Tháng 7/2016 khai mạc Quốc hội khoá mới, bầu nhân sự cấp cao
Thảo luận về dự kiến chương trình giám sát trong năm 2016, UB Thường vụ Quốc hội thống nhất chỉ chọn 1 chuyên đề cho kỳ họp cuối năm. Kỳ họp đầu tiên của Quốc hội khoá mới sẽ diễn ra cuối tháng 7/2016 chủ yếu để làm công tác nhân sự.
Xem xét xây dựng chương trình giám sát cho năm tới là nội dung làm việc của UB Thường vụ Quốc hội chiều 10/4.
Trình bày báo cáo dự kiến chương trình giám sát, Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội Nguyễn Hạnh Phúc cho biết, trong năm 2016, sẽ có 3 kỳ họp.
Năm 2016 Quốc hội sẽ có sự chuyển giao giữa 2 khoá XIII và XIV.
Cụ thể, kỳ họp 11, kỳ họp cuối cùng của Quốc hội khoá XIII diễn ra cuối tháng 3/2016, kỳ họp này mang tính chất tổng kết cả nhiệm kỳ và giám sát công tác bầu cử đại biểu Quốc hội và đại biểu HĐND nhiệm kỳ mới, dự kiến không tổ chức chất vấn và giám sát chuyên đề.
Kỳ họp 1, Quốc hội khoá XIV dự kiến diễn ra cuối tháng 7/2016, chủ yếu làm công tác nhân sự, do đó dự kiến cũng không tổ chức chất vấn và giám sát chuyên đề. Kỳ họp thứ 2, Quốc hội khoá mới dự kiến bắt đầu vào cuối tháng 10/2016, Quốc hội sẽ tiến hành hoạt động chất vấn và giám sát một chuyên đề.
Chủ nhiệm Nguyễn Hạnh Phúc đề nghị UB Thường vụ Quốc hội cho ý kiến về một số nội dung thực hiện giám sát gồm: Việc thực hiện chính sách, pháp luật về phát triển khoa học, công nghệ để thực hiện mục tiêu đến năm 2020 Việt Nam cơ bản trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại; Việc thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới (giai đoạn 2010 – 2015) gắn với tái cơ cấu ngành nông nghiệp và Việc thực hiện chính sách, pháp luật về quản lý thị trường trong nước và phòng, chống buôn lậu, gian lận thương mại.
Ông Phúc cho biết, tính đến ngày 23/4/2015, trong tông sô 77 cơ quan cân xin y kiên có 43 cơ quan trả lời với149 nội dung kiến nghị. Từ 149 đề xuất của các cơ quan và qua xin ý kiến đại diện nhiều cơ quan của Quốc hội, Văn phòng Quốc hội đã trình UB Thường vụ Quốc hội xem xét, lựa chọn 2 trong 3 nội dung trên để Quốc hội tiến hành giám sát.
Video đang HOT
Trước đó, nhiều đề xuất về nội dung giám sát đã được đưa ra như vấn đề nợ xấu, nợ công, quản lý và sử dụng vốn ODA, tái cơ cấu hệ thống ngân hàng, doanh nghiệp nhà nước… nhưng các nội dung này, theo giải thích của ông Nguyễn Hạnh Phúc là bức xúc, nhưng đã được tiến hành giám sát trong thời gian gần đây.
Viện Nghiên cứu lập pháp là cơ quan kiên trì với đề xuất giám sát việc cổ phần hóa doanh nghiệp gắn với tái cơ cấu doanh nghiệp và xử lý nợ xấu.
Một lý do đưa ra là cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước gắn với tái cơ cấu doanh nghiệp và xử lý nợ xấu là những vấn đề gắn bó mật thiết với nhau và phải đồng thời giải quyết một cách đồng bộ, toàn diện, hiệu quả và bền vững.
Vì thề cần giám sát tiến độ, chất lượng tái cơ cấu và xử lý nợ xấu… nhằm nâng cao sức cạnh tranh của nền kinh tế Việt Nam vận hành theo cơ chế thị trường trong điều kiện hội nhập kinh tế khu vực và toàn cầu.
Đối tượng chịu sự giám sát, theo cơ quan đề nghị gồm cả Chính phủ, các bộ, cơ quan bộ ngang bộ quản lý nhà nước liên quan, các doanh nghiệp nhà nước, doanh nghiệp và ngân hàng thương mại…
Qua thảo luận, UB Thường vụ Quốc hội nghiêng về lựa chọn nội dung giám sát về khoa học công nghệ và nông thôn mới. Những nội dung này sẽ được trình Quốc hội trong kỳ họp 9 khoá XIII tới đây xem xét quyết định.
P.Thảo
Theo Dantri
Chủ tịch Quốc hội: Đơn thư không biết đi đâu thì dân buồn lắm!
"Làm việc với các Ủy ban lâu nay tôi rất bức xúc vì đơn thư của dân nhiều khi còn quên đưa, rồi thư có trả lại hay không cũng chẳng ai biết. Như thế thì dân buồn lắm!", Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng nói.
Ngày 23/4, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến về Nghị quyết các cơ quan Quốc hội, Đại biểu Quốc hội, HĐND... tiếp công dân; tiếp nhận, xử lý đơn, thư khiếu nại, tố cáo. Nghị quyết nhằm xác định trách nhiệm của các đơn vị khi tiếp nhận đơn thư của nhân dân.
Thư đi từ tầng 1 lên tầng 2 cũng bị "ngâm" vài tháng
Ông Phan Trung Lý - Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật - cho biết, trong những năm gần đây, tình trạng công dân gửi đơn, thư đến Quốc hội, các cơ quan của Quốc hội ngày càng tăng, diễn biến phức tạp, tạo ra tình trạng đơn, thư chồng chéo, trùng lắp, kéo dài, vượt thẩm quyền... Trong khi các đơn vị của Quốc hội tiếp nhận, xử lý đơn, thư nhằm mục đích phục vụ công tác chủ yếu là thẩm tra và giám sát, kiến nghị theo lĩnh vực.
Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng yêu cầu xây dựng Nghị quyết phải sát với thực tế (Ảnh Việt Hưng)
Vì vậy, khi nhận được đơn thư của công dân, các cơ quan của Quốc hội phải tổ chức phân loại, chuyển đến cơ quan xử lý theo lĩnh vực nên tình trạng chuyển đơn thư lòng vòng là không tránh khỏi. Theo ông Lý đây là vấn đề rất phức tạp xảy ra đối với Quốc hội từ nhiều năm nay nhưng chưa có biện pháp hữu hiệu để khắc phục.
Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội Nguyễn Hạnh Phúc cũng thẳng thắn chỉ rõ nhiều trường hợp chỉ chuyển đơn thư của người dân từ tầng 1 lên tầng 2 mà cũng mất... vài tháng. Chính vì vậy rất cần có Nghị quyết trên để tránh việc chuyển đơn thư lòng vòng trong các cơ quan của Quốc hội.
Một số đại biểu khác trong Ủy ban Thường vụ Quốc hội cũng cho biết, tình trạng tiếp nhận đơn thư của nhân dân rồi chuyển lòng vòng rất phức tạp. Đại biểu Quốc hội tiếp dân cũng chỉ chuyển đơn thư chứ không thể tự giải quyết và qua tiếp công dân thấy có vấn đền mới thực hiện giám sát.
Nhằm hạn chế tình trạng trên, theo ông Phan Trung Lý, trường hợp nhận đơn, thư trực tiếp từ người gửi và xét thấy cần thiết thì có thể chuyển đơn thư đó đến cơ quan có thẩm quyền giải quyết và thông báo đến cơ quan phụ trách lĩnh vực và Ban Dân nguyện.
Ông Lý cũng cho biết, có ý kiến đề nghị cần quy định cải tiến việc chuyển đơn, thư khiếu nại, tố cáo, kiến nghị giữa các cơ quan của Quốc hội, ban thuộc Ủy ban Thường vụ Quốc hội, tránh thủ tục hành chính rườm rà. Vì vậy, dự thảo Nghị quyếtđã được bổ sung quy định "Cơ quan của Quốc hội, ban thuộc Ủy ban Thường vụ Quốc hội chuyển đơn, thư đến cơ quan khác của Quốc hội, ban thuộc Ủy ban Thường vụ Quốc hội để xử lý bằng văn bản theo mẫu do Ủy ban Thường vụ Quốc hội quy định".
Thư chuyển lòng vòng rồi... lặn biệt tăm
Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng ví tình trạng chuyển đơn, thư lòng vòng trên như "chim đưa thư" - nhiều khi còn quên đưa, rồi thư có trả lại hay không cũng chẳng ai biết. Tình trạng như vậy diễn ra khiến những người dân gặp phải rất buồn và ngay cả Chủ tịch Quốc hội cũng cảm thấy bức xúc khi làm việc với các Ủy ban.
Do vậy, Chủ tịch Quốc hội lưu ý những nội dung được đưa vào Nghị quyết trên cần phải rất khả thi, rất thực tế. Đặc biệt, Quốc hội phải nâng cao vai trò giám sát các cơ quan giải quyết khiếu nại, tố cáo của cử tri. Từ đó thấy được cơ quan hành pháp làm đúng hay sai và trách nhiệm với nhân dân như thế nào. Ngoài ra, nó cũng sẽ thấy tình hình dân khiếu kiện đúng hay sai.
"Chúng ta không phải là cơ quan giải quyết nhưng có trách nhiệm và có quyền giám sát các cơ quan giải quyết khiếu nại tố cáo của người dân", Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng nói.
Đánh giá dự thảo Nghị quyết trên, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng cho biết, khi đọc một số điều ông thấy nó vẫn còn "mênh mênh, mang mang". Vì vậy, Chủ tịch yêu cầu xây dựng Nghị quyết phải sát với thực tế, trên tinh thần những gì luật có đầy đủ rồi thì thôi. Đặc biệt, khi Nghị quyết được áp dụng trong thực tế phải được chấp nhận ngay.
Ngoài ra, Chủ tịch Quốc hội cũng lưu ý trụ sở tiếp công dân cũng phải thống nhất ở một địa điểm nhất định. Địa điểm đó do Ban Dân nguyện làm đầu mối và khi nhân dân đến phải phục vụ chu đáo. "Nếu dân đến đó phản ánh về việc xử án thì làm hồ sơ, thủ tục chuyển về Ủy ban Pháp luật; Nếu phản ánh về tình trạng đất đai thì chuyển về Ủy ban Kinh tế...", Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng nói.
Quang Phong
Theo Dantri
Chủ tịch Quốc hội: Bộ Công an, Quốc phòng có thể có hơn 5 Thứ trưởng Đồng ý đề xuất quy định số lượng tối đa Thứ trưởng, Phó Thủ trưởng cơ quan ngang bộ là 5 nhưng Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng cũng lưu ý loại trừ các Bộ như Công an, Quốc phòng. Chủ tịch Quốc hội chia sẻ, bộ đa ngành, giới hạn 5 Thứ trưởng không dễ xoay. Sáng 9/4, UB Thường vụ...