Tháng 8, đình chỉ hãng xe vi phạm tốc độ
Từ tháng 7, Thanh tra Giao thông sẽ xử phạt xe không lắp hộp đen. Tháng 8, qua số liệu hộp đen, cơ quan chức năng sẽ rút giấy phép doanh nghiệp có 20% số xe đang hoạt động vi phạm quy định về tốc độ.
Tại cuộc họp báo về chiến dịch cao điểm xử lý vi phạm tốc độ, chiều (1/7), ông Nguyễn Hoàng Hiệp, Phó Chủ tịch Ủy ban ATGT Quốc gia cho biết, theo thống kê, 32 đơn vị phân phối hộp đen đã bán ra hơn 200.000 thiết bị. Trong khi đó, số phương tiện thuộc diện bắt buộc phải lắp thiết bị giám sát hành trình chỉ là 48.000 xe. Như vậy 160.000 xe còn lại là do các doanh nghiệp tự lắp để quản lý lái xe.
Hiện Tổng cục đường bộ đang thành lập trung tâm quản lý vận tải. Cơ quan này cũng đã xây dựng được hệ thống phần mềm kiểm soát vận tải qua hộp đen. Phần mềm này đã kết nối và giám sát được khoảng 20.000 xe trên cả nước.
Theo một chuyên gia xây dựng phần mềm, hệ thống này có thể giám sát hoạt động vận tải theo dạng biểu đồ. Dựa vào biểu đồ, có thể biết được số phương tiện của từng địa phương đang hoạt động trên đường. Trong số đó có bao nhiêu phần trăm chạy quá tốc độ quy định.
Từ tháng 8, sẽ rút giấy phép DN có 20% số xe đang hoạt động vi phạm về tốc độ.
Biểu đồ cũng giúp cơ quan quản lý phân tích được số xe đang chạy trên đường của từng doanh nghiệp vận tải và biết cụ thể xe nào, tuyến nào đang vi phạm tốc độ. Số liệu, thông tin này sẽ được cập nhật 1/2phút/lần.
Ông Nguyễn Hoàng Hiệp cho hay, từ 1/7/2013, Thanh tra giao thông đã bắt đầu xử lý về lỗi không lắp hộp đen. Riêng lỗi tốc độ thể hiện trong hộp đen, quy định hiện hành vẫn chưa xử phạt lỗi vi phạm luật giao thông đường bộ. Tuy nhiên, Ủy ban ATGT Quốc gia sẽ tổng hợp số liệu thông qua hộp đen.
Từ tháng 8/2013, cơ quan này sẽ yêu cầu đơn vị chức năng rút giấy phép kinh doanh đối với doanh nghiệp vận tải nào có số xe vượt tốc độ nhiều lần quá mức cho phép.
Theo ông Hiệp, điều này đã được quy định trong Nghị định 93/2012 và sẽ được hướng dẫn chi tiết trong Thông tư sắp ra đời có hiệu lực trong tháng tám.
Video đang HOT
Tuy nhiên, hiện con số 48.000 phương tiện thuộc diện bắt buộc lắp hộp đen chỉ mới là theo báo cáo, còn thực tế bao nhiêu vẫn chưa thể biết được. Trong thời gian tới, Ủy ban ATGT Quốc gia và các cơ quan chức năng sẽ thanh, kiểm tra việc này.
Ông Hiệp cho biết, sắp tới, toàn bộ xe thuộc diện phải lắp hộp đen sẽ được kết nối thông tin với trung tâm quản lý vận tải. Xe đang chạy, biểu đồ sẽ hiện thông số nhưng xe không hoạt động thì sẽ không có tín hiệu gì trên biểu đồ. Như vậy, có thể có tình trạng xe “lách luật” bằng cách tháo hộp đen ra để hoạt động và cơ quan chức năng phải có giải pháp để kiểm soát việc này.
Một trong những vấn đề dư luận quan tâm nhất là quản lý vận tải qua thiết bị giám sát hành trình có giúp giảm được tai nạn giao thông hay không? Về vấn đề này, ông Hiệp cho biết, hiện cả nước có 2 triệu xe ô tô nhưng chỉ 48.000 xe (khoảng 2,5%) thuộc diện phải lắp hộp đen. Trong khi đó, theo thống kê, những vụ tai nạn thảm khốc thời gian vừa qua đều xảy ra đối với các loại xe thuộc diện phải lắp hộp đen.
“Như vậy, nếu số xe này được kiểm soát tốt hơn, tai nạn nghiêm trọng sẽ giảm.” – Ông Hiệp nhận định.
Còn việc vi phạm tốc độ và tai nạn giao thông có giảm hay không, theo ông Hiệp vẫn phải dựa vào lực lượng kiểm soát lưu động tuần tra xử lý.
Nghị định 93 quy định: Đơn vị kinh doanh bị tước quyền sử dụng Giấy phép khi vi phạm điều kiện kinh doanh gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến chất lượng dịch vụ và an toàn vận tải. Cụ thể vi phạm một trong các nội dung sau (tính trong thời gian còn hiệu lực của phù hiệu, biển hiệu được cấp): Đơn vị kinh doanh vận tải có 5% số lượng lượt xe hoạt động trên tuyến người lái xe vi phạm hành trình hoặc có 20% số lượng lượt xe hoạt động trên tuyến người lái xe vi phạm quy định về tốc độ hoặc 20% số lượng lượt xe hoạt động trên tuyến người lái xe vi phạm đón, trả khách không đúng nơi quy định hoặc 10% số lượng lượt xe hoạt động trên tuyến người lái xe vi phạm quy định về thời gian điều khiển phương tiện.
Theo 24h
Phạt hộp đen: Có giúp lái xe an toàn?
Theo ông Nguyễn Văn Thanh, với cơ chế cổ phần bằng xe hiện nay, doanh nghiệp không có nghĩa vụ bỏ số tiền lớn lắp hộp đen cho lái xe. Lái xe muốn không bị phạt thì tự bỏ tiền lắp. Tác dụng thế nào không cần biết.
Từ hôm nay (1/7), Thanh tra giao thông bắt đầu xử phạt ô tô không lắp thiết bị giám sát hành trình (hộp đen). Tuy nhiên lâu nay, nhiều người vẫn tỏ ra băn khoăn về mục đích và hiệu quả khi lắp thiết bị này trên xe.
Lắp hộp đen để làm gì?
Quy định lắp hộp đen cho xe tải, xe khách... đã có từ lâu. Đây là một thiết bị công nghệ tiên tiến, nhưng ông Bùi Danh Liên (Chủ tịch Hiệp hội Vận tải Hà Nội) cho rằng, việc áp dụng, khai thác chưa hiệu quả.
Theo ông Liên, thiết bị giám sát hành trình chưa có sự chuẩn mực. Các cơ quan kiểm định chỉ đựa vào kết quả kiểm tra một vài cái rồi cấp cho cơ sở đó giấy chứng nhận quy chuẩn. Thiết bị đưa ra lắp cho xe có giấy chứng nhận hợp quy là được.
"Nhưng phía trong tác dụng như thế nào thì không ai biết. Bản thân doanh nghiệp vận tải không biết, lái xe không biết." - Ông Bùi Danh Liên nói.
Ông Liên nêu, một tiêu chí của hộp đen là cảnh báo tốc độ, nhưng nhiều thiết bị chưa phát huy được điều này. Ví dụ, xe cứ chạy quá 60km/h là thiết bị cảnh báo. Nhưng có xe vào đoạn đường được phép chạy 70-80km/h, tài xế nhấn ga thì thiết bị kêu ầm lên. Tái xế bảo rằng máy hỏng và tháo thiết bị ra cho đỡ phiền.
Nhiều doanh nghiệp và lái xe không được hướng dẫn cụ thể sử dụng hộp đen
Cũng theo ông Liên, hiện doanh nghiệp vận tải không được cơ quan nào hướng dẫn sử dụng khai thác hộp đen. Họ chỉ biết Bộ GTVT đưa ra quy định phải lắp "hộp đen", còn lắp của ai, lắp như thế nào thì tự tìm hiểu, thực hiện.
Người đứng đầu Hiệp hội Vận tải Hà Nội cho rằng, để khai thác hộp đen hiệu quả, Bộ GTVT nên có văn bản hướng dẫn cụ thể. Sở GTVT phải phối hợp với nhà cung cấp hộp đen tập huấn cách lắp đặt, sử dụng cho doanh nghiệp vận tải.
"Đừng trách doanh nghiệp và lái xe thực hiện không đúng. Hãy trách cơ quan soạn thảo không có hướng dẫn rõ ràng." - Ông Liên nói.
Ông Bùi Danh Liên cho rằng, lắp hộp đen giám sát lái xe thì cũng cần có sự giám sát những người ban hành văn bản để quy định dễ đi vào thực tế cuộc sống.
Hơn nữa theo ông Liên, muốn quản lý hiệu quả hộp đen phải là chính doanh nghiệp vận tải. Với 48.000 chiếc xe, nhà nước không thể chạy theo, giám sát xe qua kiểm tra hộp đen được.
Ai là người cần lắp hộp đen?
Ông Nguyễn Văn Thanh (Chủ tịch Hiệp hội Vận tải Ô tô Việt Nam) cho rằng, đó là do cơ chế đóng cổ phần vào doanh nghiệp vận tải hiện nay. Cơ chế cổ phần bằng xe, khoán trắng thì doanh nghiệp đâu cần quan tâm chuyện lái xe lắp đặt, sử dụng hộp đen như thế nào. Họ chẳng có nghĩa vụ phải bỏ tiền lắp hộp đen cho lái xe. Bởi xe đã đóng cổ phần, khoán trắng, lái xe muốn không bị phạt thì bỏ tiền mà lắp. Lái xe lại thấy lắp chẳng có tác dụng gì, nên chỉ cần mua loại rẻ tiền để khi cơ quan chức năng kiểm tra thấy có để khỏi bị phạt là được.
Theo ông Thanh, "phải đóng cổ phần bằng tiền chứ không phải bằng xe!" Lái xe sẽ được hưởng lợi tức cổ phần và công lái xe. Còn xe là của doanh nghiệp. Lúc đó, doanh nghiệp sẽ có trách nhiệm quản lý bằng được lái xe và xe của mình. Doanh nghiệp bỏ tiền mua ô tô, sẽ buộc tài xế duy trì hoạt động của thiết bị giám sát hành trình. Bởi việc đó ảnh hưởng đến sống còn của chính doanh nghiệp.
Doanh nghiệp khoán trắng cho lái xe khiến hộp đen không phát huy hiệu quả
Hộp đen sẽ phát huy 2 tác dụng. Một là phát tín hiệu cảnh báo, nhắc nhở lái xe khi đi quá tốc độ, xe hỏng hóc, lỗi kỹ thuật... Hai là doanh nghiệp có thể ngồi nhà theo dõi được hành trình, tốc độ, tình trạng... của xe và kịp thời chấn chỉnh tài xế.
Ông Thanh nhấn mạnh, mục đích chính của hộp đen cũng không phải là để cho CSGT và thanh tra giao thông lấy cơ sở xử lý. Nếu vậy thì chính cơ quan chức năng phái tự sắm thiết bị mà giám sát. "Ai lại tự lắp hộp đen xịn để tạo điều kiện cho người ta phạt mình". - Ông Thanh nói.
Ông Nguyễn Văn Thanh cho biết, hiện chỉ ít doanh nghiệp thấy hiệu quả khai thác hộp đen và đã lắp từ trước khi nhà nước ra quy định.
Ông Nguyễn Văn Huyện, Chánh Thanh tra Bộ GTVT cho biết, hôm nay, thanh tra giao thông tại tất cả các địa phương sẽ xử lý xe khách, xe tải... không lắp thiết bị giám sát hành trình. Ông Huyện cho biết, kể cả xe lắp "hộp đen" nhưng không đạt tiêu chuẩn hoặc không hoạt động cũng sẽ bị xử lý như không lắp. Khi được hỏi, trên đường làm sao biết được hộp đen đạt tiêu chuẩn hay không, ông Huyện cho biết, điều này không khó. Lực lượng TTGT đã được tập huấn kỹ năng để kiểm tra hoạt động của hộp đen và phát hiện lỗi của các thiết bị này. Theo Nghị định 71/2012/NĐ-CP, xe (thuộc diện phải gắn thiết bị) mà không gắn thiết bị giám sát hành trình của xe hoặc gắn nhưng không hoạt động, không đúng quy chuẩn, sẽ bị xử phạt 2 triệu đồng đến 3 triệu đồng.
Theo 24h
Từ 1/7 tước phù hiệu xe khách không hộp đen Từ 1/7 xe khách không cung cấp cho cơ quan chức năng trạng thái hoạt động của xe sẽ bị tước phù hiệu, DN có trên 20% xe vi phạm bị tước giấy phép kinh doanh. Ông Nguyễn Văn Huyện, Chánh Thanh tra Bộ GTVT Chánh thanh tra Bộ GTVT cũng cho biết như vậy khi trao đổi với PV Tiền Phong chiều...