“Thăng hoa” quan hệ với Mỹ có đủ mạnh để Đài Loan thoát cô lập ngoại giao?
Bắc Kinh đang dõi theo trong khi Sáng kiến Vành đai, Con đường có thể khiến những đồng minh cuối cùng “quay lưng” với Đài Bắc.
Trong chuyến công du ngoại giao kéo dài từ ngày 11-22/7 mới đây, nhà lãnh đạo Đài Loan Thái Anh Văn đã có hai đêm tại Mỹ. Và ngay trước khi bà Thái trở về Đài Loan, Washington đã thể hiện sự ủng hộ với đồng minh không chính thức của mình khi thông qua hợp đồng bán vũ khí trị giá 2,2 tỷ USD cho Đài Bắc.
Tuy nhiên, trang SCMP nhận định, có ba lý do khiến chính quyền Tổng thống Donald Trump khó có thể giúp Đài Loan thoát khỏi tình trạng bị cô lập ngoại giao.
Nhà lãnh đạo Đài Loan Thái Anh Văn (ảnh: SCMP)
Thứ nhất, Trung Quốc vẫn luôn quan sát chặt chẽ. Kể từ khi bà Thái lên nắm quyền từ ba năm trước, quan hệ giữa Đài Loan với Mỹ, Nhật Bản và một số quốc gia châu Âu đã có những bước tiến ý nghĩa. Tháng 5/2018, Thượng nghị sỹ Mỹ Cory Gardner, Chủ tịch Tiểu ban Đối ngoại về Đông Á, Thái Bình Dương và Chính sách An ninh mạng Quốc tế đã tới thăm Đài Loan – chỉ hai ngày trước khi Burkina Faso quyết định dừng quan hệ ngoại giao với Đài Bắc. Ông Gardner nhấn mạnh, Quốc hội Mỹ sẽ “giúp đảm bảo các tổ chức quốc tế lớn không quay lưng lại với đồng minh Đài Loan” chỉ vì thái độ của Trung Quốc. Gardner cũng chính là người tái đề xuất Đạo luật Đài Loan lên Quốc hội Mỹ.
Tuy nhiên, Bắc Kinh chắc chắn sẽ không ngồi yên. Ngày 12/7, Đại sứ Trung Quốc tại Mỹ Thôi Thiên Khải viết trên Twitter rằng, “Đài Loan là một phần của Trung Quốc. Không một nỗ lực chia cắt nào có thể thành công. Những ai đang đùa với lửa sẽ chỉ bị bỏng tay mà thôi”.
Trong cuốn sách mang tên “Cuộc cách mạng thứ ba: Tập Cận Bình và quốc gia Trung Quốc mới”, tác giả Elizabeth C. Economy từ Hội đồng Đối ngoại Mỹ chỉ ra, trong khi bà Thái có thể nhận được sự ủng hộ của giới chính trị gia phương Tây, bà đồng thời cũng phải giải thích với họ mình sẽ thúc đẩy ổn định tại Eo biển Đài Loan ra sao. Nếu không, Mỹ gần như chắc chắn sẽ không hy sinh các lợi ích quốc gia của mình để hỗ trợ Đài Loan.
Video đang HOT
Thứ hai, Mỹ Latin đang thay đổi lập trường. Tình thế ngoại giao của Đài Loan không có nhiều lạc quan. Có khả năng lớn các đồng minh ngoại giao cuối cùng của hòn đảo sẽ hướng về Trung Quốc và thay đổi quan hệ với Đài Loan trong một tương lai gần.
Đài Loan vẫn là một hình mẫu phát triển kinh tế cho Mỹ Latin. Tuy nhiên, Sáng kiến Vành đai, Con đường của Trung Quốc cũng đang trở nên rất hấp dẫn cho các đồng minh của Đài Loan tại khu vực này.
Năm 2018, chưa đầy một tháng sau khi Cộng hòa Dominica dừng quan hệ ngoại giao với Đài Loan, Burkina Faso cũng làm điều tương tự. El Salvador cũng “đổi phe” từ Đài Bắc sang Bắc Kinh vào ngày 21/8. Theo SCMP, hiện số lượng đồng minh ngoại giao của Đài Loan chỉ còn 17.
Thứ ba, dường như bà Thái không hoàn toàn đặt niềm tin vào nguyên tắc một-Trung Quốc. Chính sách năm 1992 đề ra cả Bắc Kinh và Đài Bắc công nhận chỉ có một Trung Quốc, tuy nhiên, mỗi bên lại có những cách nhìn nhận khác nhau về vấn đề này.
Chừng nào Đảng Dân chủ tiến bộ của bà Thái còn giữ nguyên lập trường, gần như chắc chắn sẽ chưa đạt được một lệnh “đình chiến” trong cuộc xung đột ngoại giao giữa Bắc Kinh và Đài Bắc.
Đầu năm nay, một bài viết trên Foreign Affairs nhận định, “một số chính trị gia người Trung Quốc theo chủ nghĩa dân tộc cho rằng, Trung Quốc giờ chỉ còn một cơ hội ngắn ngủi để nắm giữ Đài Loan. Các cuộc nói chuyện về ‘hợp nhất bằng vũ lực’ đang gia tăng”. Cuộc chiến ngoại giao tiếp theo sẽ là khu vực Tam giá phía Bắc Trung Mỹ (bao gồm Guatemala, Honduras và El Salvador). Mỹ không hề hài lòng với quyết định hướng về Trung Quốc của El Salvador. Thượng nghị sỹ Mỹ Marco Rubio gọi đó là “một sai lầm kinh khủng” và sẽ gây “tổn hại thực sự tới quan hệ [của El Salvador] với Mỹ”.
Tuy nhiên, theo SCMP, Trung Quốc càng thu hẹp không gian ngoại giao của Đài Loan, bà Thái Anh Văn lại càng vận dụng hình thức ngoại giao phi chính thức nhiều hơn. Chuyến công du nước ngoài mới nhất của bà bao gồm một cuộc gặp gỡ với các đặc phái viên đến từ các đồng minh ngoại giao của Đài Loan, cũng như nhận một giải thưởng từ Ngôi nhà Tự Do (tổ chức phi chính phủ do Mỹ tài trợ).
Xu thế trên được đánh giá là sẽ tiếp tục trong thời điểm Đài Loan chuẩn bị cho cuộc bầu cử lãnh đạo vào tháng 1 tới. Chắc chắn nó cũng sẽ làm dấy lên những phản đối mạnh mẽ hơn nữa từ Bắc Kinh, thậm chí là cả đe dọa quân sự hoặc lôi kéo các đồng minh còn lại của Đài Loan.
Như một câu nói kinh điển của chính trường thế giới, “không có bạn bè hay đồng minh vĩnh cửu, chỉ có lợi ích là mãi mãi”, liệu Đài Loan có đủ sức mạnh và năng lực để thỏa mãn những lợi ích của các đồng minh hiện tại? Câu trả lời “Không” cũng đồng nghĩa với việc hòn đảo châu Á gần như không thể duy trì các quan hệ đồng minh hiện tại.
Phương Đỗ
Theo Toquoc
Chiến hạm John McCain phải di chuyển 'khuất mắt' Tổng thống Trump?
Nhà Trắng muốn Hải quân Mỹ di chuyển USS John McCain ra xa tầm mắt của Tổng thống Trump khi ông tới căn cứ hải quân Mỹ ở Nhật Bản, theo AP.
Tờ Wall Street Journal đưa tin, một quan chức của Bộ Tư lệnh Ấn Độ Dương- Thái Bình Dương của Mỹ đã gửi mail hướng dẫn các quan chức của hải quân và không quân về bài phát biểu của Tổng thống Trump trên chiến hạm USS Wasp khi ông tới thăm căn cứ Yokosuka, nhấn mạnh rằng "USS John McCain phải tránh xa tầm mắt của Tổng thống".
Theo tờ báo Mỹ, một tấm bạt được phủ lên tên của tàu khu trục USS John S. McCain ngay trước khi Tổng thống Trump tới căn cứ Yokosuka, một hoạt động của ông Trump trong chuyến công du tới Nhật Bản. Tuy nhiên, hải quân Mỹ khẳng định chiến hạm mang tên cố Thượng nghị sỹ Mỹ không hề bị che khuất trong suốt chuyến thăm của ông Trump.
Khu trục hạm USS John S. McCain. (Ảnh: Reuters)
Trước thông tin này, Tổng thống Trump khẳng định: "Tôi không được thông tin về bất cứ điều gì phải làm với USS John S. McCain trong chuyến thăm gần đây của tôi tới Nhật Bản".
Quyền Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ cũng nói rằng không nắm được thông tin về chỉ thị di chuyển USS John S McCain.
Khu trục hạm USS John McCain được đặt theo tên của ông nội và cha của Thượng nghị sĩ John McCain, 2 đô đốc tiếng tăm của Mỹ: John S.McCain, Sr. (1884 - 1945) và John S.McCain, Jr. (1911 - 1981). Vào tháng 7/2018, tên của Thượng nghị sỹ Mỹ được thêm vào tên gọi của con tàu này.
Tổng thống Trump và Thượng nghị sỹ McCain từng có mối quan hệ bất hòa trong quá khứ, đặc biệt là vào năm 2016, khi ông Trump công kích rằng ông McCain được coi là anh hùng chiến tranh chỉ vì ông đã bị bắt trong chiến tranh Việt Nam và rằng ông "thích những người chưa từng bị bắt".
Năm 2017, vị Tổng thống Mỹ cũng chỉ trích ông McCain vì bỏ phiếu chống lại việc hủy bỏ luật chăm sóc y tế ObamaCare ở Thượng viện. Vài tháng trước khi ông McCain qua đời, người thân của thượng nghị sỹ nói rằng ông không muốn Tổng thống Trump đến dự tang lễ của mình.
Hồi tháng 9/2018, nhà lãnh đạo Mỹ từng hứng chỉ trích dữ dội khi chơi golf và đăng tweet chỉ trích Canada trong lúc lễ tang của ông John McCain được cử hành ở Washington. Ông Trump cũng được cho là đã không cho Nhà Trắng công bố thông cáo báo chí về việc Thượng nghị sỹ đảng Cộng hòa qua đời dù nó được soạn sẵn.
(Nguồn: Sputnik )
SONG HY
Theo VTC
Đài Loan khai trương nhà máy sản xuất tàu ngầm để đối phó Trung Quốc Đài Loan hôm 9.5 đã khai trương một nhà máy sản xuất tàu ngầm trong một nỗ lực nhằm chống lại mối đe dọa quân sự đang gia tăng từ phía Trung Quốc. Hai chiếc tàu ngầm của Đài Loan - Ảnh: SCMP Theo hãng thông tấn AP, nhà lãnh đạo Đài Loan Thái Anh Văn đã chủ trì buổi lễ khai trương...