Thắng kiện nhưng phải nộp án phí Lẻn vào nhà đâm chết “người trong mộng” trước ngày…
Dù tuyên phần đất tranh chấp không thuộc thẩm quyền giải quyết của mình nhưng TAND tỉnh Bạc Liêu vẫn bắt nguyên đơn nộp 40 triệu đồng án phí
Năm 2009, bà Âu Thu An (ngụ TP Bạc Liêu, tỉnh Bạc Liêu) khởi kiện bà Lý Ngọc Nương ra TAND TP Bạc Liêu để đòi lại hơn 385 m2 đất tại phường 8, TP Bạc Liêu mà theo bà An thì bà Nương đã lấn chiếm. Tháng 6-2010, TAND TP Bạc Liêu xử sơ thẩm tuyên bà An thắng kiện.
“Quên” tính phí bên thua kiện
Không đồng ý với bản án, bà Nương kháng cáo. Tháng 9-2011, TAND tỉnh Bạc Liêu xử phúc thẩm tuyên sửa một phần bản án sơ thẩm. Theo HĐXX, trong phần đất tranh chấp chỉ có hơn 23 m2 thuộc thẩm quyền giải quyết của tòa án nên đã tuyên buộc bà Nương trả lại cho bà An diện tích đất này. Hơn 362 m2 đất còn lại, HĐXX cho rằng đó là đất lộ giới, thuộc thẩm quyền giải quyết của UBND các cấp nên không xét xử.
Tuy nhiên, HĐXX đã có một quyết định khó hiểu là buộc bà An nộp án phí hơn 44 triệu đồng cho phần yêu cầu đối với hơn 362 m2 đất lộ giới không được giải quyết. Ấm ức vì thắng kiện mà phải nộp án phí, bà An khiếu nại kéo dài cho đến nay.
Cho rằng bản án xử sai, bà An từ chối nhận phần đất được thi hành án
Bản án phúc thẩm nói trên của TAND tỉnh Bạc Liêu (do Thẩm phán Lê Thanh Hùng làm chủ tọa) 5 lần phải đính chính vì sai sót về số liệu và tình tiết chưa rõ ràng. Trong đó, ngoài việc tính án phí cho phần yêu cầu không thuộc thẩm quyền như đã nói, HĐXX còn “quên” tính án phí cho phần thua kiện hơn 23 m2 đất của bị đơn là bà Nương.
Còn tranh cãi
Video đang HOT
Lý giải việc buộc bà An đóng án phí, ông Dương Công Lập, Chánh án TAND tỉnh Bạc Liêu, cho biết theo quy định, những phần yêu cầu nào của đương sự bị bác, nếu thuộc dạng tài sản phải chịu án phí có giá ngạch thì đương sự phải nộp án phí tương ứng cho phần bị bác đó. “Yêu cầu của bà An chỉ được chấp nhận với hơn 23 m2 đất, phần còn lại hơn 362 m2 đã không được chấp nhận nên phải nộp án phí. Phần 362 m2 đất không thuộc thẩm quyền của tòa án nhưng pháp luật chưa có quy định tòa không được tính án phí trong trường hợp này” – ông Lập khẳng định.
Tuy nhiên, theo thạc sĩ luật Huỳnh Văn Út (Thẩm phán TAND TP Cà Mau, tỉnh Cà Mau), khi xác định yêu cầu khởi kiện đối với phần đất không thuộc thẩm quyền của tòa án thì tòa phải đình chỉ phần không thuộc thẩm quyền của mình và trả lại án phí cho đương sự theo quy định của Bộ Luật Tố tụng dân sự (BLTTDS).
Cụ thể, tại điểm e khoản 1 điều 168 BLTTDS quy định tòa án trả lại đơn trong trường hợp vụ án không thuộc thẩm quyền giải quyết của tòa án. Còn khoản 2 điều 192 của luật này quy định tòa ra quyết định đình chỉ giải quyết vụ án dân sự nếu vụ án thuộc trường hợp trả lại đơn khởi kiện quy định tại điều 168.
Về án phí, khoản 7 điều 18 Pháp lệnh Án phí, lệ phí tòa án 2009 quy định: Trường hợp việc giải quyết vụ việc dân sự, vụ án hành chính bị đình chỉ theo quy định tại khoản 2 điều 192 BLTTDS… thì tiền tạm ứng án phí được trả lại cho người đã nộp tiền tạm ứng án phí. Như vậy, có thể thấy với vụ án dân sự bị tòa đình chỉ giải quyết vì không thuộc thẩm quyền của tòa án thì đương sự sẽ không phải nộp án phí. Trong vụ việc này, TAND tỉnh Bạc Liêu tính án phí với phần yêu cầu không giải quyết vì không thuộc thẩm quyền là sai quy định.
Nhận định về vụ án, luật gia Trần Thanh Giang, Hội Luật gia tỉnh Bạc Liêu, nói: “Tòa giải quyết bao nhiêu thì tính án phí bấy nhiêu. Trong vụ việc của bà An, tòa phúc thẩm chỉ tính án phí đối với phần đất hơn 23 m2 mà mình giải quyết mới đúng luật. Phần này đương nhiên bên thua kiện là bà Nương phải chịu. Trong vụ án này, cấp phúc thẩm đã vi phạm nghiêm trọng luật tố tụng dân sự”. Đồng tình, luật sư Lê Thanh Thuận, Đoàn Luật sư tỉnh Cà Mau, nhận định: “Bản án này cần được kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm để khắc phục sai sót”.
Từ chối được thi hành án
Nhận thấy bản án có nhiều khuất tất, bà An nhiều lần gửi đơn yêu cầu Cục Thi hành án dân sự tỉnh Bạc Liêu xin chưa nhận phần đất hơn 23 m2 với lý do chưa được tòa án giải quyết yêu cầu về án phí và phần đất hơn 23 m2 tòa buộc bà Nương trả cho bà chưa đúng với hiện trạng. Cụ thể, theo bản án, phần đất này có hướng Bắc giáp với đất của bà Nương nhưng trên thực tế thì giáp với đất của ông Quách Quang.
Trao đổi với phóng viên Báo Người Lao Động, ông Lê Văn Thuần, Cục phó Cục Thi hành án dân sự tỉnh Bạc Liêu, cho biết: “Chúng tôi đã nhiều lần kiến nghị và họp liên ngành xung quanh phản ánh của đương sự về nội dung bản án. Đại diện TAND tỉnh Bạc Liêu khẳng định bản án xử không sai, đã có hiệu lực pháp luật nên chúng tôi buộc phải thi hành”.
Bài và ảnh: DUY NHÂN
Theo_Người lao động
Nguyên Giám đốc BQL dự án nước Sông Đà đối mặt với mức án nào?
Ông Hoàng Thế Trung - Giám đốc Ban quản lý dự án xây dựng ống nước Sông Đà - người vừa bị Viện KSND Tối cao khởi tố sẽ đối mặt với mức án nào?
Ngày 8/5, tin tức từ Cơ quan cảnh sát điều tra, Bộ Công an đã tống đạt quyết định khởi tố bị can, thực hiện lệnh khám xét, bắt tạm giam đối với ông Hoàng Thế Trung, nguyên Giám đốc Ban Quản lý dự án nước Sông Đà về tội "Vi phạm quy định về xây dựng gây hậu quả nghiêm trọng" theo Điều 229 Bộ luật Hình sự.
Ngoài ra, ông Trần Cao Bằng, nguyên Giám đốc Công ty cổ phần ống cốt sợi thuỷ tinh Vinaconex cũng bị khởi tố theo Điều 229 Bộ luật Hình sự.
Khắc phục sự cố vỡ đường ống dẫn nước sông Đà.
Trước đó, khoảng 4h sáng 12/7/2014, đường ống dẫn nước sạch Sông Đà, tại Km15, Đại lộ Thăng Long (Hoài Đức, Hà Nội) tiếp tục bị vỡ, khiến việc cấp nước cho hơn 70.000 hộ dân ở các quận Hoàng Mai, Thanh Xuân, Từ Liêm... bị gián đoạn.
Liên quan đến vụ việc này, PV báo Người đưa tin vừa có cuộc trao đổi với luật sư Đặng Văn Cường (Văn phòng luật sư Chính pháp - Đoàn luật sư thành phố Hà Nội).
Luật sư Đặng Văn Cường nhận định, dựa trên kết luận ban đầu nêu trên và hậu quả thiệt hại thực tế xảy ra, quyết định khởi tố của Cơ quan cảnh sát điều tra Bộ công an là có căn cứ.
Tuy nhiên, vụ việc mới ở đầu của giai đoạn điều tra. Cơ quan điều tra sẽ phải tiến hành các biện pháp nghiệp vụ, các thủ tục theo quy định pháp luật để tiến hành điều tra vụ án hình sự nêu trên. Nếu đầy đủ các chứng cứ chứng minh người phạm tội thì sẽ có kết luận điều tra và chuyển hồ sơ cho Viện kiểm sát truy tố, làm căn cứ để tòa án xét xử vụ án hình sự nêu trên.
Theo Quy định tại khoản Điều 31, Hiến pháp 2013 "Người bị buộc tội được cho là không có tội cho đến khi chứng minh theo trình tự luật định và có bản án kết tội của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật". Điều 9, BLTTHS cũng ghi nhận "Không ai bị coi là có tội và phải chịu hình phạt khi chưa có bản án kết tội của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật".
Luật sư Đặng Văn Cường
Thời điểm này ông Trung và ông Bằng là những nghi phạm, bị khởi tố, điều tra về tội vi phạm quy định về xây dựng gây hậu quả nghiêm trọng. Hành vi của ông Trung và ông Bằng có dấu hiệu của tội danh nêu trên.
Tuy nhiên, thời điểm này chưa thể khẳng định hai ông Trung và Bằng có tội hay không và bị xử phạt mức án phạt tù như thế nào khi chưa có phán quyết bằng bản án có hiệu lực pháp luật của Tòa án.
Nếu qua quá trình điều tra, truy tố, xét xử có đủ căn cứ xác định ông Trung và ông Bằng có tội theo quy định tại Điều 229 BLHS thì mức án mà ông Trung và ông Bằng có thể phải chịu theo quy định tại khoản 1 là "phạt tiền từ mười triệu đồng đến một trăm triệu đồng, cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ sáu tháng đến năm năm".
Trong trường hợp được xác định là phạm tội thuộc trường hợp được xác định là gây hậu quả rất nghiêm trọng thì bị phạt tù từ ba năm đến mười năm; hậu quả đặc biệt nghiêm trọng thì hình phạt có thể tới hai mươi năm tù.
Bộ luật hình sự Điều 229: Tội vi phạm quy định về xây dựng gây hậu quả nghiêm trọng. 1. Người nào vi phạm quy định về xây dựng trong các lĩnh vực khảo sát, thiết kế, thi công, sử dụng nguyên liệu, vật liệu, máy móc, nghiệm thu công trình hay các lĩnh vực khác nếu không thuộc trường hợp quy định tại Điều 220 của Bộ luật này gây thiệt hại cho tính mạng hoặc gây thiệt hại nghiêm trọng cho sức khoẻ, tài sản của người khác, thì bị phạt tiền từ mười triệu đồng đến một trăm triệu đồng, cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ sáu tháng đến năm năm. 2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ ba năm đến mười năm: a) Là người có chức vụ, quyền hạn; b) Gây hậu quả rất nghiêm trọng. 3. Phạm tội gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng thì bị phạt tù từ tám năm đến hai mươi năm. 4. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ năm triệu đồng đến năm mươi triệu đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ một năm đến năm năm.
Nguyễn Xinh
Theo_Người Đưa Tin
Đi xét nghiệm AND cho bò, xử lý thế nào? TAND huyện Mường Lát, tỉnh Thanh Hóa nhận được đơn khởi kiện của ông Hà Văn Mươi (SN 1938, ở bản Lát, xã Tam Chung, huyện Mường Lát), bị đơn là ông Vi Văn Khít (ở cùng xã). Ông Mươi nhờ tòa án phân xử chuyện con bò và đề nghị đi xét nghiệm ADN. Bởi sau nhiều lần "gõ cửa" chính quyền...