Thắng kiện sau 23 năm đòi UBND huyện trả nợ
TAND huyện Hòa Thành (Tây Ninh) vừa tuyên buộc UBND huyện này phải trả cho ông Nguyễn Văn Vĩnh gần 44 triệu đồng.
Sau 23 năm vác đơn khiếu nại khắp nơi, giờ ông Vĩnh mới đòi được nợ. Ảnh: N.NGA
Như Pháp Luật TP.HCM từng thông tin, năm 1989, ông Vĩnh ký hợp đồng thi công 2 km đường trị giá hơn 170 triệu đồng với Phòng Giao thông Vận tải huyện Hòa Thành (nay là Phòng Công Thương huyện Hòa Thành). Trong quá trình thi công, UBND huyện không ứng kinh phí kịp thời nên ông Vĩnh phải đi vay vàng bên ngoài. Tiếp đó, UBND huyện đã bảo lãnh cho ông Vĩnh vay ngân hàng 40 triệu đồng để có vốn tiếp tục thi công.
Năm 1990, con đường hoàn tất, Phòng Giao thông Vận tải huyện Hòa Thành thanh lý hợp đồng, lập biên bản quyết toán, ghi rõ còn nợ ông Vĩnh hơn 43 triệu đồng. Tuy nhiên, sau đó UBND huyện không thanh toán tiền với lý do đã bảo lãnh cho ông Vĩnh vay ngân hàng 40 triệu đồng trước đó. Không đồng ý vì cho rằng số tiền vay 40 triệu đồng đã được tính vào bản quyết toán công trình nên từ năm 1992, ông Vĩnh liên tục khiếu kiện khắp nơi, từ trọng tài kinh tế tỉnh đến tòa án để đòi UBND huyện Hòa Thành trả nợ nhưng không cơ quan nào chịu thụ lý, giải quyết. Mãi đến tháng 11-2013, TAND huyện Hòa Thành mới thụ lý đơn kiện của ông Vĩnh.
Ông Vĩnh yêu cầu UBND huyện Hòa Thành phải trả hơn 43 triệu đồng và tiền lãi từ năm 1990 cho đến nay. Tại phiên tòa, đại diện UBND huyện yêu cầu HĐXX khấu trừ gần 39,5 triệu đồng tiền gốc mà ủy ban đã trả nợ ngân hàng thay ông Vĩnh vào số tiền gần 44 triệu đồng mà ông Vĩnh đòi, đồng thời không chấp nhận trả lãi (tức ủy ban chỉ còn nợ ông Vĩnh gần 4,5 triệu đồng).
Theo HĐXX, UBND huyện Hòa Thành cho rằng Phòng Giao thông Vận tải huyện đã chuyển vào tài khoản của ông Vĩnh mở tại ngân hàng để trả nợ cho ông Vĩnh tổng cộng hơn 60 triệu đồng (tiền gốc gần 39,5 triệu đồng, lãi hơn 20 triệu đồng) nhưng không cung cấp được chứng cứ chứng minh. Các chứng từ thu nợ của ông Vĩnh từ tháng 7-1990 đến tháng 5-1992 đã bị ngân hàng tiêu hủy vào năm 2007 nên không xác định rõ ai trả nợ ở hồ sơ vay của ông Vĩnh. Ngoài ra, cũng không có văn bản nào thỏa thuận về việc UBND huyện Hòa Thành trả nợ ngân hàng thay cho ông Vĩnh. Do không có căn cứ xác định ủy ban chuyển tiền vào tài khoản của ông Vĩnh mở tại ngân hàng nên HĐXX không thể chấp nhận việc khấu trừ gần 39,5 triệu đồng vào số tiền ủy ban nợ ông Vĩnh.
Cạnh đó, theo HĐXX, bản quyết toán có thỏa thuận trong vòng 15 ngày ủy ban sẽ thanh toán, nếu không thanh toán thì phải tính lãi theo lãi suất hiện hành nhưng do thời hiệu hợp đồng kinh tế đã hết nên không thể tính lãi suất. Vì vậy, việc ông Vĩnh yêu cầu tính lãi từ ngày 16-5-1990 cho đến ngày xét xử là không có cơ sở chấp nhận. Từ đó, tòa tuyên buộc như trên.
Video đang HOT
Hiện cả ông Vĩnh và UBND huyện Hòa Thành đều kháng cáo bản án sơ thẩm.
Theo Ngân Nga (Pháp luật TP.HCM)
Nữ sinh nhẹ dạ và cái kết cho việc tham gia mạng lưới đa cấp
Mờ mắt bởi số tiền lớn, nhiều bạn trẻ sập bẫy mạng lưới đa cấp và sau đó phải tống tiền cả gia đình để lấy tiền trả nợ...
Ngày 12/9, cơ quan CSĐT quận Cầu Giấy vừa làm rõ vụ việc nữ sinh bị một số đối tượng đe dọa, tống tiền gia đình với số tiền là 70 triệu đồng.
Nữ sinh đó là Nguyễn Thị H. (21 tuổi, quê Vĩnh Phúc), hiện là sinh viên một trường ĐH trên địa bàn quận Cầu Giấy.
Theo trình bày của gia đình, gia đình nhận được nhắn tin từ chính số của H. với nội dung H. đang bị bắt giữ và yêu cầu gia đình phải chuyển 70 triệu động vào tài khoản của H. trước 16h cùng ngày, nếu không H. sẽ bị giết hoặc bán qua biên giới.
Cơ quan CSĐT xác minh được, H. không hề bị bắt cóc mà màn kịch đó là do chính H. tạo ra để lấy tiền trả nợ tín dụng đen.
Logo Vietnet vẫn còn lưu giữ trên trang web của Công ty cổ phần Liên minh tiêu dùng Việt. Ảnh Công an nhân dân.
H. khai nhận, đầu năm 2015, qua mạng facebook, H. quen một người bạn và người này đã rủ làm nhân viên bán thực phẩm chức năng tại Công ty cổ phần Liên minh tiêu dùng Việt (Vietnet) có địa chỉ tại số 252 Hoàng Quốc Việt (phường Cổ Nhuế 1, Cầu Giấy, HN).
Tại đây, H. được tư vấn, nếu giới thiệu được một người cho công ty thì sẽ được công ty trả ngay 680 nghìn đồng. Tuy nhiên, điều kiện là H. phải mua một bộ sản phẩm của công ty giá 10 triệu đồng.
Sau khi đồng ý, H. được các nhân viên công ty này dẫn đến các cửa hàng cầm đồ trên địa bàn Hà Nội để vay tiền vay với tổng số tiền là 24 triệu đồng, lãi suất từ 3.000 - 7.000 đồng/1 triệu/1 ngày. Sau đó, H. đã dùng 20 triệu đồng mua 2 mã sản phẩm của Công ty Vietnet.
Tham gia mạng lưới, H. lôi kéo được 2 người bạn làm cộng tác viên cho công ty và được thưởng ngay 680 nghìn đồng/người.
Tuy nhiên, do không mời thêm được ai nữa trong khi lãi mẹ đẻ lãi con, số tiền vay lãi tăng lên từng ngày. Không có tiền trả nợ, bị chủ nợ liên tục đòi tiền nên đã tự vẽ ra kịch bản bị đối tượng nghiện ma túy bắt cóc và nhắn tin tống tiền bố mẹ để lấy tiền trả nợ tín dụng đen.
Không chỉ H. mà chính người yêu của nữ sinh này, anh L.M.T cũng bị lôi kéo vào làm cộng tác viên tại Công ty cổ phần Liên minh tiêu dùng Việt (Vietnet). L.M.T (19 tuổi, quê Thanh Hóa) là sinh viên một trường ĐH trên địa bàn. T đã tham gia Công ty CP Liên minh tiêu dùng Việt (Vietnet) với số tiền 20 triệu đồng cho hai mã sản phẩm.
Bạn Vũ Tuyết N. chia sẻ với PV. Ảnh An ninh thủ đô.
Tháng đầu tiên, L.M.T cũng lôi kéo được 4 người bạn tham gia Vietnet và cũng được trả hoa hồng 680 ngàn đồng/người. Tuy nhiên, sau đó do L.M.T không lôi kéo thêm được người tham gia nên cũng phải è cổ tìm cách "xoay" tiền trả nợ lãi vay.
Ban đầu, L.M.T lấy tiền đóng học phí để trả nợ, nhưng 4 tháng sau đó, tiền gốc và lãi đã lên đến 23 triệu đồng, L.M.T đành thú nhận với gia đình về việc bị lừa vay tiền tham gia kinh doanh đa cấp, và xin bố mẹ trả nợ giúp.
Cách đây mấy tháng, một số phương tiện truyền thông từng lùm xùm về vụ việc một nữ sinh bị công ty đa cấp hành hung. Nạn nhân là chị Vũ Tuyết N. (quê Quảng Ninh), sinh viên năm nhất một trường ĐH trên địa bàn Hà Nội.
Cụ thể, cuối năm 2014, quen biết qua bạn bè, N. tham gia hệ thống bán hàng đa cấp của Công ty cổ phần liên minh tiêu dùng Việt có trụ sở tại số 15 Đặng Thùy Trâm (phường Cổ Nhuế 1, quận Bắc Từ Liêm).
Cũng bằng chiêu thức mời chào giống nhau, với số tiền nộp ban đầu là 8,45 triệu đồng mua sản phẩm, chị N. được hứa hẹn có thể dễ dàng kiếm được khoảng 70 triệu đồng/tháng và nhận tiền hoa hồng.
Tuy nhiên, sau một thời gian tìm hiểu, N. nhận thấy đây là bán hàng đa cấp nên ngày 15/3, N. quay lại chi nhánh công ty tại 252 Hoàng Quốc Việt xin rút lại khoản tiền đã nộp và tìm cách thu thập bằng chứng cho thấy các nhân viên ở đây đã vi phạm Nghị định 42/2014/NĐ-CP của Chính phủ về quản lý kinh doanh bán hàng đa cấp.
Phát hiện ra ý định của N., một nhóm người tại công ty này đã hành hung N. Sự việc vào thời gian đó đã được trình báo lên Công an quận Bắc Từ Liêm. Tuy nhiên đến nay, sau 6 tháng vẫn chưa có thông tin cuối cùng về vụ việc. Chúng tôi đang liên hệ với Công an Bắc Từ Liêm để tìm hiểu kết quả xử lý.
BTV (Tổng hợp)
Theo_Đời Sống Pháp Luật
Y án 4 năm từ cho nữ bị cáo trả nợ bằng... dao Xảy ra xô xát khi không thống nhất được phương thức trả nợ, Loan dùng dao dấu đâm một nhát vào bị hại khiến người này bị thương tật 42%. Tin tức an ninh hình sự ngày 8/9, TAND TP.HCM mở phiên xét xử phúc thẩm, tuyên phạt bị cáo Phan Thị Kim Loan (SN 1985, ngụ phường 1, quận 6, TP. HCM)...