Tháng ba, hoa gạo nhuộm vàng sắc cam
Sừng sững bên lèn đá vôi, cây gạo ở thôn 3 Thiết Sơn, xã Thạch Hóa (huyện Tuyên Hóa, Quảng Bình) được xem như biểu trưng của sức sống bền bỉ.
Tháng ba, hoa gạo nhuộm vàng sắc cam, màu hoa hiếm nơi có được. Càng đặc biệt hơn, cây gạo này đã được công nhận là cây di sản đầu tiên ở Quảng Bình.
Tháng ba, hoa gạo nhuộm vàng sắc cam ở xã Thạch Hóa (Tuyên Hóa, Quảng Bình). Ảnh: Văn Tư
Xã Thạch Hóa nằm ở thượng nguồn sông Gianh với khung cảnh hữu tình một bên là sông, một bên là những dãy núi đá vôi trùng điệp.
Hiên ngang bên cánh đồng lúa, cây gạo cổ thụ ở thôn Thiết Sơn có chu vi gốc 18m, chu vi thân 14m, cao khoảng 25m. Thân cây to đến mức 10 người đứng dưới gốc mà như bị gốc cây nuốt chửng.
Cây gạo vươn cao bên cánh đồng lúa. Ảnh: V.T
Theo các cụ cao tuổi ở thôn Thiết Sơn, xã Thạch Hóa, cây gạo hoa cam này đã có hàng trăm năm tuổi. Cây gạo đã trở thành nhân chứng lịch sử chứng kiến những đổi thay của quê hương.
Video đang HOT
Cây gạo ở Thạch Hóa nở hoa màu vàng cam. Màu này rất ít nơi có nên rất đặc biệt. Ảnh: V.T
Vào tháng 3 khi thời tiết ấm áp thì hoa gạo bắt đầu nở. Từ những bông hoa đầu tiên màu cam dần dần nở vàng rực cả cây.
Vào thời điểm này ở Thạch Hóa, những đàn voọc và nhiều loài chim thường tìm đến cây gạo cổ thụ để kiếm ăn, ríu ran trên cành cây tạo nên cảnh sắc yên bình ở vùng quê.
Thân cây to đến mức 10 người đứng dưới gốc mà như bị gốc cây nuốt chửng. Ảnh: V.T
Để giữ gìn cây gạo như một biểu tượng về sức sống bền bỉ của làng, tháng 4/2023, Hội Di sản Văn hóa huyện Tuyên Hóa (Quảng Bình) đã làm hồ sơ trình cấp có thẩm quyền xem xét công nhận cây gạo cổ thụ ở Thạch Hóa là Cây Di sản Việt Nam.
Cây gạo ở thôn Thiết Sơn nhìn từ trên cao. Ảnh: V.T
Ngày 23/5/2023, Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường Việt Nam đã có văn bản thông báo “Cây gạo ở thôn 3 Thiết Sơn (xã Thạch Hóa) đã được xét duyệt là Cây Di sản Việt Nam”.
Nhiều người đến tham quan, chiêm ngưỡng cây gạo cổ thụ. Ảnh: V.T
Cây gạo hoa cam là niềm tự hào của người dân địa phương, là biểu tượng của sức sống mãnh liệt, tinh thần đoàn kết của người dân Thạch Hóa.
Hiện nay, xã Thạch Hóa đang mở đường vào khu vực cây gạo hoa cam để phục vụ nhu cầu tham quan, chiêm ngưỡng của người dân.
Vào thời điểm này ở Thạch Hóa, những đàn voọc và nhiều loài chim thường tìm đến cây gạo cổ thụ để kiếm ăn, ríu ran trên cành tạo nên cảnh sắc yên bình ở vùng quê bên lèn đá vôi. Ảnh: V.T
Xung quanh cây gạo đã được phát quang, dọn dẹp thực bì để chuẩn bị tổ chức lễ đón nhận bằng công nhận cây di sản do Hội Di sản Văn hóa Việt Nam trao tặng.
Cây gạo nhuộm vàng sắc cam này đã được công nhận là cây di sản. Ảnh: V.T
Hiện nay cả nước có hơn 4.000 cây di sản đã được công nhận. Riêng ở Quảng Bình, cây gạo ở Thạch Hóa là cây di sản đầu tiên.
Điều đáng chú ý, giống cây gạo thường có 2 màu hoa đỏ và trắng, riêng cây gạo ở Thạch Hóa hoa lại là màu vàng cam. Màu này rất ít nơi có nên rất đặc biệt.
Mùa hoa mộc miên
Tháng 3, hoa gạo (hoa mộc miên) rực đỏ trên cung đường vào huyện Quỳnh Nhai. Đặc biệt, tại khu vực cầu Pa Uôn, những cây gạo "thắp lửa" đỏ rực bên dòng sông Đà, tạo điểm nhấn ấn tượng, như mời gọi du khách đến tham quan, trải nghiệm.
Mê mẩn ngắm Hoa gạo đỏ rực bên bờ sông Nho Quế Hà Giang Trên những sườn núi cao chót vót, những cây gạo nở hoa đỏ rực cùng sông Nho Quế uốn lượn đã làm cho khung cảnh trở nên thơ mộng, hút hồn du khách thập phương mỗi khi đặt chân đến mảnh đất Hà Giang. Lênh đênh trên chiếc thuyền nhỏ trôi theo dòng Nho Quế và ngắm nhìn sắc đỏ hoa gạo trong...