Tháng 9 tới cấp giấy phép lái xe ô tô số tự động
Chương trình đào tạo và sát hạch lái xe sẽ được tách riêng từ tháng 9 tới đây để phục vụ việc cấp giấy phép lái xe (GPLX) cho những người có nhu cầu lái xe ô tô số tự động.
Việc tách riêng này sẽ tạo ra hai cơ hội lựa chọn GPLX, gồm: Lái 2 loại xe số tự động số sàn (như hiện nay) và chỉ được lái xe số tự động.
Tháng 9/2015, GPLX sẽ được tách riêng 2 loại (ảnh minh họa: Việt Hưng)
Với người lái xe số tự động, thời gian đào tạo và sát hạch lái xe số tự động ngắn hơn so với chương trình đào tạo cũ (giảm 60 tiết), chi phí có thể thấp hơn – mức phí cụ thể phu thuôc tưng đơn vị đào tạo trên cơ sở có sư châp thuân cua sơ giao thông cac tinh, thanh. Tuy nhiên, GPLX này sẽ giới hạn người tham gia giao thông chỉ được lái xe số tự động.
Ông Nguyễn Văn Quyền – Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Đường bộ Việt Nam – cho biết, Tổng cục Đường bộ Việt Nam đa trinh Bô Giao thông Vân tai dư thao sưa đôi Thông tư 46 vê đao tao, câp GPLX số tự động theo kinh nghiệm mà một số nước đang áp dụng (Hàn Quốc, Thái Lan). Về cơ bản, các cơ quan chuyên môn của Bộ Giao thông vận tải đã đồng ý, Thông tư sẽ được trình Chính phủ trong tháng 6 này và đến tháng 9 thì sẽ triển khai chương trình đào tạo, sát hạch và cấp GPLX số tự động cho những người có nhu cầu sử dụng.
“GPLX ô tô sô tư đông giai quyêt nhu câu hoc cua môt bô phân ngươi dân có nhu cầu sử dụng, GPLX này không co gia tri thay thê cac loai giây phep lai xe hiên nay” – ông Quyền nhấn mạnh.
Trước đó, từ đầu tháng 5, Bộ Giao thông vận tải đã đưa ra chủ trương cấp thêm GPLX số tự động. Bộ này yêu cầu các cơ quan liên quan rà soát, nghiên cứu các quy định cả trong nước và quốc tế để đề xuất việc đào tạo sát hạch và cấp GPLX theo hướng đáp ứng nhu cầu thực tế của người dân, phù hợp với thực tiễn, theo quan điểm: “Cần nghiên cứu, thay đổi chương trình đào tạo theo hướng nếu anh đăng ký đào tạo, sát hạch xe số tự động, tôi cấp GPLX số tự động. Anh muốn học và thi xe sàn, tôi cấp bằng tương ứng”.
Tuy nhiên, nhiều ý kiến nêu ra góp ý về chủ trương này cho răng, việc tách GPLX số tự động chỉ đáp ứng nhu cầu của không nhiều người sử dụng, trong khi đó sẽ phải bỏ ra hàng nghìn tỷ đồng để đầu tư cơ sở hạ tầng và phương tiện đào tạo, sát hạch. Đặc biệt, nếu không kiểm soát chặt người sử dụng sẽ “đe dọa” an toàn giao thông.
Video đang HOT
Sẽ cấp đổi GPLX qua đường bưu điện
Tổng cục Đường bộ Việt Nam cho biết đang nghiên cứu chủ trương phối hợp với ngành bưu điện để làm dịch vụ đổi GPLX. Việc này nhằm cải cách hành chính công, giảm thời gian và chi phí đi lại cho người dân.
Theo ông Nguyễn Văn Quyền, ngành bưu điện đang xúc tiến chủ trương này và đề xuất với Tổng cục Đường bộ Việt Nam những nội dung công việc có liên quan.
Cụ thể, phía bưu điện sẽ là đầu mối thực hiện việc đổi GPLX cho người có nhu cầu, bao gồm: Làm các thủ tục giấy tờ, chụp ảnh, lấy vân tay… Bên bưu điện sẽ có trách nhiệm truyền hồ sơ dữ liệu về Sở Giao thông vận tải thực hiện việc cấp đổi GPLX. Chi phí dịch vụ đổi GPLX sẽ do phía bưu điện tính toán nhưng phải đảm bảo hợp lí.
“Nếu đưa về được một mối là bưu điện thì sẽ thuận lợi cho những người cần đổi GPLX ở quá xa Sở Giao thông vận tải, nhất là khu vực miền núi. Khi đó, người dân giảm được thời gian tới cơ quan cấp đổi GPLX và tiết kiệm được chi phí đi lại” – ông Quyền cho hay.
Việt Nam sắp cấp GPLX lưu hành ở 85 quốc gia
Công ước quốc tế 1968 về Giao thông đường bộ và Công ước về Biển báo – Tín hiệu đường bộ (gọi tắt là Công ước Vienna) sẽ chính thức có hiệu lực tại Việt Nam tư ngày 20/8, khi công ước Vienna có hiệu lực. Phó Tổng cục trưởng Nguyễn Văn Quyền cho biết, GPLX quốc tế sẽ được cấp vào cuối tháng 8 hoặc đầu tháng 9 tới ở các địa phương trên toàn quốc. GPLX quốc tế được phát hành theo quy chuẩn của quốc tế với hình thức là dạng quyển giống như hộ chiếu hiện nay.
GPLX quốc tế sẽ được cấp từ tháng 9 tới đây
GPLX này có giá trị sử dụng lưu hành hợp pháp tại 85 quốc gia tham gia Công ước Vienna. Trên GLPX in 4 thứ tiếng cơ bản là Anh, Pháp, Nga, Tây Ban Nha và tiếng của nước cấp GPLX đó. Trong GPLX sẽ ghi rõ người có GPLX quốc tế được lái ô tô, mô tô loại nào. GPLX quốc tế có thời hạn theo quy định chung của công ước từ 1 – 3 năm.
Ông Quyền cho hay, hiện Tổng cục Đường bộ Việt Nam đang hoàn thiện hai Thông tư về việc cấp và sử dụng GLPX quốc tế và Thông tư quy định về lệ phí cấp GPLX quốc tế. Hồ sơ xin cấp GPLX quốc tế bắt buộc phải có GPLX đang sử dụng do cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam cấp và đơn đề nghị xin cấp GPLX quốc tế.
Việc đổi GPLX cũ bằng giấy sang GPLX nhựa thông qua mạng internet sẽ được triển khai đồng loạt trên toàn quốc từ 30/6 tới đây. Hiện có 50% người đổi GPLX thực hiện khai báo thông tin qua mạng và chỉ phải đến cơ quan cấp giấy tờ này 1 lần để chụp ảnh, đối chiếu hồ sơ và mất tối đa 2 tiếng đồng hồ là được nhận GPLX mới (giảm được 1 lần đi lại và giảm tối đa thời gian chờ lấy GPLX – PV). Dự kiến, đến hết năm 2015 việc đổi GPLX sẽ hoàn thành.
Châu Như Quỳnh
Theo Dantri
Cấp riêng bằng lái xe ô tô số tự động: Lợi bất cập hại?
Có ý kiến cho rằng việc tách GPLX số tự động chỉ đáp ứng nhu cầu của không nhiều người sử dụng, trong khi đó sẽ phải bỏ ra hàng nghìn tỷ đồng để đầu tư cơ sở hạ tầng và phương tiện đào tạo, sát hạch. Và nếu không kiểm soát chặt người sử dụng sẽ "đe dọa" an toàn giao thông.
Trước đó, Bộ Giao thông Vận tải (GTVT) yêu cầu các cơ quan liên quan rà soát, nghiên cứu các quy định cả trong nước và quốc tế để đề xuất việc đào tạo sát hạch và cấp giấy phép lái xe (GPLX) theo hướng đáp ứng nhu cầu thực tế của người dân, phù hợp với thực tiễn, theo quan điểm: "Cần nghiên cứu, thay đổi chương trình đào tạo theo hướng nếu anh đăng ký đào tạo, sát hạch xe số tự động, tôi cấp giấy phép lái xe (GPLX) số tự động. Anh muốn học và thi xe sàn, tôi cấp bằng tương ứng".
Liên quan đến chủ trương này, ông Nguyễn Văn Quyền - Phó Tổng cục trưởng Tổng cục đường bộ Việt Nam - cho rằng, đề xuất đào tạo, sát hạch cấp GPLX ô tô riêng, cho người không hành nghề lái xe điều khiển ô tô sử dụng hộp số tự động chở người đến 9 chỗ ngồi, sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho người học và dự sát hạch lái xe như không cần điều khiển bàn đạp chân ga, chân ly hợp (chân côn), không phải mất nhiều thời gian để luyện kỹ năng lái xe, xe không bị chết máy, xe không bị tụt dốc và khả năng sát hạch đạt yêu cầu của người dự sát hạch sẽ tăng cao. Song, việc tổ chức đào đạo, sát hạch, cấpGPLX ô tô riêng cho người không hành nghề lái xe, điều khiển ô tô sử dụng hộp số tự động, chở người đến 9 chỗ ngồi sẽ phát sinh một số nội dung cần phải nghiên cứu, đánh giá lại.
Năm 2010, trong khuôn khổ Dự án An toàn giao thông đường bộ Việt Nam do Ngân hàng thế giới tài trợ, tổ chức tư vấn quốc tế đã khảo sát và đánh giá chương trình, nội dung, giáo trình đào tạo lái xe của Việt Nam là phù hợp và tương tự như các nước Thái Lan, Hàn Quốc, trong đó quy định người học phải tập lái trên ô tô số sàn và tập lái trên đường, với xe ô tô có hộp số tự động là 10 giờ.
Việc tách GPLX số tự động và số sàn được cho là không phù hợp khi xem xét ở nhiều yếu tố (ảnh: Việt Hưng)
Cũng theo ông Quyền, Luật Giao thông đường bộ quy định GPLX xe hạng B1 cấp cho người không hành nghề lái xe điều khiển xe ô tô chở người đến 9 chỗ ngồi; xe ô tô tải, máy kéo có trọng tải dưới 3.500kg. Tức là, nếu cấp GPLX hạng B1 cho người điều khiển ô tô sử dụng hộp số tự động chở người đến 9 chỗ ngồi thì sẽ không được phép lái các loại xe tải và máy kéo vì các loại xe này không sử dụng hộp số tự động.
Một điều đáng chú ý khác theo đánh giá của Tổng cục Đường bộ Việt Nam, nếu tách GPLX số tự động và số sàn, các cơ sở đào tạo và trung tâm sát hạch cũng phải đầu tư ô tô tập lái, sát hạch lái xe trong hình và trên đường để phục vụ việc đào tạo, sát hạch lái xe với mức kinh phí dự kiến đầu tư khoảng 2.100 tỷ đồng (mỗi cơ sở đào tạo đầu tư tối thiểu 10 xe, trung tâm sát hạch đầu tư tối thiểu 4 xe để đáp ứng nhu cầu học và sát hạch).
Trong khi đó, thực hiện quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về trung tâm sát hạch lái xe, năm 2013 các trung tâm sát hạch đã đầu tư nâng cấp, bổ sung trang thiết bị sát hạch lý thuyết trong hình, trên đường... và trong năm 2015 theo chỉ đạo của Bộ GTVT, các trung tâm sát hạch đang chuẩn bị nguồn kinh phí lớn để đầu tư ô tô sát hạch và lắp thiết bị chấm điểm tự động lái xe ô tô trên đường, thiết bị sát hạch lái xe trong hình hạng A1, A2. Nếu tiếp tục đầu tư ô tô sử dụng hộp số tự động trong khi lượng người dự sát hạch không cao (nhiều trung tâm sát hạch sử dụng chưa hết 50% công suất) sẽ gây khó khăn cho các cơ sở đào tạo và trung tâm sát hạch.
Chưa hết, việc cho phép sử dụng ô tô hộp số tự động để học và sát hạch lái xe sẽ đơn giản và dễ hơn ô tô sử dụng hộp số sàn, nếu không kiểm soát chặt chẽ trong quá trình sử dụng, nhiều người sẽ lựa chọn loại xe này.
"Thực tế, xe ô tô đến 9 chỗ ngồi sử dụng hộp số sàn và hộp số tự động có hình dáng bên ngoài không khác nhau, ý thức chấp hành pháp luật về giao thông đường bộ của một số người dân chưa cao, nên dễ dẫn đến tình trạng người được cấp GPLX số tự động mà điều khiển xe ô tô số sàn và đây sẽ là nguyên nhân tiềm ẩn gây mất an toàn giao thông rất cao" - ông Quyền cho hay.
Được biết, hiện nay phần lớn các nước trên thế giới đều quy định chung 1 hạng GPLX đến 9 chỗ ngồi, nếu Việt Nam cho phép điều khiển cả xe ô tô có hộp số tự động và số sàn như vậy, người được cấp GPLX ô tô sử dụng hộp số tự động sẽ không được đổi sang GPLX quốc tế.
Để đảm bảo trật tự an toàn giao thông, thuận lợi cho người dân trong quá trình sử dụng GPLX ở trong nước và khi ra nước ngoài, Tổng cục Đường bộ Việt Nam đã đề nghị Bộ GTVT cho phép thực hiện quy định trên vào thời điểm thích hợp và khi tổ chức thực hiện, đề nghị không quy định hạng GPLX riêng, nhưng trên GPLX có ghi điều kiện hạn chế như GPLX của các nước Nhật Bản, Hàn Quốc và Pháp.
Châu Như Quỳnh
Theo Dantri
Sẽ cấp giấy phép lái xe số tự động vào tháng 9 Chương trinh đao tao lai xe sô tư đông se rut ngăn thời gian và giảm chi phí so vơi lai xe sô san, được Tổng Cục Đường bộ dư kiên triển khai vào thang 9. Ông Nguyên Văn Quyên, Pho tông cuc trương Tông cuc Đương bô cho biêt, cơ quan nay đa trinh Bô Giao thông Vân tai dư thao sưa...