Tháng Chạp nhớ bát canh môn ‘mặt khỉ’
Đều đặn cứ vào sát Tết, bà tôi sẽ đào mấy hàng môn trong vườn mà hai bà cháu đã trồng vào tiết mưa giông hồi tháng Tư. Bà mang khoai môn đi chợ quê bán để sắm đồ Tết, và không quên mua ít xương heo về nấu canh.
Thời thơ ấu, mỗi khi Tết về, tôi luôn được bà ngoại dẫn đi ăn đám chạp hay tất niên đúng vào dịp thu hoạch “khoai môn”, nên món canh môn luôn xuất hiện trên bàn cúng vào dịp cuối năm. Món canh môn “mặt khỉ” là món tôi thích nhất bởi có hương vị rất riêng.
Trong những câu chuyện quê của bà, chuyện về khoai môn cũng là câu chuyện hấp dẫn tôi. Bà tôi nói khoai môn có nhiều loại, như môn trấu, môn sáp, môn tàu… nhưng môn dựng là loại môn nấu canh với xương heo, giò heo thơm ngon hơn cả. Trong các đám giỗ, cúng đất, chạp mả, cúng tất niên cuối năm hay ngày Tết, canh khoai môn nấu với xương là món ăn dân dã nhưng không thể thiếu, để trước cúng tổ tiên, ông bà, sau là họ hàng, con cháu thưởng thức.
Môn mặt khỉ có màu đỏ đặt trưng, bán ở chợ quê tôi ngày Tết. Ảnh: H. Vang
Củ khoai môn dựng rất dễ nhận biết bởi không nứt củ con ở chung quanh mà nó gần như liền nhau, không phân biệt đâu là củ cái, đâu là củ con. Khi cạo (gọt) vỏ, khoai môn dựng có màu hồng, nên quê tôi còn gọi là môn “mặt khỉ”.
Đặc biệt, loại môn này khi cạo vỏ, nếu không dùng bao tay thì rất ngứa, nhưng khi luộc, nấu lại rất bùi, thơm và dẻo. Cái màu hồng hồng của ruột và da (sau khi cạo vỏ) là màu đặc trưng của khoai môn mặt khỉ mà không loại môn nào có được. Môn mặt khỉ nấu canh ngon, nấu chè thì đứng và hàng số một, mà nấu món um cũng quá tuyệt vời.
Đều đặn cứ vào dịp sát Tết, khi đó bà tôi sẽ đào mấy hàng môn trong vườn mà hai bà cháu đã trồng vào tiết mưa giông hồi tháng Tư (âm lịch). Bà mang khoai môn đã đào đi chợ quê bán để sắm đồ Tết, và không quên mua ít xương heo về nấu canh.
Năm nào trồng được nhiều, khoai có giá bà sẽ sắm cho tôi cái áo mới để mặc đầu xuân. Số còn lại, bà mang bày dưới bộ phản, để khoai thoáng mát, bảo quản được lâu. Và dịp này trở đi, cứ nhà có giỗ, chạp là bà sẽ mang khoai môn ra cạo vỏ nấu canh.
Ở quê tôi, môn “mặt khỉ” ngoài nấu với xương còn nấu với cá lóc, rất thơm ngon hấp dẫn. Ảnh: H. Vang
Điều tôi thương nhớ nhất khi ăn canh môn là đôi bàn tay sần sùi, “dày như cái mo cau” của bà đã “trị” được loại môn “siêu ngứa” này. Bà thoăn thoắt cạo vỏ, rửa khoai, cắt lát và để ráo nước rồi chặt xương heo thành miếng nhỏ, để ráo. Sau đó bà sẽ ướp sơ với chút muối, ngũ vị hương, hành băm nhỏ.
Video đang HOT
Rồi bà cho vào nồi ít dầu phộng đun nóng, cho hành tím băm nhỏ vào phi thơm rồi cho xương heo vào đảo đều. Khi xương săn lại thì cho lượng nước đủ dùng vào nồi, hầm trên lửa nhỏ cho xương mềm.
Khoai môn mặt khỉ đã xắt miếng vừa ăn, bà cũng đảo qua dầu ăn cho khỏi nát và béo, đợi xương mềm sẽ cho vào hầm tiếp. Khi khoai chín, bà nêm lại gia vị, muối, hạt nêm cho vừa ăn và nhắc khỏi bếp. Công đoạn cuối cùng là cho ngò ta hoặc ngò tây cắt khúc, rắc tiêu bột lên trên.
Thi thoảng để đổi món, bà sẽ làm món khoai môn um. Món môn um của bà ăn rất mịn, bùi, béo, người ăn chẳng thể nào quên. Không còn gì thú vị bằng bữa cơm quê có món canh môn hoặc môn um thơm lừng ăn cùng rau sống thơm ngon, nhất là rau cải con chấm mắm ớt cay cay.
Thỉnh thoảng nhìn hàng môn xanh tốt ven đường, tôi nhớ quay quắt dáng bà tôi đi cắt bẹ môn năm xưa. Ảnh: H. Vang
Tôi còn nhớ, tiết tháng Chín, tháng Mười, quê nghèo sụt sùi mưa lụt, thức ăn hiếm hoi. Bà mang tơi, đội nón ra vườn cắt những bẹ môn già vào làm món dưa môn muối chua. Những hủ dưa này, bà cũng mang một phần ra chợ bán, có tiền mua lại ít cá đồng vụn về kho với dưa khoai môn ăn cũng khá ngon.
Tuổi thơ tôi lớn lên, trưởng thành, một phần nhờ những mớ “rau đồng cỏ nội” ấy. Và trong lúc đào khoai môn, dù mưa gió rét mướt, bà tôi vẫn thường vui vẻ đọc mấy câu thơ dân dã của làng tôi:
“Canh môn nấu với cá trê. Ông ăn một bát, ông mê tới già.
Hoặc canh môn nấu với thịt gà. Ông ăn một bát nhiều bà hỏi thăm”…
Ngày nay, trên bước đường tha phương lập nghiệp, tôi được nếm nhiều món ăn ngon, lạ, đặc sản thơm ngon khắp cả vùng miền, song, tôi vẫn nhớ đến nồi canh khoai môn mặt khỉ do bà tôi nấu năm nào. Tôi nhớ canh khoai môn có một, nhưng nhớ đến bà đến mười. Nhớ tấm lưng còng của bà đào môn mỗi khi gió bấc hây hây, xuân đến Tết về.
Tôi nhớ da diết đôi tay nhăn nheo, chai sạn của bà lúc gọt môn; nhớ những lời ân cần, khuyên nhủ của bà để lớn lên thành người tử tế…
Và mỗi dịp đi qua luống môn của nhà ai đang xanh tốt, lòng tôi lại bồi hồi nhớ quê, nhớ bà, nhớ món canh bà nấu ngày giáp Tết, thương bà một nắng hai sương để nuôi đàn cháu nên người.
Nhớ chè bột lọc heo quay ngoại nấu thuở xuân xưa
Hàng năm, khi xuân đến Tết về, ngoại tôi thường làm các loại bánh truyền thống và nấu các loại xôi, chè trước cúng…
Bảy món ăn nổi tiếng có tên độc, lạ ở Việt Nam
Món ăn nổi tiếng có tên độc, lạ ở Việt Nam. Sà bì chưởng, cháo ẩu tẩu hay cơm âm phủ là những món ăn khiến nhiều người tò mò vì tên gọi.
Sỏi mầm
Nhắc đến món ăn này người ta sẽ nghỉ ngay đến Hậu Giang. Tuy nhiên nó không giống món mầm đá trong truyện Trạng Quỳnh mà tên gọi này xuất phát từ cách chế biến. Sỏi được nung nóng, dùng để nướng chín thịt heo rừng đã được thái mỏng, tẩm ướp gia vị như tiêu, tỏi, hành, ngò... đặt lên trên. Thịt ăn kèm với rau sống, chấm mắm chanh ớt chua ngọt. Món này được bán ở một số quán thuộc huyện Phụng Hiệp. Ảnh: Yume.
Sà bì chưởng
Sà bì chưởng là cách gọi lái của món cơm tấm sườn bì chả, đặc sản của Sài Gòn. Như tên gọi, nguyên liệu chính của món này là cơm, sườn, bì, chả. Trong đó cơm phải được nấu từ loại gạo tấm, sườn heo tẩm ướp chua ngọt, chả làm cùng trứng và sợi bì dai. Ngoài ra món còn có thêm chút mỡ hành, ít miếng dưa leo, cà chua hay đồ chua được làm từ cà rốt, củ cải, dưa leo, dưa muối đôi khi là đu đủ. Món này bán ở nhiều nơi trong Sài Gòn, bất kể sáng hay đêm. Ảnh: Mr True.
Cơm âm phủ
Tên món cơm khiến nhiều người nghĩ đến cõi âm. Có nhiều cách lý giải tên gọi này, trong đó có tài liệu ghi món do một quán ăn tên Âm phủ sáng tạo ra. Cũng có tương truyền rằng, khi vua vi hành, gõ cửa nhà một bà góa để xin cơm. Do cảnh nghèo, bà chỉ có thể dọn ra cơm trắng, rau cải nhưng vua đói nên ăn hết ngon lành. Từ đó vua gọi là cơm âm phủ. Thường món sẽ có cơm trắng đặt giữa đĩa, xung quanh có thịt ba rọi, chả lụa Huế, tôm, nem Huế nướng, trứng tráng, rau thơm, dưa leo...tạo thành 7 màu rực rỡ. Món này được bán nhiều ở Huế. Ảnh: minhhongph.
Chè bột lọc heo quay
Cũng là đặc sản của xứ Huế, nhiều người nghe tên lần đầu bỡ ngỡ không rõ đây là món mặn hay ngọt. Như tên gọi, chè có thành phần chính là bột lọc nhồi thịt quay, thả vào nước gừng đường như chè trôi nước. Du khách có thể thưởng thức món này là quán chè trước cửa Thượng Tứ hay các chợ. Ảnh: Khánh Ly.
Bánh gật gù
Tên bánh mang nghĩa tượng hình, bởi khi cầm trên tay bánh mềm, dẻo ngả về nhiều phía như người gật gù. Đây là đặc sản nổi tiếng của Tiên Yên, Quảng Ninh, có hương vị gần giống bánh phở, nhưng mềm dai hơn nhờ gạo trộn cơm nguội xay nhuyễn cùng nước. Bánh cuốn lại bằng tay, không nhân, chấm nước chấm có hành phi, thịt băm, mắm tiêu, mỡ gà. Ảnh: joy.phn.
Pa tỉnh tộp
Món này theo tiếng Thái nghĩa là cá gập nướng. Nguyên liệu chính là cá suối như cá chép, sát muối ướt để khử tanh, mổ dọc sống lưng. Các loại gia vị băm nhỏ và trộn đều gồm mắc khén, gừng, tỏi, sả, hành, ớt... được nhồi vào bụng cá. Sau đó cá được gấp đôi nướng trên than hồng. Món này ăn kèm cơm nếp thì càng ngon và được coi là đặc sản của Tây bắc nói chung và Sơn La nói riêng. Ảnh: Huyền Vũ.
Cháo ấu tẩu
Ấu tẩu là tên loại củ có độc tố mạnh, có vẻ ngoài giống củ ấu. Nhưng nếu biết cách chế biến, nó sẽ có tác dụng chữa bệnh, giải cảm. Bằng cách ngâm nước gạo và ninh đến khi bở tơi, nấu cùng gạo tẻ, nếp cái, nước hầm chân giò, rắc rau thơm, thịt nạc băm, người dân Hà Giang đã có món đặc sản đãi khách. Cháo có vị đắng, ăn ngon nhất khi trời lạnh. Ảnh: dinbeo.
Độc nhất vô nhị Chè bột lọc heo quay nổi danh xứ Huế Ẩm thực Huế vốn nổi tiếng và nức lòng du khách gần xa với những bún bò Huế, bánh bèo, bánh nậm Huế, bánh lọc, cơm hến... đa dạng mà ngon miệng. Nhưng có lẽ một trong những món ăn độc đáo phải kể đến chính là chè bột lọc heo quay, nghe tên cũng đã đủ khiến nhiều người hoang mang không...