảnh an ủi các cầu thủ U23 Việt Nam.
Dù thua nhưng người hâm mộ không hề trách móc.
Vấp ngã không phải là thất bại.
Các cầu thủ U23 đã chiến thắng trong tim người hâm mộ.
Video đang HOT
U23 Việt Nam đã làm hết sức mình.
Người Hàn Quốc buồn nhất trong ngày hôm qua.
Người hâm mộ luôn đứng bên cạnh các chiến binh U23 Việt Nam.
Đội tuyển Đức còn không thể ghi bàn vào lưới Hàn Quốc, nhưng Minh Vương làm được điều đó.
Chỉ là tiếc thôi, không có gì phải buồn cả.
Cho dù thua trận nhưng các cầu thủ U23 Việt Nam đã là “anh hùng” trong lòng người hâm mộ nước nhà.
Theo Dân Việt
Gạt bỏ nỗi lo khi con lần đầu đi học: Hãy để con được bước ra bao la thế giới ngoài kia
Dù cha mẹ có chuẩn bị chu đáo tới đâu, trẻ cũng sẽ luôn gặp những vấn đề của riêng mình khi đi vào thực tế. Nhưng hãy gạt bớt nỗi lo đi, hãy để trẻ được bước ra thế giới, được vấp ngã, được đứng lên và trưởng thành!
Lớp 1, có lẽ không phải lần đầu tiên con tới trường, con xa bố mẹ nhưng đây là mới được coi là lần đầu tiên con đi học. Bởi lẽ, kể từ đây, con phải bắt đầu học kiến thức, phải biết đến bài vở, phải tự lập nhiều hơn.
Sẽ có rất nhiều những lo lắng khi các con lần đầu đi học, con có hòa đồng được với bạn bè không? Con có tiếp thu được kiến thức không? Con có nghe lời thầy cô không? Rồi chuyện áo quần, chuyện đồ dùng học tập, bữa ăn chính, phụ, chuyện đón đưa con... chao ôi biết bao nhiêu điều để bố mẹ phải canh cánh trong lòng.
(Ảnh minh họa)
Sẽ mất một khoảng thời gian đầu bố mẹ phải mệt mỏi, thậm chí là khủng hoảng nữa khi đối diện với những vấn đề của con. Đúng hơn, là khủng hoảng với sự khủng hoảng của con khi đối mặt với vấn đề.
Tuy nhiên, mọi thứ sẽ ổn thôi nếu như các cha mẹ luôn đồng hành cùng với con. Đừng quá lo lắng, hãy bình tĩnh và chỉ ra phương pháp hữu hiệu nhất cho các bé vượt qua.
Nếu con tiếp thu chậm, không sao đâu, con chỉ tiếp thu chậm hơn không có nghĩa là con ngu dốt, không có nghĩa con kém thông minh. Hãy tìm ra nguyên nhân, do con chưa tập trung hay con không thích hợp phương pháp của giáo viên? Hãy cùng tìm hiểu và khắc phục giúp con. Hãy cùng con học bài để con nắm vững kiến thức tốt hơn, để theo kịp chương trình và các bạn.
Nếu con không có bạn bè, cũng không sao. Hãy đưa cho con những viên kẹo, dạy cho con mỉm cười trước người lạ và chia sẻ những đồ mà mình có. Khi một đứa trẻ trao đi thì những tình cảm chân thành cũng sẽ nhận lại những những gì nó xứng đáng.
(Ảnh minh họa)
Có những khi, bé sợ hãi và khủng hoảng muốn bỏ học, bé la hét, bé khóc lóc,... Nhưng không sao, đó là những khoảng hoảng tuổi đi học mà trẻ rồi sẽ vượt qua. Hãy để trẻ được sống với đúng cảm xúc của chính mình, rồi khi con dần dần chấp nhận và vượt qua, con sẽ trưởng thành hơn, kinh nghiệm làm cha mẹ cũng dày thêm một tấc.
Cả cha mẹ, cả các con, hãy cứ tận hưởng cảm giác mới lạ đó dù tích cực hay tiêu cực. Vì nó là một mốc quan trọng trong hành trình của con, một cảm giác không lặp lại bao giờ!
Theo Trí Thức Trẻ
Phòng tránh loãng xương Nên bắt đầu khi nào? Bệnh loãng xương hiện đang là vấn đề mang tính toàn cầu vì gánh nặng do bệnh gây ra, ảnh hưởng đến chất lượng sống của người bệnh và gia tăng chi phí điều trị, trong khi bệnh có thể phòng ngừa được. Loãng xương là gì? Là tình trạng xương trở nên mỏng, yếu và dễ gãy. Bệnh diễn biến từ từ...