Tháng củ mật: Đạo chích hoành hành
Thủ đoạn của tội phạm ngày càng tinh vi hơn, nhất là trong tháng cuối năm. Gia chủ ở nhà chúng vẫn liều lĩnh đột nhập chôm chỉa tài sản. Thậm chí, chúng còn giả làm người bán hàng để vào nhà ngon ngọt lừa tiền.
“Mê muội” mang tiền ra nộp
Xưa các cụ gọi tháng Chạp là “ tháng củ mật” bởi tháng ấy nhiều trộm đạo. “Củ” là củ soát, kiểm soát, còn “mật” là cẩn mật, nghĩa là kiểm soát cẩn mật. Đến tháng Chạp này, các quan phủ thường hay nhắc nhở những người dân cần cẩn mật, các tuần đinh phải tăng cương kiểm soát cẩn mật để phòng ngừa đạo chích. Cho đến nay, tháng Chạp vẫn được coi là “tháng củ mật”. Đây là tháng làm ăn không chỉ của người lương thiện mà của cả người không lương thiện vì cuối năm ai cũng có nhu cầu Tết. Do đó, đạo chích tăng cường tăm tia để có món nọ món kia. Tiến sĩ xã hội học Trịnh Hòa Bình
Xây xong ngôi nhà 5 tầng khang trang ngay mặt đường Nguyễn Trãi, quận Thanh Xuân, Hà Nội khi chỉ còn hơn nửa tháng nữa là đến Tết Nguyên đán, gia đình bà Nguyễn Thị Hoa chưa kịp vui mừng thì “dính” ngay một cú lừa ngoạn mục.
Chồng mất đã lâu, bà Hoa (65 tuổi) ở vậy nuôi 5 người con thành đạt. Cách đây 2 hôm (15/1), như mọi ngày bà Hoa định chạy ra chợ gần nhà để mua đồ chuẩn bị cho tết. Chưa kịp ra đến cửa thì bà gặp 2 người phụ nữ xách một túi hàng tiến vào.
Sau này, bà Hoa chỉ kịp nhớ lại là họ đi xe máy biển số của Hải Phòng. Họ vào nhà mời bà mua mỹ phẩm và bôi vào tay bà một loại kem gì đó như để thử phản ứng của da. Rồi không hiểu “ma xui, quỷ khiến” thế nào mà còn 25 triệu để chuẩn bị mua một số đồ dùng trong nhà và sắm Tết bà mang ra đưa hết cho họ. Chưa dừng ở đó, sực nhớ ra trên gác còn 2 triệu đồng, bà Hoa tất tả chạy lên lấy đưa nốt.
Chỉ khi tiếng xe máy đi khuất, sau khi thẫn thờ một lúc, bà Hoa choàng tỉnh và phát hiện ra mình đã bị lừa. Các con bà đành an ủi “của đi thay người” vì mới xây nhà xong.
Các cụ từ xưa đến nay thường hay nhắc nhở tháng Chạp là tháng “củ mật”, trộm cắp hoành hành rất mạnh. Gia chủ chỉ cần sơ sẩy thì của nả trong nhà sẽ lần lượt đội nón ra đi.
Rét đậm, sơ hở cho kẻ gian
Trong những ngày đầu tháng Chạp, chị Dương Thị Thủy ở Cầu Diễn, huyện Từ Liêm (Hà Nội) khi đi làm về sững sờ phát hiện cửa ngách đã bị kẻ gian bẻ phá khóa đột nhập, lục soát tài sản. Trên phòng ngủ tầng 2, chiếc két sắt nhỏ bên trong gồm giấy tờ như “sổ đỏ”, các loại bằng cấp, hợp đồng kinh tế đã không cánh mà bay.
Video đang HOT
Hiện trường cho thấy, kẻ trộm đã nhằm vào “điểm yếu” nhất của căn hộ để đột nhập là cửa phụ với thiết kế một lớp cửa sắt, sử dụng khóa treo. Trong khi đó cửa chính là loại cửa cuốn khó phá hơn. Kẻ trộm đã lấy một chiếc chăn len của gia chủ để “ôm” két sắt, mang đi.
Người phụ nữ mặc đồ xanh đã che chắn cho người đàn ông thực hiện hành vi trộm cắp chiếc laptop của cửa hàng
Những ngày đầu năm nay, cư dân mạng cũng được một phen choáng váng khi xem clip ghi lại hình ảnh vụ trộm bẻ khóa, đột nhập trộm cắp xe máy của một gia đình. Hình ảnh ghi lại cho thấy chỉ trong tích tắc, tên trộm đã phá được khóa cửa xếp sắt, loại khóa móc treo, ung dung vào nhà dắt chiếc xe máy của gia chủ ra ngoài.
Cũng cách đây khoảng nửa tháng, Đội CSĐT tội phạm về TTXH Công an quận Hoàng Mai (Hà Nội) đã bắt quả tang Lưu Ngọc Thanh, 36 tuổi trú tại Nam Hồng, Nam Trực, Nam Định đang đi trộm cắp tài sản.
Tại cơ quan điều tra, Thanh khai nhận, trong khi lang thang, Thanh phát hiện nhà chị Mai Thu Hằng, ở Định Công, Hoàng Mai vẫn sáng đèn. Sau một hồi ngó nghiêng quan sát, hắn tìm cách nhảy qua tường rào đột nhập vào trong nhà. Hôm đó, chị Hằng quên không khóa cửa tầng 1 nên đã vô tình tạo điều kiện cho Thanh dễ dàng thực hiện hành vi phạm tội.
Trung tá Nguyễn Văn Chuyên, Đội trưởng Đội CSĐT tội phạm về TTXH, Công an Hoàng Mai, Hà Nội cho biết, dù gia chủ đã “cửa đóng then cài” nhưng vẫn sơ hở là càng rét mọi người càng ngủ sâu hơn. Đối tượng gây án sẽ tập trung vào những ngôi nhà có nhiều tầng, chủ nhà hay để xe máy ở tầng 1 và dùng xà beng, kìm cộng lực, đèn khò phá khoá cửa.
Cửa hàng, siêu thị chung số phận
Mới đây, cư dân mạng được phen xôn xao khi clip cô gái trộm máy ảnh trong siêu thị điện máy ở quận 10, TP.HCM được tung lên. Nữ đạo chích dùng dao lam cưa đứt dây xích để cuỗm trót lọt chiếc máy ảnh hiệu Sony trị giá gần 14 triệu đồng. Toàn bộ hành vi của nữ đạo chích này đã bị camera ghi hình lại. Tại hiện trường, còn lại chiếc dao lam và một số vết máu.
Pha “xoáy đồ” của nữ đạo chích
Trước đó, nữ đạo trích này bước vào cửa hàng cùng một nam thanh niên hỏi mua máy ảnh. Sau đó, nam thanh niên kia liên tục lôi kéo nhân viên về một phía hỏi những thông số kỹ thuật của máy ảnh, để cô gái dễ dàng ra tay.
Cũng mới đây, Công an tỉnh Bình Dương đã vào cuộc để điều tra một vụ trộm hi hữu xảy ra tại tiệm vàng Thiên Tạo ở siêu thị Coop.Mart (tỉnh Bình Dương). Nạn nhân Cao Thị Bình (chủ tiệm vàng) đã trình báo, khoảng 8h sáng 10/1, một phụ nữ (khoảng 35 tuổi) đi vào tiệm hỏi mua vòng vàng. Sau đó, người phụ nữ này liên tục yêu cầu chủ hàng lấy vòng nọ, vòng kia để chọn. Thậm chí, chủ hàng chưa kịp đáp ứng người phụ nữ này còn cáu kỉnh, tỏ ý không hài lòng. Thừa lúc chủ hàng mất tập trung, người phụ nữ đã đánh tráo 2 chiếc vòng vàng và tẩu thoát. Phát hiện được sự vụ thì nữ đạo chích đã “cao chạy xa bay”.
Theo cơ quan điều tra, thời gian này, ở các trung tâm lớn, đông người qua lại, các đạo chích thường dùng thủ đoạn sử dụng trẻ em hoặc người khiếm thị trà trộn vào dòng người đang chen chúc để móc túi, rạch túi xách. Gần đây, đạo chích còn sử dụng chiêu, cho một số người cõng đứa trẻ trên cổ, đứa trẻ nhanh tay dùng kìm bấm nhỏ để cắt dây chuyền trên cổ khách hàng mất cảnh giác.
Thiếu tá Nguyễn Thanh Huyền (Đội trưởng Đội 4 PC45 (CSĐT tội phạm và trật tự xã hội), Công an TP.HCM) cho rằng, người dân cần phải cảnh giác, nhất là khi xuống đường vui chơi tết, lễ hội, khi xếp hàng mua sắm ở các trung tâm thương mại, siêu thị. Những cú va chạm mạnh bất ngờ sẽ dẫn đến mất tài sản, nạn nhân cần trình báo ngay với lực lượng bảo vệ để kịp thời ngăn chặn.
Theo Trung tá Nguyễn Văn Chuyên, tháng “củ mật” thường là thời gian bọn tội phạm tăng cường hoạt động. Bởi vậy các gia đình cần khoá cửa cẩn thận và kiểm tra trước khi ngủ. Các đơn vị và các doanh nghiệp nên lắp đặt hệ thống báo động hoặc camera để quan sát xung quanh…
Theo Vietnamnet
Lật mặt những quái chiêu lừa đảo mới
Giả mạo công an thông báo đã bắt được kẻ trộm cắp rồi gợi ý bồi dưỡng; lừa chạy án, cho phép gặp mặt bị can để vòi tiền... Đó là những chiêu thức lừa mới của bọn tội phạm.
Đại tá Đặng Quang Minh, Trưởng Phòng CSĐT Tội phạm về trật tự xã hội - Công an tỉnh Tiền Giang, cho biết chỉ trong vòng chưa đầy một tháng, ở tỉnh này đã xảy ra 2 vụ mạo danh công an để lừa đảo.
Mất của hai lần
Khuya 25-12-2010, anh Huỳnh Anh Tuấn (ngụ xã Hòa Khánh, huyện Cái Bè, tỉnh Tiền Giang) cùng tài xế đi nhận tiền bán heo từ TPHCM trở về nhà. Do kêu cửa mà người nhà không nghe nên anh Tuấn cùng tài xế ngủ trước cửa nhà. Lúc ngủ, anh Tuấn để giỏ tiền gần 700 triệu đồng trên đầu nằm của mình. Đến 1 giờ 25 phút ngày 26-12, anh Tuấn thức giấc phát hiện giỏ xách bị mất cùng với 2 điện thoại di động nên đến cơ quan công an trình báo. Ngày 30-12-2010, có một người xưng là điều tra viên Công an tỉnh Kiên Giang, tên là Định, gọi điện thoại cho Công an xã Thiện Trí, huyện Cái Bè thông báo bắt được 2 đối tượng có hành vi cướp giật tài sản.
Qua điều tra, 2 đối tượng này khai nhận có thực hiện vụ trộm tiền của anh Tuấn. "Điều tra viên" này hẹn 2 ngày sau sẽ đến công an xã làm việc. Nhận được tin này, công an xã thông báo cho anh Tuấn biết. Quá vui mừng, anh Tuấn vội liên lạc với "điều tra viên" và được gợi ý bồi dưỡng 11 triệu đồng bằng cách nạp thẻ điện thoại. Sau khi anh Tuấn nạp xong tiền, gọi lại thì "số điện thoại này không liên lạc được...".
Mất thêm của vì nhẹ dạ nhắn tin chuyển tiền bồi dưỡng
Mới đây, ngày 3-1, Công ty Cổ phần Rau quả Tiền Giang bị trộm đột nhập lấy đi 400 triệu đồng, một máy tính xách tay và một máy chụp ảnh hiệu C. Ngày 7-1, một đối tượng sử dụng số điện thoại di động gọi cho Công an xã Long Định, huyện Châu Thành, tỉnh Tiền Giang tự xưng tên Long đang công tác tại PC45 tỉnh Bình Phước. Long cho biết có 4 đối tượng từ nơi khác đến gạ bán máy tính xách tay và máy chụp ảnh hiệu C. Công an tỉnh Bình Phước tạm giữ thì phát hiện có hàng trăm triệu đồng, các đối tượng này khai đã trộm ở Công ty Rau quả Tiền Giang. Công an xã Long Định điện báo về Công an huyện Châu Thành toàn bộ nội dung sự việc.
Cùng lúc, Long điện thoại cho ông Hoàng, Trưởng Phòng Hành chính Công ty Rau quả Tiền Giang, để thông báo "đã bắt được kẻ trộm", yêu cầu ông Hoàng đi với công an địa phương để nhận lại tài sản. Sau cùng, Long gợi ý bồi dưỡng bằng cách nạp thẻ điện thoại vào số máy của Long. Nghe vậy, ông Hoàng đã nạp thẻ điện thoại cho Long 7 triệu đồng. Sau đó, ông Hoàng gọi lại thì thuê bao điện thoại ngoài vùng phủ sóng.
Lừa đảo bằng chiêu chạy án
Qua công tác nắm tình hình, hiện nay, Công an tỉnh Tiền Giang còn phát hiện nhiều đối tượng lừa đảo chạy án, thăm nuôi... đối với người nhà của các phạm nhân đang bị tạm giữ tại trại giam công an tỉnh. Thủ đoạn hoạt động của các đối tượng này là tìm hiểu họ tên, địa chỉ phạm nhân, thụ lý bao nhiêu năm tù..., sau đó điện thoại cho người nhà phạm nhân, nói rằng phạm nhân đang bị bệnh nặng, muốn vào trại thăm nuôi thì giao tiền bằng cách chuyển qua sim điện thoại để đối tượng lo cho cán bộ trại giam mới vào thăm được. Tin lời nên một số gia đình phạm nhân đã nạp tiền nhưng sau đó không thể liên lạc được với đối tượng nữa.
Mới đây, Công an tỉnh Tiền Giang bắt tạm giam 2 đối tượng lừa chạy án gia đình một bị can với số tiền hơn 107 triệu đồng. Đó là Nguyễn Văn Tấn (ngụ huyện Củ Chi - TPHCM) và Trần Đình Phú (ngụ huyện Tuy Phước, tỉnh Bình Định). Theo điều tra ban đầu, khi biết Công an tỉnh Tiền Giang đang điều tra một vụ án và khởi tố bắt tạm giam bị can Nguyễn Văn Tài (ngụ huyện Cai Lậy, tỉnh Tiền Giang), Phú và Tấn đến gia đình bị can Tài "khoe" có quen lớn với công an, VKSND và tòa án ở tỉnh Tiền Giang muốn giảm nhẹ tội cho Tài thì "chung" 250 triệu đồng để "chạy án". Khi bị bắt, 2 đối tượng khai nhận chỉ quen với vài cán bộ ở một VKSND cấp quận ở TPHCM nên không thể "chạy án" cho Tài. Ngoài ra, 2 đối tượng này còn đang bị điều tra về hành vi dùng số tiền lừa đảo để cá độ bóng đá với số tiền ăn thua hàng trăm triệu đồng.
Trộm cắp xuyên tỉnh - thành, quốc gia Mới đây, Đội 4 Phòng CSĐT tội phạm về trật tự xã hội - Công an TPHCM đã bắt được một nhóm gồm 12 đối tượng là "siêu trộm" ở tuổi từ 15 đến 18, mặc toàn đồ hàng hiệu, trà trộn vào đám đông người dân ở các tụ điểm tổ chức lễ hội mừng năm mới, các khu vui chơi giải trí, trung tâm mua sắm để trộm cắp tài sản. Đáng lưu ý, nhiều đối tượng trộm cắp còn đưa trẻ em đi cùng, sau khi lấy tài sản, chúng chuyền cho các trẻ nhỏ này nhằm đánh lạc hướng. Cũng có khi các đối tượng trộm cắp còn tập hợp thành từng nhóm, tổ chức vài trò thu hút người tới xem, tạo điều kiện để đồng bọn ra tay. Theo ông Nguyễn Thanh Huyền, Đội trưởng Đội 4 Phòng CSĐT tội phạm về trật tự xã hội - Công an TPHCM, trong các băng nhóm đã bị sa lưới có nhiều đối tượng vốn hành nghề trộm cắp chuyên nghiệp và mang nhiều tiền án, tiền sự. Ngoài ra còn xuất hiện các băng nhóm trộm chuyên nghiệp từ Nha Trang, Đà Nẵng, Thanh Hóa... vào TPHCM thuê phòng trọ, hành nghề trộm cắp một thời gian rồi di chuyển đến các tỉnh, thành khác tiếp tục hoạt động. Gần đây còn xuất hiện các băng nhóm trộm xuyên quốc gia từ Campuchia, Thái Lan... đến và hoạt động tinh vi hơn.
Theo Người lao động
Đột nhập nhà riêng cuỗm 300 triệu đồng Cuỗm được 2 ví có 9.200 USD, 60 triệu đồng, 2 máy tính xách tay... Sơn và Hải vội mang số tài sản trị giá gần 300 triệu đồng về quê cất giấu, tránh truy tìm của công an. Ngày 30/12, TAND Hà Nội mở phiên xử Đỗ Ngọc Sơn (27 tuổi, ở Quảng Xương, Thanh Hóa) về hành vi trộm cắp tài...