Thắng cảnh Biển Hồ Pleiku, Gia Lai
Biển Hồ là tên do người Kinh đặt, còn tên thật của nó là Tơ Nueng (Tơ Nưng), là một miệng núi lửa khổng lồ nằm ở phía Bắc thành phố Pleiku, tỉnh Gia Lai.
Biển Hồ quanh năm ăm ắp nước và luôn luôn xanh ngằn ngặt, như một chiếc gương trên chót vót cao nguyên cho mây trời soi bóng. Xung quanh nó có rất nhiều bí ẩn và huyền thoại khiến Biển Hồ lại càng lung linh kỳ ảo trong ký ức của cả người sở tại và du khách.
Ngay cái tên Biển Hồ có lẽ cũng là do khát vọng của con người mà ra. Cao nguyên Pleiku cao hơn mực nước biển cả nghìn mét. Theo nguyên tắc bình thông nhau thì chả có giọt nước nào tồn tại được trên những đỉnh núi cao này. Và vì thế mà con người khao khát nước, khao khát biển. Một nhà thơ đã viết khi đến thăm Biển Hồ: Thương thương quá suốt một đời thiếu nước/Nên cái ao tù cũng thành biển của em… Vì thế, có một cái “ao” trên đỉnh núi cao vời vợi, đứng ở dưới Quốc lộ 1 nhìn lên chỉ thấy mây phủ kín, ấy thì người ta gọi là “biển” cũng đúng thôi.
ối diện với Biển Hồ theo trục Bắc Nam khoảng chục cây số là đỉnh Hàm Rồng, cũng là một miệng núi lửa khổng lồ (xung quanh thành phố Pleiku là hàng trăm miệng núi lửa lớn nhỏ, nhưng lớn nhất vẫn là Biển Hồ và Hàm Rồng). Rất đối xứng, một bên nhô lên, bên thụt xuống, lại cũng khiến một nhà thơ so sánh như Yo Ni và Lin Ga. Diện tích của Hàm Rồng và Biển Hồ cũng tương ứng nhau, hình dáng cũng tương tự nhau nếu nhìn từ máy bay, giống như kiểu bứng phần lõm của Biển Hồ đặt vào Hàm Rồng vậy, tức là nếu bê Hàm Rồng thả xuống Biển Hồ thì sẽ khít, không còn dấu vết. Một cuộc tạo sơn vĩ đại nào đó đã làm việc này. Thời chưa có các phương tiện hiện đại, người ta đồn rằng Biển Hồ… không có đáy, nó thông xuống… biển Quy Nhơn. Nhưng có một thực tế là mực nước Biển Hồ hầu như không đổi nên nó vừa là thắng cảnh, vừa là nguồn nước sinh hoạt chính nuôi sống nhân dân thành phố Pleiku. Cái sự mực nước không đổi này cũng là sự lạ, bởi sáu tháng mùa khô khốc liệt thế, trời không một giọt mưa mà mực nước giữ nguyên thì cũng khó giải thích thật. Xung quanh Biển Hồ được vây bọc bởi các ngọn núi mà đồng bào dân tộc bám vào các triền thoai thoải của nó để làm nhà, lập làng. Năm nhiều bù năm ít, mỗi năm có một người, toàn là thanh niên học sinh, chết đuối làm những bí ẩn về Biển Hồ càng tăng lên.
Hồ Tơ Nưng là hạt ngọc của Pleiku mà bất cứ ai đã đặt chân đến vùng đất Tây Nguyên cũng không thể bỏ qua. Con đường nhựa phẳng lỳ chạy xuyên qua những hẻm núi gồ ghề, vách thẳng đứng rêu phong, điểm tô bởi các bụi cây kim ngân hoa vàng rực rỡ dẫn ta đến bờ hồ. Mặt hồ ở cao trên một ngọn núi nên không bị các dải núi xung quanh che khuất, đứng bên bờ hồ có cảm giác như đứng bên bờ biển lộng gió. Có lẽ vì thế hồ Tơ Nưng được gọi là Biển Hồ
Video đang HOT
"Đôi mắt Pleiku - Biển Hồ đầy..."
Bài hát nổi tiếng "Đôi mắt Pleiku" của nhạc sĩ Nguyễn Cường cứ ngân nga mãi trên chuyến xe bon bon đưa nhóm du khách từ Hà Nội vào thăm Biển Hồ Pleiku.
Địa danh này thu hút du khách từ cái tên khá ấn tượng - Biển Hồ. Thật ra, Biển Hồ là tên do người Kinh gọi, còn tên thật của nó là Tơ Nuêng (Tơ Nưng). Nơi đây là thắng cảnh của tỉnh Gia Lai mà bất cứ ai đã đặt chân đến miền đất Tây Nguyên đầy nắng gió đều không thể bỏ qua.
Nằm ở phía Bắc thành phố Pleiku, Biển Hồ là một miệng núi lửa đã ngừng hoạt động cách đây hàng triệu năm, có hình bầu dục, sâu 16-19 m, có diện tích mặt nước 280 ha. Rộng mênh mông, với làn nước hồ quanh năm xanh biếc, vì thế nó được gọi là Biển Hồ, hay còn gọi với cái tên lãng mạn "Đôi mắt Pleiku".
Một góc Biển Hồ
Con đường bê tông phẳng lì băng qua những hẻm núi hiểm trở, vách đá thẳng đứng rêu phong, đây đó điểm xuyết những bụi cây kim ngân hoa vàng rực rỡ.
Bỗng ai đó reo òa lên: "Biển Hồ kia rồi!" Mặt hồ như một tấm gương phẳng lặng, bao bọc xung quanh là những rừng cây, những ngọn núi xa xa.
Đứng bên bờ hồ, ai nấy có cảm giác thoáng đãng, tranh thủ hít căng lồng ngực làn gió mát lành, cảm thấy thoải mái như đứng bên bờ biển lộng gió...
Sau bữa cơm tối, ngồi quanh ché rượu cần bên ánh lửa bập bùng, nhóm du khách ngồi lặng yên nghe già làng Brel kể những huyền thoại xa xưa về Biển Hồ.
Câu chuyện của già nghe buồn man mác. Già kể: Cái tên Tơ Nuêng là tên một buôn làng cổ trong truyền thuyết. Thuở xa xưa làng Tơ Nuêng to đẹp lắm, dân làng sống yên vui bên những dòng suối trong mát. Ngày ngày tiếng chiêng, tiếng hát vang rộn núi rừng...
Bỗng một năm nọ, trâu bò cả làng lăn ra chết. Dân làng cho là Giàng (Trời) phạt nên đã vào rừng săn thú về làm lễ cúng.
Lễ xong, mọi người đang vui say bỗng mặt đất rung chuyển rất mạnh làm cả làng sụp đổ xuống vực sâu, nước tràn mênh mông, không còn ai sống sót. Riêng có vợ chồng Mạc Mây đi thăm họ hàng ở xa nên tránh được thảm họa...
Có người lại kể một dị bản rằng: Bỗng một hôm núi lửa phun dung nham, tro nóng vùi lấp cả làng, những người sống sót khóc thương làng mình và người thân mãi không nguôi, nước mắt chảy thành suối đổ về tạo nên Biển Hồ. Từ đó hồ mang tên Tơ Nuêng như để ghi nhớ một kỷ niệm buồn của buôn làng... chứng tích của một sự kiện bi thảm khó quên.
Tạm quên đi câu chuyện xưa buồn bã, chúng tôi vượt con đường với hàng thông cổ thụ xù xì đi thăm những đồi chè xanh mướt trải dài tít tắp không thua gì cao nguyên Mộc Châu.
Đi thăm những vườn cà phê trĩu quả, chúng tôi cảm nhận được sự trù phú của vùng đất đỏ bazan này. Hóa ra không chỉ Buôn Ma Thuột mới có cà phê ngon, mà cà phê Pleiku cũng là một thương hiệu. Du khách đi tham quan vườn cà phê, trải nghiệm một ngày lao động với những công nhân hái cà phê. Sau đó mọi người cùng ngồi nhấm nháp ly cà phê sánh đặc, thơm hương...
Ngày 16/11/1988, thắng cảnh thiên nhiên Biển Hồ đã được Bộ Văn hóa - Thông tin cấp bằng công nhận Di tích danh thắng.
Rời Biển Hồ, tạm biệt Pleiku mà câu hát của Nguyễn Cường vẫn còn văng vẳng bên tai: "Em đẹp thế Pleiku ơi..."
Gia Lai: Chiêm ngưỡng hòn đá chồng ở Chư Don Thời gian qua, thắng cảnh hòn đá chồng ở làng Plei Thơ Ga B (xã Chư Don, huyện Chư Pưh, tỉnh Gia Lai) thu hút khá đông khách đến tham quan, trải nghiệm. Đứng ngắm đá tảng xếp chồng lên nhau với vẻ đẹp hoang sơ, kỳ bí và lắng nghe câu chuyện tình yêu của vợ chồng người Jrai là một trải...