Tháng đưa mẹ chồng 10 triệu vẫn bị chửi là “Keo kiệt”, con dâu tuyên bố: “Ăn riêng! Không đưa tiền cho mẹ nữa!”
“Con nghĩ con có làm gì cũng không hài lòng mẹ hết, thôi thì mẹ cho chúng con xin phép ăn riêng ạ. Con không đưa tiền cho mẹ nữa, tiền của con con tiêu!”.
- 10 triệu bạc không đủ xúc miệng mà vợ anh còn nói thế này thế kia?? Thứ nhà quê keo kiệt như nó bảo sao tôi không ghét mới lạ đấy. Từ tháng sau vợ anh không đưa hơn thì dọn ra mà ở riêng, 10 triệu thì chồng ăn vợ nhịn.
- Mẹ à, vợ chồng con mới cưới nhau, lương cũng không dư giả cho lắm, mẹ thông cảm được không??
- Không thông cảm gì hết, nhà này có nguyên tắc làm dâu, sống chung thì phải nộp ít nhất 20 triệu/tháng. Mày không thấy, con dâu nhà mấy bà hàng xóm đứa nào cũng giàu, biếu mẹ chồng cả bạc núi tiền kia à??
- Mẹ ạ, con xin lỗi vì đã không thể biếu mẹ nhiều hơn số đó. Nhưng con nghĩ con có làm gì cũng không hài lòng mẹ hết, thôi thì mẹ cho chúng con xin phép ăn riêng ạ. Con không đưa tiền cho mẹ nữa, chi tiêu thế nào mẹ cứ để kệ vợ chồng con ạ.
- Vợ, em dám ăn riêng sao??
- Đến nước này rồi, phải ăn riêng thôi ăn.
Nói là làm, hôm sau Vi bắt chồng đèo đi sắm bếp, đồ nấu nướng riêng không chung đụng với mẹ chồng. Mỗi ngày cô tranh thủ về sớm hơn 1 tý lo cơm nước, con cái. Và tuyệt nhiên mẹ chồng – nàng dâu không hay xảy ra mâu thuẫn nữa, mà tính tổng chi tiêu ăn uống cả tháng ấy vợ chồng Vi mới tiêu hết có 7 triệu. Vậy mà mẹ chồng cô vẫn còn chê 10 triệu là ít.
(ảnh minh họa)
Video đang HOT
Từ hồi Vi không đưa tiền, ăn riêng mẹ chồng ăn uống hà tiện đi hẳn. Cô con gái lấy chồng rồi nhưng cứ suốt ngày gọi điện mẹ vòi tiền, còn bà thì bức tức quá quát lên.
- Tao làm gì có tiền, trước chị dâu mày đưa còn có đồng tiêu, giờ chẳng có đồng nào. Mày đấy, lấy chồng không tự lo cho cuộc sống đi, lúc nào cũng bắt tao lo cho mày là sao chứ??
Nghe mẹ chồng nói với em chồng như vậy, Vi chỉ tủm tỉm cười rồi vào xin phép mẹ chồng.
- Mẹ ạ, sang tháng vợ chồng con xin phép ra ở riêng ạ. Chúng con đã thuê 1 căn chung cư rồi ạ. Ngày mai bọn con bắt đầu chuyển đồ ạ.
- Chúng mày định bỏ ông bà già này đi sao??
- Dạ, con sợ làm phiền bố mẹ, với lại vợ chồng con cũng muốn có không gian riêng nên ra ngoài ở ạ. Cuối tuần chúng con sẽ về thăm bố mẹ ạ.
Vợ chồng Vi dọn đi, nhà chỉ còn mỗi 2 ông bà già mẹ chồng Vi mới thấy trống trải, cô đơn đến nhường nào. Bà nhận ra rằng có lẽ bà đã quá khắt khe, tham lam so với con dâu. Đáng lẽ ra bà nên vuôn thu cho con cái, không nên lấy tiền của chúng nó, để chúng nó tích tiền mua nhà vậy mà bà cứ gây áp lực lên con dâu. Con dâu bà đi làm lương cũng chẳng được bao nhiêu, nó đã đưa bà 10 triệu/tháng rồi vậy mà bà vẫn mắng nó keo kiệt. Bà sai, sai quá rồi…
Bây giờ bà muốn xin lỗi, muốn vợ chồng Vi quay về sống cùng ông bà như ngày trước cho vui, nhưng Vi nhất định từ chối vì cô nghĩ “chẳng dại gì phải sống chung với mẹ chồng cho khổ, ở riêng tự to tự tại, làm bao nhiêu tiêu từng đấy cho thoải mái”. Ở gần rồi lại nhiều chuyện, gia đình tan vỡ, thôi thì cứ ở xa, có khi lại được mẹ chồng thương, quý hơn cả con gái bà ấy chứ??
Tiểu My
Theo kenhsao.net
Đang thất nghiệp, bết bát bỗng được cho tiền tỷ mở công ty và bí mật của vợ
Tất cả đàn ông đều coi công việc là sự thể hiện bản lĩnh và giá trị bản thân. Khi thất nghiệp, cảm giác thất bại, vô dụng thậm chí còn lớn hơn cả nỗi lo lắng về thu nhập. Họ rất sợ bị vợ con coi thường, hạ thấp.
Mặc dù đã được vợ to nhỏ về việc nên làm cố định ở một nơi, anh Dũng vẫn rất tự tin vào năng lực của mình, sẵn sàng "nhảy việc" khi có lời mời về vị trí và lương bổng hấp dẫn hơn. Trong 5 năm, anh đã "nhảy việc" 3 lần. Cú nhảy cuối cùng với vị trí "giám đốc", lương "1000 đô" đã nhanh chóng rơi vào vực thẳm khi Cty làm ăn gian dối, Chủ tịch Hội đồng quản trị phải ra Tòa. Anh Dũng "hú vía" vì mới về nên không bị liên đới.
Tuy nhiên, việc xin việc trở lại không dễ như anh tưởng. Các Cty trước đây anh từ bỏ đều đã "ấm chỗ". Thậm chí, tiếng tăm "đứng núi nọ trông núi kia" của anh đã được lan truyền trong giới tuyển dụng, chẳng ai muốn dùng một người không hết lòng vì công việc. Năm tháng ở nhà, anh Dũng suốt ngày say xỉn, uống rượu vào lại ngồi chửi đổng, mắng vợ, giận con là "lũ ăn bám". Hết tiền nhậu, anh bán cả xe, cả điện thoại.
Chồng thường xuyên say xỉn, quát nạt vợ con. Ảnh minh họa
Chị Bình kể lại: "Suốt ngày nhìn chồng say xỉn, chửi đổng mình thực sự phẫn uất. Một tay mình vất vả chăm sóc các con, thu vén gia đình đã mệt mỏi lắm rồi. Chồng không mang tiền về thì cũng phải giúp vợ việc nhà. Đằng này cứ như "bố ông giời". Hơn nữa, động nói cái gì anh ấy cũng cho rằng mình "bới móc, chê bai".
Kể chuyện học của con thì anh ấy bảo mình "đòi tiền". Im lặng thì anh ấy bảo mình "coi thường". Mình thấy giận dữ, nhiều lúc, mình chỉ muốn quẳng vào mặt anh ấy tất cả sự phẫn uất, bực bội của mình, để anh ấy hiểu, mình cần một người chồng nâng đỡ vợ về mặt tinh thần, chia sẻ khó khăn với nhau chứ không cưới chồng về để lấy tiền.
Nhưng cũng cố phải kiềm chế. Lúc nào, giữa hai vợ chồng cũng như có khoảng cách, tâm trạng nặng như đeo đá. Hai vợ chồng ngủ riêng cả tháng, chẳng động đến nhau".
Đứng trước nguy cơ gia đình tan vỡ, chị Bình gom tiền dành dụm, vay thêm tiền của họ hàng, bạn bè, bàn bạc với bố mẹ chồng, để ông bà đứng ra mở Cty Du lịch riêng và mời chồng chị về làm Giám đốc. "Mình mở thì sợ chồng tự ái, có khi lại nghĩ xiên nghĩ xẹo không thèm "núp váy vợ" - chị cười vui.
Thông minh, nhanh nhẹn, thông thạo ngoại ngữ, chồng chị nhanh chóng thu hút được khách du lịch. Cty làm ăn phát đạt, chồng chị phấn chấn, vui vẻ trở lại. Kinh doanh có lãi, trả vốn cho bố mẹ, lúc bấy giờ, ông bà mới đem chuyện ra kể. Anh Dũng xoa đầu cười ngượng ngịu với vợ.
Lúc vui, anh hỏi chị sao lại dám trao vào tay anh cả một Cty lớn như vậy, chị chỉ cười: "Em tin tưởng anh thì mới cưới anh. Đâu phải đợi lúc anh thành công hay thất bại mới có niềm tin". Anh càng hiểu thêm về sự chân thành và hết lòng vì chồng của vợ nên yêu thương, chăm sóc chị nhiều hơn, có vui buồn, lo lắng, anh đều chia sẻ để hai vợ chồng cùng tìm cách giải quyết. Có lúc, chị Bình còn thầm cảm ơn sự thất bại đã khiến vợ chồng chị "tìm lại nhau", hiểu hơn về nhau.
Người vợ nên khéo léo giúp chồng lấy lại sự tự tin. Ảnh minh họa
Theo chuyên gia tâm lý Trịnh Trung Hòa, khi phụ nữ thất nghiệp, chị em thường dễ chấp nhận hoàn cảnh, tạm thời lui về làm việc nội trợ, chăm sóc con cái. Nhưng tất cả đàn ông đều coi công việc là sự thể hiện bản lĩnh và giá trị bản thân. Khi thất nghiệp, cảm giác thất bại, vô dụng thậm chí còn lớn hơn cả nỗi lo lắng về thu nhập. Họ rất sợ bị vợ con coi thường, hạ thấp.
Đàn ông cũng trở nên nhạy cảm nên dễ tự ái, tổn thương hơn. Thậm chí cả người vợ cư xử khéo léo, động viên chồng cũng vẫn khiến người chồng mặc cảm và giận dữ. Mâu thuẫn, xung đột gia đình là điều khó tránh khỏi. Tuy nhiên, người vợ đừng quá lo lắng, sợ hãi và cảm thấy bị đe dọa về ổn định gia đình khi chồng thất nghiệp.
Chị em nên cố gắng tằn tiệm, giảm chi tiêu và nhu cầu sinh hoạt gia đình để tránh áp lực cho chồng. Người vợ không chỉ tránh đề cập đến tiền nong mà nên chủ động đưa tiền tiêu vặt cho chồng, tránh việc đẩy chồng vào cảnh "ngửa tay xin vợ".
"Người vợ không nên dồn ép chồng đi tìm việc, không khen ngợi hay chỉ bảo chồng mà tin dành cho anh ấy khoảng thời gian suy ngẫm, lên kế hoạch và tự động tìm lối thoát cho mình. Nếu anh ấy chia sẻ với bạn các cơ hội thì nên động viên, khuyến khích cho dù cơ hội đó lớn hay nhỏ.
Người vợ nên bày tỏ sự tin tưởng vào khả năng của anh ấy, yêu thương anh ấy cho dù anh ấy đang tạm thời thất bại. Đối với nhiều người, thất bại chỉ là thước đo lòng chung thành, sự tận tụy, tình yêu và niềm tin trong hôn nhân. Hôn nhân sẽ bền chắc hơn nếu như hai vợ chồng sát cánh bên nhau vượt qua khó khăn" - ông Hòa cho biết.
Theo afamily.vn
Sau ly hôn, chồng cũ không chu cấp cho con đồng nào, vợ cũ làm động thái này khiến anh ta phải đi chuyển tiền gấp Hắn hẹn vậy thôi, chứ trong lòng hắn xác định sẽ không đưa tiền. Có đưa hay không thì con trai vẫn là con hắn, thằng bé vẫn là cháu nội của bố mẹ hắn... Hắn và nàng ly hôn thuận tình. Lí do thì nhiều. Do cuộc sống chung chất chứa mâu thuẫn không thể hòa giải, và giọt nước làm tràn...