Thắng cảnh núi Thình Thình – chùa Viên Giác qua thơ ca
Thắng cảnh núi Thình Thình – chùa Viên Giác, ở thôn Diên Lộc, xã Bình Tân Phú và thôn Tham Hội 3, xã Bình Thanh (Bình Sơn) là danh sơn cổ tự nổi tiếng từ triều Nguyễn, gắn liền với những thần tích, thổ sản, là địa chỉ đỏ trong kháng chiến chống Mỹ.
Không chỉ vậy, nơi đây còn là nguồn cảm tác thơ ca của nhiều thế hệ.
Nổi tiếng từ thuở xa xưa
Thắng cảnh núi Thình Thình – chùa Viên Giác là một tạo tác về cảnh quan thiên nhiên, mang vẻ đẹp hài hòa của vùng sinh thái tự nhiên đan xen với đời sống tâm linh. Đặc biệt, nhắc tới núi Thình Thình – chùa Viên Giác, chúng ta không thể không nhắc đến âm thanh “ình ình”, “thình thình” phát ra từ lòng núi khi có ngoại lực tác động vào, hay những địa danh hình thành từ các giai thoại như Thình Thình, Sâm Hội, Cổ Sơn. Bởi vậy, trong dân gian lưu truyền câu ca dao nổi tiếng: “Núi Thình Thình, chùa cũng Thình Thình/ Ai lên tới đó cho mình hỏi thăm/ Vì đâu nên tiếng, nên tăm/ Để cho mảnh đất nghìn năm thình thình”.
Quang cảnh xung quanh núi Thình Thình nhìn từ trên cao. Ảnh: Di Hà |
Trên đỉnh núi Thình Thình có ngôi chùa được xây dựng vào đầu thế kỷ XX, mang tên “Viên Giác Tự”, hay còn gọi chùa Thình Thình. Trong lịch sử hình thành, chùa Viên Giác gắn liền với tên tuổi và cuộc đời của vị tổ khai sơn Tăng cang Diệu Quang hòa thượng, vị tổ thứ 6 của Tổ đình Thiên Ấn, thuộc dòng thiền Lâm Tế. Tăng cang là chức phẩm cao nhất trong hàng phật giáo Việt Nam thời Nguyễn (1802 – 1945) được triều đình sắc chuẩn, ban phong. Việc bổ nhiệm các chức Tăng cang, trụ trì Sắc tứ do Bộ lễ và Tôn Nhân Phủ đảm nhiệm. Nhà vua là người sẽ chọn Tăng Cang và cấp độ Điệp giao chùa cai quản. Nhờ đức độ của ngài và những câu chuyện kỳ bí của núi Thình Thình, từ xa xưa, chùa Viên Giác là cổ tự được nhân dân trong vùng tín ngưỡng, chiêm bái qua câu ca dao: “…Nơi đây thổ sản dồi dào/ Dưa gang, bí đỏ, bí đao, đậu nành/ Chuối ngự là thứ để dành/ Chờ ngày lễ Phật Thình Thình dâng hương”.
Núi Thình Thình không chỉ được biết đến qua tên núi tên chùa mà còn nổi lên với nhiều thổ sản có giá trị. Sâm là loại thổ sản nổi tiếng của vùng đất này. Thời phong kiến, sâm được khai thác, đóng thuế và được định danh Nghĩa Sâm (sâm Quảng Nghĩa) và là món quà quý, thể hiện sự hiếu khách của chủ nhà. Thi sĩ Đạm Am Nguyễn Cư Trinh, Quan tuần vũ Quảng Ngãi lúc bấy giờ cũng nhắc đến Sâm và đội khai thác “Nghĩa Sâm” trong bài vịnh An Hải Sa Bàn (Mâm cát Sa Bàn): “Bàn Cổ xưa kia kế đã thâm/ Khéo bày lọc cát đúc thành mâm/ Khạt ra cá nhảy đầy Đông hải/ Dọn những mùi ngon rặt Nghĩa Sâm/ Chợ cách hóa nên non nước thế/ Đũa giơ rồi rủ gió trăng ngâm/ Mời ông Điếu Tẩu Sa Kỳ tới/ Rót chén yên hà để dưỡng tâm”.
Phong cảnh hữu tình
Trong kháng chiến chống Mỹ, núi Thình Thình – chùa Viên Giác là căn cứ địa vững chắc, nơi đứng chân an toàn của các cơ quan đảng, chính quyền của huyện, xã, nhiều sự kiện quan trọng được tổ chức tại nơi này. Tại đây đã diễn ra Hội nghị Huyện ủy Bình Sơn mở rộng vào tháng 6/1965. Hình ảnh núi Thình Thình trở thành biểu tượng của lòng dân với câu dân ca: “Trèo lên đỉnh núi Thình Thình/ Hát câu nghĩa khí, vẹn tình Bình Tân…”.
Video đang HOT |
Chùa Viên Giác. Ảnh: Di Hà |
Thắng cảnh núi Thình Thình – chùa Viên Giác, cũng như làng quê xung quanh chân núi là một vùng lõm yên tĩnh giữa bốn bề sôi động, phía bắc là KKT Dung Quất, phía nam có trục đường 24B tuyến TP.Quảng Ngãi – cảng Sa Kỳ, phía đông là xã ven biển Bình Châu, phía tây không xa là Quốc lộ 1. Nơi đây là điểm đến văn hóa, du lịch, du khách thư thái vãng cảnh chùa, ngắm núi, thưởng thức vị chè xanh, chanh rừng, mít rừng, sương sâm được hái từ núi Thình Thình. Đồng thời, trải nghiệm các hoạt động giải trí như câu cá, chèo thuyền trên sông nước quanh núi Thình Thình để khám phá các địa danh Hóc Khỉ, Hóc Lớn, Rừng Cấm, rừng Gò Hổ. Nhà thơ Hồ Nghĩa Phương đã viết những dòng thơ đậm chất trữ tình: “… Thình Thình ơi, cảnh đẹp như thơ/ Phía đằng đông dạt dào biển biếc/ Dãy Trường Sơn đằng tây cách biệt/ Phố thị xa mờ ồn ã người đi…” (Cuối hạ trên núi Thình Thình).
Địa danh núi Thình Thình – chùa Viên Giác đã ghi dấu, đánh thức tâm hồn người Quảng Ngãi qua những câu ca dao, bài vịnh và trang thơ giàu tình yêu quê hương, đất nước, yêu vẻ đẹp thiên nhiên, với niềm tự hào về một vùng đất bình yên mang tên núi, tên chùa.
Hải Phòng: Bước vào mùa du lịch tâm linh, vạn người đến chiêm bái
Du lịch Đồ Sơn Hải Phòng không chỉ được trời phú cho những thắng cảnh tự nhiên tuyệt đẹp mà nơi đây còn sở hữu những kiến trúc nghệ thuật đặc sắc.
Đặc biệt có rất nhiều điểm du lịch tâm linh nổi tiếng, thu hút nhiều khách du lịch đến tham quan và chiêm bái hàng năm.
Một trong số đó chính là tháp Tường Long - công trình thế kỷ có một không hai tọa lạc trên đỉnh Long Sơn (phường Ngọc Xuyên, quận Đồ Sơn). Ngọn núi đầu tiên trong 9 ngọn núi chạy dọc bán đảo Đồ Sơn được dựng trên nền móng của tòa tháp được xây từ thế kỷ thứ 11, diện tích khoảng 2.000 m2. Tháp Tường Long mang đậm nét kiến trúc của nhà Lý với nghệ thuật Phật giáo đương thời. Từ xa, tháp giống như một cây sáo, bên lòng trong rỗng và nhiều cửa sổ theo tầng, đây là nơi đặt tượng A di đà.
Tháp Tường Long. Ảnh Trọng Hải
Bên ngoài tháp được lát bằng gạch và đá hoa cương đỏ đặc trưng. Trên tháp trang trí những hoa văn chạm khắc chi tiết như những đóa sen, đóa cúc. Xung quanh chân tháp có nơi thờ Phật linh thiêng. Trước khi di chuyển đến chân tháp, du khách thường dâng hương các vị thần trong từng ngôi chùa và chiêm ngưỡng vẻ đẹp tinh tế của nghệ thuật kiến trúc thời nhà Lý.
Du khách có thể đến tháp Tường Long vào bất kỳ thời điểm nào trong năm. Đặc biệt vào những ngày đầu xuân là thời điểm tháp khoác lên mình tấm áo đặc sắc của cảnh xuân rực rỡ và những lễ hội xuân cầu may năm mới được tổ chức vô cùng náo nhiệt.
Không chỉ tháp Tường Long, Đền Bà Đế (thuộc phường Ngọc Hải, Quận Đồ Sơn) là một trong những ngôi đền nổi tiếng và linh thiêng tại Hải Phòng. Nơi đây không chỉ sở hữu cảnh quan sơn thủy hữu tình mà còn là câu chuyện về cuộc đời bi thương của người con gái hồng nhan bạc mệnh được tưởng thờ tại đây.
Đền Bà Đế là một trong những ngôi đền nổi tiếng và linh thiêng tại Hải Phòng. Ảnh Vĩnh Quân
Đền Bà Đế là ngôi đền nổi tiếng linh thiêng, được xây dựng tựa vào chân núi Độc, có cấu trúc giản dị nhưng thanh thoát và trang nhã, trước mặt là biển, tạo nên một kỳ quan thiên nhiên độc đáo.
Đền Bà Đế được xây dựng tựa vào chân núi Độc. Ảnh Vĩnh Quân
Đền được tách biệt với biển bằng hệ thống tường đá xây vững chắc và kiên cố. Hằng năm, vào dịp lễ hội, du khách lại tấp nập về đây chiêm ngưỡng cảnh đẹp và thành tâm cầu tài, cầu lộc... Đặc biệt hàng năm vào ngày 26 tháng Giêng là ngày khai xuân và cúng cơm, ngày 24, 25, 26 tháng hai là ngày lễ tạ Đức Bà. Đến đây, du khách sẽ được tham quan, chiêm ngưỡng lối kiến trúc độc đáo của ngôi đền và khám phá những nét đẹp về văn hóa, truyền thống của nơi đây. Mỗi buổi chiều, khi mặt trời đã khuất sau rặng núi Độc, du khách đứng dưới gác chuông của đền ngắm nhìn khoảnh khắc hoàng hôn buông xuống.
Chùa Hang cũng là một kiệt tác tuyệt vời mà du khách nhất định phải ghé thăm trong chuyến du lịch Hải Phòng. Chùa Hang có tên chữ là Cốc tự, xưa thuộc địa bàn Vạn Tác, xã Đồ Sơn, huyện Nghi Dương, phủ Kinh Môn, đạo Hải Dương; nay thuộc phường Vạn Sơn, quận Đồ Sơn. Ngôi chùa này là nơi đầu tiên đạo Phật du nhập vào nước ta, mở ra một nền tôn giáo phát triển qua hàng thế kỷ.
Chùa Hang là nơi đầu tiên đạo Phật du nhập vào nước ta. Ảnh Vĩnh Quân
Chùa có thế lưng ẩn sâu trong núi và mặt hướng ra biển Đồ Sơn. Đến thăm chùa Hang, du khách sẽ có cơ hội thưởng ngoạn cảnh sắc núi non tuyệt đẹp, được chiêm ngưỡng vẻ đẹp của công trình tâm linh có tuổi đời hàng thế kỷ.
Đến với Đồ Sơn, du khách không thể bỏ qua một địa điểm du lịch là Đảo Hòn Dấu thuộc phường Vạn Hương, quận Đồ Sơn. Đảo cách đất liền gần 01km với diện tích 13,79 ha. Trên đảo Hòn Dấu có đền thờ Nam Hải Thần Vương. Nơi đây thờ một vị tướng nhà Trần đã hy sinh trong trận thủy chiến với quân Nguyên Mông trên sông Bạch Đằng và trôi dạt về hòn đảo này, được nhân dân quận Đồ Sơn lập đền thờ phụng từ năm 1288.
Đến với Đồ Sơn, du khách không thể bỏ qua một địa điểm du lịch là Đảo Hòn Dấu. Ảnh Vĩnh Quân
Đảo Hòn Dấu còn có rừng nguyên sinh với thảm thực vật đa dạng và phong phú. Đặc biệt đảo có bãi đá tự nhiên nghìn năm tuổi bao quanh đảo giữa mây trời non nước, cùng ghềnh đá Bàn đang là điểm check-in thu hút du khách đến trải nghiệm và tận hưởng cảm giác thú vị của thiên nhiên hùng vĩ.
Trên đảo Hòn Dấu có đền thờ Nam Hải Thần Vương. Ảnh Vĩnh Quân
Nằm trên đỉnh cao nhất của đảo chính là Hải đăng Hòn Dấu-Mắt ngọc của Tổ Quốc. Đây là công trình do kiến trúc sư người Pháp thiết kế và xây dựng từ năm 1892 làm nhiệm vụ dẫn đường cho tàu thuyền ra vào cảng Hải Phòng
Tháp Chuông tại đền Nam Hải Thần Vương. Ảnh Vĩnh Quân
Với các yếu tố về tự nhiên, lịch sử, văn hóa đảo Hòn Dấu được Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch công nhận là Danh lam thắng cảnh quốc gia. Sắp tới từ ngày 1 đến ngày mùng 10/2 âm lịch UBND quận Đồ Sơn sẽ tổ chức Lễ hội đảo Hòn Dấu.
Mê mẩn những rạn san hô rực rỡ sắc màu ở 'thủy cung trên cạn' Gành Yến Cứ mỗi khi thủy triều rút xuống, những rạn san hô lại hiện ra, xếp chồng lên nhau với đa chủng loại, đa màu sắc, tựa như một "thủy cung trên cạn" làm say lòng du khách khi đến với Gành Yến, thôn Thanh Thủy, xã Bình Hải, huyện Bình Sơn (Quảng Ngãi). Những rạn san hô lộ thiên rực rỡ màu sắc....