Thang Hen – Điểm du lịch sinh thái kỳ vĩ, mộng mơ
Khu du lịch sinh thái hồ Thang Hen nằm ở trung tâm Công viên địa chất toàn cầu non nước Cao Bằng, được mệnh danh là “Tuyệt tình cốc” với vẻ đẹp huyền bí, thơ mộng như bồng lai tiên cảnh giữa núi rừng, thuộc xã Quốc Toản, huyện Trà Lĩnh, cách thành phố Cao Bằng trên 20km.
Ảnh: Internet
Thang Hen tiếng Tày có nghĩa là “đuôi ong”, bởi từ trên cao nhìn xuống hồ có hình thoi như phần đuôi của con ong. Hồ được bao bọc bởi hệ thống rừng cây cổ thụ trùng điệp trên núi đá vôi.
Thang Hen là loại hồ nước ngọt tự nhiên trên núi cao nhất Việt Nam. Quanh năm nước xanh màu ngọc bích giống như một chiếc gương khổng lồ phản chiếu vạn vật thiên nhiên. Hang Thang Hen bên hồ có lối thông thẳng lên đỉnh núi, vòm hang soi bóng xuống mặt nước.
Hồ Thang Hen là một quần thể gồm 36 hồ nước ngọt tự nhiên với những tên gọi độc đáo như: Thang Vạt, Nà Ma, Thang Loỏng, Thang Hoi.., mỗi hồ có bờ ngăn riêng nhưng đều thông nhau qua hang động ngầm trong lòng núi đá. Khoảng cách giữa các hồ từ vài chục đến vài trăm mét.
Hồ là nơi tựu lại của sông suối quanh khu vực đổ về và chảy đi theo hệ thống hang động. Những ngày mưa lớn, nước trong hồ tràn sang các thung lũng xung quanh tạo thành một chuỗi hồ nước mênh mông, xanh ngát. Nếu như những hồ khác khi vào mùa lũ thường rất đục thì nước hồ Thang Hen luôn trong xanh.
Đặc biệt là vào tháng 9 – 10, thi thoảng chỉ sau vài giờ nước hồ tự nhiên rút cạn, song lại đầy ngay sau đó. Hiện tượng rút nước cạn ở hồ Thang Hen trong câu chuyện lưu truyền từ xa xưa của người dân địa phương là do loài thủy quái bị giam giữ nhiều năm trong thung lũng. Vào một cơn cuồng loạn bị săn đuổi, thủy quái này đã dùng móng vuốt tạo thành các hang động ngầm dưới lòng đất. Tuy nhiên, các nhà nghiên cứu kiến tạo địa chất có những lý giải khoa học về hiện tượng kỳ lạ này.
Video đang HOT
Một trong những điều thú vị tại hồ Thang Hen phải kể đến truyền thuyết kỳ bí của người dân tộc Tày ở Cao Bằng: Ngày xưa có một chàng trai tên là Sung. Chàng thông minh, khôi ngô tuấn tú và đã thi đỗ làm quan. Vua ban thưởng cho chàng về quê vinh quy bái tổ 7 ngày. Trong thời gian ấy, chàng kết tóc se tơ với một cô gái tên là Boóc. Vì mải mê quyến luyến bên người vợ xinh đẹp, chàng quên mất ngày trở về Kinh thành. Đến một hôm trời tối và là ngày cuối cùng trong kỳ nghỉ chàng mới sực nhớ. Giữa đêm đen trong rừng hoang vắng, chàng chạy được 36 bước chân thì chẳng may ngã, đầu đập vào núi rồi chết. 36 bước chân của chàng bây giờ là 36 chiếc hồ. Nơi chàng Sung nằm xuống chính là hồ Thang Hen, hồ lớn nhất trong quần thể 36 hồ.
Mỗi mùa trong năm, Thang Hen mang một vẻ đẹp kỳ ảo khác nhau bởi muôn màu hoa khoe sắc giữa khung cảnh thiên nhiên hùng vĩ, như: Hoa đào rừng, hoa mắc cọp, hoa lan… Riêng từ cuối Thu, hoa dã quỳ tưng bừng nở rộ, vàng rực cả một vùng rừng núi.
Tới đây, mọi người có thể du ngoạn trên hồ bằng thuyền độc mộc, hoặc men theo lối nhỏ khám phá rừng nguyên sinh. Hệ sinh thái rừng được bảo tồn nguyên trạng nên các loài chim thú và thảm thực vật khá đa dạng phong phú.
Cách hồ Thang Hen khoảng 2km là núi Mắt Thần (còn gọi là núi Thủng), ở giữa có một lỗ thủng xuyên thấu qua hai mặt của ngọn núi, lỗ thủng này hình tròn và có đường kính lên đến hơn 50m. Dưới chân núi là thung lũng với hồ nước vơi đầy theo mùa và bãi cỏ rộng còn nguyên vẻ hoang sơ.
Trong hành trình trải nghiệm khám phá tại Thang Hen, mọi người có thể tới tham quan làng Lũng Táo, một làng cổ với các ngôi nhà sàn dựng bằng gỗ nghiến. Tìm hiểu văn hóa và cuộc sống của đồng bào các dân tộc sinh sống quanh hồ và nghe hát then, sli, lượn, hoặc tham gia nhiều hoạt động như: Dệt vải, nhuộm màu vải chàm, đan mây tre và trò chơi dân gian lạy cỏ, đi cà kheo…
Tuy mở cửa chưa lâu, Khu dịch vụ du lịch hồ Thang Hen đã được đầu tư khá hoàn thiện, hài hòa giữa thiên nhiên với các con đường nhỏ uốn lượn bên sườn núi, các ngôi nhà thiết kế theo kiểu nhà sàn truyền thống có phòng nghỉ khép kín, phòng nghỉ tập thể, cùng các công trình tiện ích khác. Bên cạnh đó còn có các điểm du lịch cộng đồng của bà con. Nhiều món ăn mang bản sắc của dân tộc Tày làm hài lòng du khách, như: Thịt nướng 7 vị, nhộng ong xào măng chua, lạp sườn hun khói, miến dong đen nấu với thịt gà, nấm hương, cá chiên, rau dạ hiến, bánh áp chao…
Như nàng tiên ngủ trong rừng vừa tỉnh thức đi ra từ câu chuyện cổ tích, vẻ đẹp hoang sơ quyến rũ của Thang Hen hứa hẹn đem đến cho du khách trải nghiệm ấn tượng. Với sự quy hoạch tổng thể để quản lý và đầu tư bài bản nhằm tôn vính giá trị của Công viên địa chất toàn cầu non nước Cao Bằng, nơi này đã trở thành điếm nhấn kết nối với các tuyến du lịch của tỉnh, thu hút đông đảo du khách trong nước và quốc tế.
Hang Phượng Hoàng: Điểm du lịch sinh thái độc đáo
Quần thể danh thắng hang Phượng Hoàng - suối Mỏ Gà nằm cách thành phố Thái Nguyên hơn 40 km về phía Tây Bắc.
Đi trên Quốc lộ 1B kết nối Thái Nguyên - Lạng Sơn, ta dễ dàng nhìn thấy dòng nước trong vắt, tung bọt trắng tuôn chảy như dải lụa.
Hang Sáng có cửa hang khá rộng nên những tia nắng buối sáng có thể lọt qua kẽ lá vào trong hang
Hang Phượng Hoàng được chia thành 4 tầng với cấu trúc độc đáo. Nằm trên đỉnh dãy núi Phượng Hoàng ở độ cao hơn 300m, đây là hang động đẹp với cấu trúc hang trong hang, lối vào các hang là cửa đá chỉ vừa đủ 1 người đi qua, nhưng khi vào trong thì mở ra không gian rộng lớn với những nhũ đá và các khối hóa thạch nhiều hình thù, màu sắc làm cho không gian lung linh, huyền ảo.
Ngoài cùng là hang Sáng diện tích khoảng 200m2, phía trên lối vào hang là khoảng không khá rộng, luôn đủ ánh sáng. Hang Sáng do tiếp xúc nhiều với môi trường bên ngoài nên ít nhũ đá và luôn khô ráo.
Đi sâu xuống phía cuối hang Sáng là 1 cửa đá chỉ lọt 1 người đi khom lưng. Bên trong mở ra không gian rộng lớn hơn nhiều so với hang ngoài - đây là hang Dơi vì thường có loài dơi rừng về cư trú. Hang Dơi có nhiều cột nhũ đá, khối thạch đá lớn giữa hang có hình thù giống tượng Quan Thế Âm Bồ Tát. Tiếp tục đi vào phía trong và xuống dưới chừng 50m chúng ta sẽ thấy nhiều khối đá, vách đá có hình thù đẹp mắt.
Hang Dơi ở phía trong hang Sáng, với nhiều khối thạch nhũ đá vôi có hình thu như tượng Phật Bà Quan âm, đây cũng là nơi loài dơi thường đến cư ngụ
Cuối hang Dơi có 1 hốc đá nhỏ khá dài vừa đủ cho 1 người chui qua, đó là cửa dẫn lối vào hang tiếp theo. Do ở độ sâu khoảng 50m so với đỉnh núi nên gần như ánh sánh bên ngoài không lọt vào được nên gọi là hang Tối. Để đảm bảo an toàn cho du khách, hiện nay hang Tối và các hang đều được lắp hệ thống chiếu sáng nhiều màu sắc làm nổi bật các hình khối. Du khách đi dọc hang Tối khoảng 50m sẽ gặp 1 bãi đá rộng khá bằng phẳng, phía dưới là dòng suối nhỏ.
Cuối hang Tối là vách đá cao dựng đứng, lô nhô cột nhũ đá so le như khu vườn nhiều cây cối. Ở độ sâu khoảng 100m từ đỉnh núi Phượng Hoàng, không khí trong hang luôn mát lạnh.
Trước đây, để chinh phục hang Khô bạn phải có đủ sức khỏe và kỹ năng leo núi, gậy chống, bởi khi đó lối lên núi chưa được xây đá và lắp tay vịn như ngày nay.
Suối Mỏ gà bắt nguồn từ trong dãy núi Phượng Hoàng, đi sâu vào bên trong là 1 hang động khá rộng chứa nhiều nước trong, mát quanh năm
Cạnh lối lên hang khô là suối Mỏ Gà, thường gọi là hang Ướt. Đó là dòng nước trong mát chảy quanh năm bắt nguồn từ lòng dãy núi Phượng Hoàng. Ngược theo thác nước chừng 50 m ta bắt gặp 1 cửa hang rộng, vách hang có nhiều nhũ đá, dưới chân là dòng suối mát lạnh, đôi chỗ sâu đến thắt lưng, có thể làm bãi tắm. Những ngày hè nóng bức thì đây là nơi lý tưởng để mọi người "giải nhiệt", chơi đùa với dòng nước trong lành, hòa mình vào thiên thiên kỳ thú.
Anh Vũ Tiến Dũng (phường Tân Thành, TP. Thái Nguyên) cho biết: Cách đây vài chục năm anh đến hang Phượng Hoàng, nhưng lúc đó mọi thứ còn rất hoang sơ, lối lên hang chưa được xây bậc, không tay vịn và rất nhỏ; suối Mỏ Gà cũng chỉ như 1 mương nước; khi đó ở đây chưa có khu bể bơi và dịch vụ ăn nghỉ như bây giờ. Điều quan trọng hơn ở đây du khách đến đông hơn, có nhiều loại hình dịch vụ hơn.
Nằm trên địa bàn huyện Võ Nhai, ngoài khám phá hang Phượng Hoàng - suối Mỏ Gà, du khách còn có thể tìm hiểu về quần thể di chỉ khảo cổ học tại Thần Sa, ngắm thác Mưa Rơi, lội thác 7 tầng và chiêm bái đền Cô Tiên, khám phá khu di tích rừng Khuôn Mánh...
Nha Trang - Đà Lạt style: Điểm đến mới ấn tượng Nha Trang - Đà Lạt style, một điểm du lịch sinh thái hoàn toàn mới, chính thức khai thác vài tháng nay, sau những ngày đại dịch. Cổng chào. Cách Nha Trang 38 km, vượt qua cổng chào huyện Khánh Vĩnh trên cung đường Khánh Lê - Đà Lạt, và khoảng 10 km là chạm gặp chân đèo Khánh Lê, có một thung...