Thắng kiện sau 23 năm đòi ủy ban trả nợ
TAND huyện Hòa Thành (Tây Ninh) vừa tuyên buộc UBND huyện này phải trả cho ông Nguyễn Văn Vĩnh gần 44 triệu đồng.
Sau 23 năm vác đơn khiếu nại khắp nơi, giờ ông Vĩnh mới đòi được nợ. Ảnh: N.NGA
Như Pháp Luật TP.HCM từng thông tin, năm 1989, ông Vĩnh ký hợp đồng thi công 2 km đường trị giá hơn 170 triệu đồng với Phòng Giao thông Vận tải huyện Hòa Thành (nay là Phòng Công Thương huyện Hòa Thành). Trong quá trình thi công, UBND huyện không ứng kinh phí kịp thời nên ông Vĩnh phải đi vay vàng bên ngoài. Tiếp đó, UBND huyện đã bảo lãnh cho ông Vĩnh vay ngân hàng 40 triệu đồng để có vốn tiếp tục thi công.
Năm 1990, con đường hoàn tất, Phòng Giao thông Vận tải huyện Hòa Thành thanh lý hợp đồng, lập biên bản quyết toán, ghi rõ còn nợ ông Vĩnh hơn 43 triệu đồng. Tuy nhiên, sau đó UBND huyện không thanh toán tiền với lý do đã bảo lãnh cho ông Vĩnh vay ngân hàng 40 triệu đồng trước đó. Không đồng ý vì cho rằng số tiền vay 40 triệu đồng đã được tính vào bản quyết toán công trình nên từ năm 1992, ông Vĩnh liên tục khiếu kiện khắp nơi, từ trọng tài kinh tế tỉnh đến tòa án để đòi UBND huyện Hòa Thành trả nợ nhưng không cơ quan nào chịu thụ lý, giải quyết. Mãi đến tháng 11-2013, TAND huyện Hòa Thành mới thụ lý đơn kiện của ông Vĩnh.
Video đang HOT
Ông Vĩnh yêu cầu UBND huyện Hòa Thành phải trả hơn 43 triệu đồng và tiền lãi từ năm 1990 cho đến nay. Tại phiên tòa, đại diện UBND huyện yêu cầu HĐXX khấu trừ gần 39,5 triệu đồng tiền gốc mà ủy ban đã trả nợ ngân hàng thay ông Vĩnh vào số tiền gần 44 triệu đồng mà ông Vĩnh đòi, đồng thời không chấp nhận trả lãi (tức ủy ban chỉ còn nợ ông Vĩnh gần 4,5 triệu đồng).
Theo HĐXX, UBND huyện Hòa Thành cho rằng Phòng Giao thông Vận tải huyện đã chuyển vào tài khoản của ông Vĩnh mở tại ngân hàng để trả nợ cho ông Vĩnh tổng cộng hơn 60 triệu đồng (tiền gốc gần 39,5 triệu đồng, lãi hơn 20 triệu đồng) nhưng không cung cấp được chứng cứ chứng minh. Các chứng từ thu nợ của ông Vĩnh từ tháng 7-1990 đến tháng 5-1992 đã bị ngân hàng tiêu hủy vào năm 2007 nên không xác định rõ ai trả nợ ở hồ sơ vay của ông Vĩnh. Ngoài ra, cũng không có văn bản nào thỏa thuận về việc UBND huyện Hòa Thành trả nợ ngân hàng thay cho ông Vĩnh. Do không có căn cứ xác định ủy ban chuyển tiền vào tài khoản của ông Vĩnh mở tại ngân hàng nên HĐXX không thể chấp nhận việc khấu trừ gần 39,5 triệu đồng vào số tiền ủy ban nợ ông Vĩnh.
Cạnh đó, theo HĐXX, bản quyết toán có thỏa thuận trong vòng 15 ngày ủy ban sẽ thanh toán, nếu không thanh toán thì phải tính lãi theo lãi suất hiện hành nhưng do thời hiệu hợp đồng kinh tế đã hết nên không thể tính lãi suất. Vì vậy, việc ông Vĩnh yêu cầu tính lãi từ ngày 16-5-1990 cho đến ngày xét xử là không có cơ sở chấp nhận. Từ đó, tòa tuyên buộc như trên.
Hiện cả ông Vĩnh và UBND huyện Hòa Thành đều kháng cáo bản án sơ thẩm.
Theo NGÂN NGA
Pháp luật TPHCM
Thắng kiện sau 23 năm đòi UBND huyện trả nợ
TAND huyện Hòa Thành (Tây Ninh) vừa tuyên buộc UBND huyện này phải trả cho ông Nguyễn Văn Vĩnh gần 44 triệu đồng.
Sau 23 năm vác đơn khiếu nại khắp nơi, giờ ông Vĩnh mới đòi được nợ. Ảnh: N.NGA
Như Pháp Luật TP.HCM từng thông tin, năm 1989, ông Vĩnh ký hợp đồng thi công 2 km đường trị giá hơn 170 triệu đồng với Phòng Giao thông Vận tải huyện Hòa Thành (nay là Phòng Công Thương huyện Hòa Thành). Trong quá trình thi công, UBND huyện không ứng kinh phí kịp thời nên ông Vĩnh phải đi vay vàng bên ngoài. Tiếp đó, UBND huyện đã bảo lãnh cho ông Vĩnh vay ngân hàng 40 triệu đồng để có vốn tiếp tục thi công.
Năm 1990, con đường hoàn tất, Phòng Giao thông Vận tải huyện Hòa Thành thanh lý hợp đồng, lập biên bản quyết toán, ghi rõ còn nợ ông Vĩnh hơn 43 triệu đồng. Tuy nhiên, sau đó UBND huyện không thanh toán tiền với lý do đã bảo lãnh cho ông Vĩnh vay ngân hàng 40 triệu đồng trước đó. Không đồng ý vì cho rằng số tiền vay 40 triệu đồng đã được tính vào bản quyết toán công trình nên từ năm 1992, ông Vĩnh liên tục khiếu kiện khắp nơi, từ trọng tài kinh tế tỉnh đến tòa án để đòi UBND huyện Hòa Thành trả nợ nhưng không cơ quan nào chịu thụ lý, giải quyết. Mãi đến tháng 11-2013, TAND huyện Hòa Thành mới thụ lý đơn kiện của ông Vĩnh.
Ông Vĩnh yêu cầu UBND huyện Hòa Thành phải trả hơn 43 triệu đồng và tiền lãi từ năm 1990 cho đến nay. Tại phiên tòa, đại diện UBND huyện yêu cầu HĐXX khấu trừ gần 39,5 triệu đồng tiền gốc mà ủy ban đã trả nợ ngân hàng thay ông Vĩnh vào số tiền gần 44 triệu đồng mà ông Vĩnh đòi, đồng thời không chấp nhận trả lãi (tức ủy ban chỉ còn nợ ông Vĩnh gần 4,5 triệu đồng).
Theo HĐXX, UBND huyện Hòa Thành cho rằng Phòng Giao thông Vận tải huyện đã chuyển vào tài khoản của ông Vĩnh mở tại ngân hàng để trả nợ cho ông Vĩnh tổng cộng hơn 60 triệu đồng (tiền gốc gần 39,5 triệu đồng, lãi hơn 20 triệu đồng) nhưng không cung cấp được chứng cứ chứng minh. Các chứng từ thu nợ của ông Vĩnh từ tháng 7-1990 đến tháng 5-1992 đã bị ngân hàng tiêu hủy vào năm 2007 nên không xác định rõ ai trả nợ ở hồ sơ vay của ông Vĩnh. Ngoài ra, cũng không có văn bản nào thỏa thuận về việc UBND huyện Hòa Thành trả nợ ngân hàng thay cho ông Vĩnh. Do không có căn cứ xác định ủy ban chuyển tiền vào tài khoản của ông Vĩnh mở tại ngân hàng nên HĐXX không thể chấp nhận việc khấu trừ gần 39,5 triệu đồng vào số tiền ủy ban nợ ông Vĩnh.
Cạnh đó, theo HĐXX, bản quyết toán có thỏa thuận trong vòng 15 ngày ủy ban sẽ thanh toán, nếu không thanh toán thì phải tính lãi theo lãi suất hiện hành nhưng do thời hiệu hợp đồng kinh tế đã hết nên không thể tính lãi suất. Vì vậy, việc ông Vĩnh yêu cầu tính lãi từ ngày 16-5-1990 cho đến ngày xét xử là không có cơ sở chấp nhận. Từ đó, tòa tuyên buộc như trên.
Hiện cả ông Vĩnh và UBND huyện Hòa Thành đều kháng cáo bản án sơ thẩm.
Theo Ngân Nga (Pháp luật TP.HCM)
Tài xế "xe cá thối" thắng kiện công an Ngày 8/9, TAND tỉnh Kiên Giang đã tuyên án vụ án "neo xe cá" và buộc Công an huyện U Minh Thượng phải bồi thường cho tài xế Lương Hoàng Mỹ 8.750.000 đồng do bị tước bằng lái 35 ngày và trả lại 1.000.000 đồng đã nộp phạt. Cá trên chiếc xe tải nằm ỳ gần 10 ngày qua đã được chủ xe...