Thang Duy – ‘Hoa đán bị phong sát’ tái xuất lộng lẫy tại Cannes 2022
Mỹ nhân xứ đại lục Thang Duy đã thu hút sự chú ý lớn từ giới báo chí khi cô bất ngờ xuất hiện tại thảm đỏ LHP Cannes 2022, sau một khoảng thời gian ở ẩn để chăm lo cho gia đình.
Ngày 23/5, Sina đưa tin Thang Duy cùng đạo diễn Park Chan Wook và nam diễn viên Park Hae Il tham dự Liên hoan phim Cannes 2022. Họ góp mặt để quảng bá và chuẩn bị cho buổi ra mắt bộ phim Decision to Leave ( Quyết tâm chia tay) – một trong những tác phẩm tranh giải Cành cọ Vàng năm nay.
Theo Sina, sự xuất hiện của Thang Duy nhận được sự chú ý từ truyền thông Trung Quốc. Đây là lần hiện diện hiếm hoi của nữ diễn viên tại sự kiện điện ảnh danh giá sau nhiều năm hạn chế đóng phim, lui về chăm lo cuộc sống gia đình. Thang Duy diện trang phục sắc trắng đơn giản, thanh lịch. Cô được khen trẻ trung ở tuổi 43.
Tính đến thời điểm hiện tại, Decision To Leave là bộ phim Hàn Quốc thứ 2 mà Thang Duy tham gia diễn xuất, trước đó là Thu Muộn vào năm 2010. Phim kể về một thám tử phải lòng một góa phụ bí ẩn sau khi cô trở thành nghi phạm chính trong cuộc điều tra giết người mới nhất của anh ta.
Thang Duy bên đạo diễn Park Chan Wook và tài tử Park Hae Il. Ảnh: Sina.
Ngày 24/5, Liên hoan phim Cannes tiếp tục diễn ra với buổi công chiếu tác phẩm Decision to Leave (Quyết tâm chia tay). Thang Duy, tài tử Park Hae Il và đạo diễn Park Chan Wook có mặt trên thảm đỏ sự kiện để tham dự buổi ra mắt tác phẩm.
Nữ minh tinh diện thiết kế xẻ ngực sâu gợi cảm của nhà mốt Fendi. Ảnh: Sina.
Sự xuất hiện của cô thu hút sự chú ý lớn từ giới truyền thông. Ảnh: Sina.
Nữ diễn viên đồng hành cùng đạo diễn Park Chan Wook và tài tử Park Hae Il trên thảm đỏ. Ảnh: Sina.
Video đang HOT
Tác phẩm tâm lý theo chân chàng sĩ quan cảnh sát Hye Jun (Park Hae Il). Anh nhận nhiệm vụ điều tra một cái chết bí ẩn trên vùng núi và nghi ngờ vợ của kẻ quá cố, Seo Rae (Thang Duy), có liên quan. Tuy nhiên, Hye Jun dần nảy sinh tình cảm với người phụ nữ này. Mối quan hệ tình cảm mở ra những thay đổi trong cuộc đời của cả hai.Kịch bản Decision to Leave do Park Chan Wook – đạo diễn bậc thầy với lối kể chuyện giàu tính triết lý, hình ảnh ấn tượng thị giác – cùng Jeong Seo Kyeong viết. Hai người từng hợp tác qua các bộ phim I’m a Cyborg, but That’s OK (2006), Thirst (2009) và The Handmaiden (2016).Theo Sohu, Decision to Leave là phim Hàn Quốc thứ hai Thang Duy diễn xuất, sau Thu muộn đóng cặp với Hyun Bin năm 2010.
Sau khi trailer phim được công bố, Thang Duy được khen khả năng đọc thoại tiếng Hàn trôi chảy, giàu cảm xúc. Truyền thông Trung Quốc nhận xét cô là hình mẫu diễn viên để nghệ sĩ trẻ xứ tỷ dân noi theo.
Thang Duy trong bộ phim Decision to Leave. Ảnh: Allkpop.
Thang Duy sinh năm 1979, gia nhập ngành giải trí từ năm 2004. Cô được biết đến nhiều với vai diễn Vương Giai Chi trong phim Sắc, Giới của đạo diễn Lý An. Tác phẩm giúp người đẹp giành được giải Nghệ sĩ mới xuất sắc tại giải Kim Mã năm 2007. Năm 2011, cô cũng đoạt giải Nữ chính xuất sắc tại Baeksang Arts Awards với tác phẩm Thu muộn.
Thang Duy nằm trong nhóm 8 hoa đán của nền điện ảnh Trung Quốc Đại lục gồm Triệu Vy, Châu Tấn, Chương Tử Di, Từ Tịnh Lôi, Phạm Băng Băng, Lý Băng Băng, Thư Kỳ. Cô được yêu thích nhờ khả năng diễn xuất và được mệnh danh là “nữ thần văn nghệ” với vẻ đẹp tinh tế, khí chất đặc biệt, phù hợp với màn ảnh rộng.
Thang Duy kết hôn với đạo diễn Kim Tae Young vào năm 2014. Họ bén duyên sau bộ phim Thu muộn. Sau khi lập gia đình, cô sống tại Hàn Quốc, kín tiếng đời tư.
Loạt phim gây tranh cãi trong lịch sử 75 năm của LHP Cannes
Bên cạnh những tác phẩm gây tiếng vang, LHP Cannes cũng từng hứng chịu làn sóng phản đối dữ dội từ dư luận khi công chiếu những bộ phim có nội dung gây tranh cãi.
Trong suốt lịch sử hơn 7 thập kỷ lừng lẫy, LHP Cannes đã trở thành kinh đô hoa lệ của nền điện ảnh thế giới. Mỗi khi bước sang tháng 5, cả thế giới lại hướng về Cannes - nơi quy tụ nhiều tác phẩm đặc sắc cùng dàn sao hùng hậu.
Tuy nhiên, sự kiện điện ảnh danh giá này cũng có không ít lần hứng chịu làn sóng phản đối dữ dội từ dư luận khi công chiếu những bộ phim có nội dung gây tranh cãi.
Sở dĩ những bộ phim dự LHP Cannes thường gây tranh cãi bởi Cannes đề cao tính sáng tạo, tuyên ngôn nghệ thuật đậm đặc tính cá nhân của các đạo diễn.
Taxi Driv
"Taxi Driv" của đạo diễn Martin Scorsese công chiếu tại LHP Cannes năm 1976. Nhân vật chính của bộ phim là một cựu chiến binh - Travis Bickle (Robt De Niro thủ vai). Tinh thần bất ổn của Travis với những phân cảnh bạo lực khiến nhiều người xem cảm thấy khó chịu.
Phần bạo lực cao trào của "Taxi Driv" đã châm ngòi cho các cuộc tranh luận gay gắt về câu hỏi đạo đức trong phim. Theo Hollywood Report, bộ phim "khiến khán giả hét lên vì sợ hãi, nhiều người bước ra khỏi rạp với khuôn mặt quay cuồng".
Năm đó, Chủ tịch Hội đồng giám khảo Cannes là Tennessee Williams đã công khai chỉ trích nội dung phim: "Xem cảnh bạo lực trên là một trải nghiệm tàn bạo đối với khán giả".
Tuy nhiên, cuối cùng, ban giám khảo đã quyết định trao giải Cành Cọ Vàng danh giá cho "Taxi Driv". Nhà sản xuất Michael Phillips cho biết: "Một nửa số khán giả đã đứng lên vỗ tay tán thưởng. Nửa còn lại la ó khi phim kết thúc".
"Taxi Driv" thắng giải Cành Cọ Vàng trong tranh cãi nảy lửa.
24 Hour Party People
"24 Hour Party People" mô tả những ngày vinh quang của nền âm nhạc pop ở Anh cuối những năm 70. Bộ phim hài tưởng chừng như "vô hại" của Michael Wintbottom lại bị nhiều khán giả bất bình. Trong phim, các giọng ca chính là Joy Division và Happy Mondays đã đầu độc hơn 3.000 con chim bồ câu bằng bánh mì tẩm hóa chất độc hại như thuốc diệt chuột, cocaine, thuốc lắc...
Không chỉ bị phản đối vì bộ phim, "24 Hour Party People" còn có màn PR kỳ cục khi để các sao nam tấn công lẫn nhau bằng... bồ câu giả.
"Titane"
Năm 2021, "Titane" do nữ đạo diễn Julia Ducournau thực hiện gây xôn xao khi chiến thắng Cành Cọ Vàng - giải thưởng danh giá nhất tại LHP Cannes. Phim gây tranh cãi dữ dội.
Một bên ý kiến cho rằng "Titane" mới mẻ, cao trào, một bộ phận lại đánh giá phim "độc đáo đến mức kỳ quái". Truyền thông gọi đây là "bộ phim gây sốc nhất năm" với nhiều cảnh bạo lực, nhạy cảm.
Tác phẩm xoay quanh câu chuyện về cô bé Alexia (do Agathe Rousselle đóng) từng bị tai nạn ôtô khi còn nhỏ. Cô bé được gắn một tấm titanium trong đầu và bị hấp dẫn một cách kỳ lạ bởi những chiếc ôtô.
"Titane" được nhận xét là độc dị, thử thách sức chịu đựng của người xem.
The Brown Bunny
"The Brown Bunny" do Vincent Gallo viết kịch bản, đạo diễn, sản xuất, quay phim và kiêm luôn vai nam chính. Nội dung phim xoay quanh tay đua xe đi xuyên quốc gia, bị ám ảnh về những kỷ niệm với cô người yêu cũ tên Daisy (Chloe Sevigny thủ vai).
Khi ra mắt tại Liên hoan phim Cannes 2003, phim thu hút nhiều sự chú ý của giới truyền thông vì cảnh phản cảm giữa Gallo và Sevigny. Nhà phê bình Rog Eg không ngần ngại gọi đây là "bộ phim dở nhất trong lịch sử Cannes".
Trước phản ứng gay gắt của khán giả và giới phê bình, đạo diễn, sản xuất kiêm nam chính Vincent Gallo phải đứng ra xin lỗi công khai.
"Chú thỏ nâu" tại Liên hoan phim Cannes 2003 đã đưa sự nghiệp của cặp diễn viên chính xuống dốc không phanh.
Bộ phim có hậu trường "kinh hoàng" và bẽ bàng bậc nhất LHP Cannes "Blue is the warmest colour" (Màu xanh là màu nóng) đoạt Cành Cọ Vàng tại LHP Cannes 2013 được xem là bộ phim có màn đấu tố, cãi vã có "một không hai" giữa đạo diễn người Pháp Abdellatif Kechiche và 2 nữ chính. "Blue is the warmest colour" từng nhận được cơn mưa lời khen từ giới phê bình phim khi trình...