Thặng dư thương mại 2020 của Australia đạt mức kỷ lục
Theo Global Times, ngày 4-2, Cục Thống kê Australia (ABS) công bố thặng dư thương mại và dịch vụ năm 2020 đạt mức 72,7 tỷ đô la Australia, tăng 5,2 tỷ so với mức thặng dư 67,5 tỷ được ghi nhận vào năm 2019.
Ảnh minh họa: Reuters
Các số liệu được công bố sau một năm căng thẳng thương mại giữa Australia và Trung Quốc – đối tác thương mại lớn nhất quốc gia này về nhiều sản phẩm và dịch vụ, từ hàng hóa nông nghiệp cho đến các dịch vụ như giáo dục và du lịch.
ABS cho biết, sự gia tăng thặng dư thương mại và dịch vụ khiến nhập khẩu giảm mạnh so với xuất khẩu. Cụ thể, nhập khẩu của Trung Quốc từ Australia đã giảm 5,3%, theo dữ liệu của hải quan Trung Quốc hồi giữa tháng 1 vừa qua.
Xuất khẩu hàng hóa Australia sang Trung Quốc đã tăng 21% trong tháng 12-2020, lên mức cao nhất trong 6 tháng, tương đương 13,3 tỷ đô la Australia, theo CNBC.
Quan hệ thương mại căng thẳng với Trung Quốc cũng tác động đến nhiều lĩnh vực khác của Australia, trong đó có rượu vang. Xuất khẩu mặt hàng này sang thị trường Trung Quốc đã giảm 29%, xuống còn 96 triệu lít trong năm 2020. Hồi tháng 11-2020, Trung Quốc cũng đã áp đặt mức thuế chống phá giá lên đến 212% đối với rượu vang Australia.
Căng thẳng thương mại mới giữa Trung Quốc và Australia
Ngày 25/11, Bộ Ngoại giao Trung Quốc cho biết nước này đã phát hiện nhiều lô hàng than đá nhập khẩu từ Australia không đáp ứng các tiêu chuẩn về môi trường.
Theo người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Triệu Lập Kiên, trong những năm gần đây, hải quan Trung Quốc đã tiến hành đánh giá nhằm giám sát những rủi ro về an toàn và chất lượng của than đá nhập khẩu, và đã phát hiện nhiều loại than đá nhập khẩu không đáp ứng những tiêu chuẩn về môi trường. Cũng theo ông Triệu Lập Kiên, cùng với biện pháp này, Trung Quốc đã tăng cường kiểm tra và thử nghiệm loại than trên về độ an toàn, chất lượng và khả năng đáp ứng những tiêu chuẩn về môi trường nhằm bảo vệ tốt hơn các lợi ích chính đáng và những lợi ích về môi trường của nước này.
Than đá là mặt hàng mới nhất của Australia mà phía Trung Quốc có thể áp đặt biện pháp trừng phạt trong bối cảnh gia tăng căng thẳng thương mại giữa hai nước trong thời gian gần đây. Trung Quốc đã có nhiều động thái nhằm vào các nhà xuất khẩu của Australia, bao gồm áp đặt thuế chống bán phá giá và trợ cấp nhà nước lên tới 80,5% đối với lúa mạch của Australia, đình chỉ nhập thịt bò từ 5 nhà máy chế biến hàng đầu của Australia, xúc tiến 2 cuộc điều tra chống bán phá giá với rượu vang của nước này cũng như có "hành động phân biệt đối xử" đối với các nhà sản xuất bông của Australia. Mới đây nhất, hôm 12/11, Trung Quốc đã đình chỉ một số hoạt động nhập khẩu gỗ từ Australia, cụ thể là từ bang Victoria của nước này sau khi phát hiện có sâu bệnh trong loại gỗ trên. Trước đó, hồi đầu tháng này, Chính phủ Australia đã thông báo ngừng xuất khẩu tôm hùm bông sang Trung Quốc - thị trường tiêu thụ tôm hùm bông lớn nhất của Australia sau khi Trung Quốc áp đặt quy định kiểm tra hải quan mới đối với hải sản tươi sống của nước này.
nCoV có thể bám trên thực phẩm đông lạnh Trung Quốc dừng hợp tác một tuần với công ty PT Putri Indah, Indonesia, sau khi phát hiện nCoV trên bao bì cá hố đông lạnh. Hôm 18/9, Hải quan Trung Quốc phát hiện nCoV trên bao bì một gói cá hố đông lạnh nhập khẩu từ công ty chế biến và xuất khẩu hải sản PT Putri Indah. Tổng cục Hải Quan...