Tháng 6 nóng nhất lịch sử sẽ còn lặp lại trong tương lai
Tháng 6 là tháng nóng kỷ lục trong năm 2015 và các kỷ lục trong 135 năm qua.
Nhân loại vừa trải qua 6 tháng đầu năm 2015 với mức nhiệt độ được cho là cao nhất trong lịch sử do hiện tượng El Nino tăng cường.
Bảng hiển thị nhiệt đô toàn cầu trong tháng 6 nóng kỷ lục năm 2015.
Theo số liệu của cơ quan Đại dương và Khí quyển (NOAA) của Mỹ công bố hôm 20/7, tháng 6 là tháng nóng kỷ lục trong năm 2015 và các kỷ lục trong 135 năm qua.
Video đang HOT
Nhiệt độ bề mặt Trái Đất trung bình trên toàn cầu trong tháng 6 là 2,27 độ F (1,26 độ C), cao hơn cả mức trung bình của thế kỷ 20. Đây là mức cao nhất trong tháng 6 kể từ năm 1880-2915, vượt qua cả kỷ lục được thiết lập trong năm 2012 là 0,06 độ C.
Cả NASA và Cơ quan Khí tượng Nhật Bản cũng đưa ra các con số tương tự khi họ phát hành các báo cáo của mình vào tuần trước. Tuy nhiên, các nhà khoa học cảnh báo rằng tình trạng này sẽ chưa dừng lại mà có thể còn tiếp diễn trong các năm sau này.
Nhiệt độ toàn cầu tăng là hệ quả tất yếu của sự ấm lên của Trái Đất. Nguyên nhân chính của hiện tượng này chính là do sự thiếu ý thức bảo vệ môi trường của con người dẫn tới sự tăng lượng khí thải carbon dioxide vào khí quyển, tờ Sputnik dẫn lời Tiến sĩ khí tượng học Jeff Masters cho biết.
Sự gia tăng nhiệt độ toàn cầu thường kéo theo những tác động đáng lo ngại. Tháng trước, các nhà khoa học cảnh báo rằng sự gia tăng nhiệt độ trong nhiều thập kỷ ở khu vực Biển Đen đã tạo ra một lượng mưa kỷ lục dẫn tới các trận lũ quét khiến hơn 170 người thiệt mạng tại khu vực Krymsk của Nga.
Trong tháng này, NASA đã cho công bố kết quả nghiên cứu cho thấy một phần lớn của thềm băng 10.000 năm tuổi tại Nam Cực đang tan chảy với tốc độ cực nhanh và có thể biến mất hoàn toàn vào năm 2020. Ước tính, nếu thềm băng ở Nam Cực tan hết thì mực nước biển sẽ dâng lên khoảng 240 feet (khoảng 72 cm).
Nguyễn Hường
Theo giaoduc
Xe tăng Trung Quốc được "trình làng" ở Đông Phi
Giữa lúc xuất hiện tin đồn về việc Trung Quốc thiết lập một căn cứ quân sự ở khu vực Đông Phi, thì lực lượng vũ trang nước Djibouti trong cuộc diễu hành Quốc khánh ngày 27-06 đã cho ra mắt một chiếc thiết giáp diệt tăng doTrung Quốc sản xuất.
Với hỏa lực tương tự như một chiếc xe tăng, nhưng mức giá khá rẻ và dễ dàng bảo trì, xe diệt tăng WMA301 của Norinco có buồng lái bọc thép 6x6, được trang bị một khẩu súng 105 mm.
Sự ra mắt của xe tăng WMA301 chỉ đến sau gần hai tháng khi Tổng thống Djibouti ông Ismail Guelleh nói rằng nước này đang đàm phán với Trung Quốc về việc thiết lập một căn cứ quân sự ở quốc gia châu Phi nhỏ bé nhưng đầy chiến lược này.
Xe tăng Trung Quốc được Djibouti dùng trong lễ duyệt binh nhân ngày Quốc khánh nước này
Được biết, do Djibouti có vị trí chiến lược nằm giữa Somalia và Yemen nên Mỹ đã có quân đội khu vực đóng tại Djibouti, nơi triển khai các chiến dịch chống khủng bố trên khắp châu Phi. Ngoài ra Pháp và Nhật Bản cũng có các căn cứ quân sự nằm ở đây.
Bộ Quốc phòng Trung Quốc tuần trước tuyên bố rằng Trung Quốc và Djibouti có mối quan hệ thân hữu, đồng thời cả hai đều quan tâm đến hòa bình và an ninh khu vực. Hiện quan hệ ngày càng tăng cường giữa Bắc Kinh với Djibouti trong những năm gần đây, cùng với sự ra mắt của xe tăng do Trung Quốc chế tạo, có khả năng làm chính quyền Washington lo lắng về việc Trung Quốc mở rộng "phạm vi ảnh hưởng" trong khu vực.
Bảo Anh
Theo_PLO
Mỹ thiết lập kỷ nguyên chạy đua vũ trang hạt nhân mới? Báo Sputnik (Nga) dẫn lời một giáo sư tại Moscow cho hay Hoa Kỳ và Nga sắp mở ra một kỷ nguyên chạy đua vũ khí hạt nhân mới. Ông Edward Lozansky, Chủ tịch kiêm người đồng sáng lập trường Đại học Mỹ ở Moscow và là một giáo sư tại Đại học Nghiên cứu hạt nhân Quốc gia Moscow đã cảnh báo,...