Tháng 5 về thăm di tích lịch sử Ngã ba Giồng Sắn
Ngã ba Giồng Sắn, nơi đã xảy ra trận càn quét man rợ của địch khiến rất nhiều thường dân thiệt mạng oan ức.
Nhưng sau gần 60 năm lịch sử, Giồng Sắn ngày nay lại rất yên bình, che khuất đi những ký ức đau thương năm tháng cũ.
Đường vào Khu di tích Giồng Sắn.
Tìm về nơi xưa cũ
Những ngày tháng 5 lịch sử, chúng tôi tìm về huyện Nhơn Trạch (Đồng Nai), vùng đất anh hùng, nơi chứng kiến những thăng trầm của miền Nam xưa. Nơi đây chúng tôi đã dừng chân ghé thăm khu vực ngã ba Giồng Sắn nơi mà lính Mỹ – ngụy từng gây ra vụ thảm sát kinh hoàng khiến 536 thường dân thiệt mạng.
Giồng Sắn giờ đây không còn đau thương mất mát nữa, thay vào đó là một chiếc áo mới bình yên, sâu lắng trong tâm trí người tìm về. Nhưng dù xưa hay nay, những ký ức về địa danh lịch sử này có lẽ vẫn in đậm trong lòng bao người.
Video đang HOT
Các bô lão trong vùng kể lại, trước đây ngã ba Giồng Sắn thuộc xã Phú Hữu còn nay thuộc ấp Bến Đình, xã Phú Đông huyện Nhơn Trạch, tỉnh Đồng Nai. Đây là một đầu mối giao thông đường thủy nơi giao nhau của 3 con sông Ông Kèo, sông Ông Mai và sông Thị Vải. Vào những năm sáu mươi của thế kỷ trước thì khu vực này thường xuyên có nhiều ghe xuồng neo đậu.
Người dân địa phương và các vùng Long Thành, Bình Khánh, Nhà Bè và cả ngư dân từ các tỉnh miền Tây như Bến Tre, Long An thường tập trung về đây để trao đổi hàng hóa. Giồng Sắn trở thành nơi họp chợ ven sông có đông đúc ghe thuyền và được nhiều người biết đến. Và cũng chỉ vì sự nhộn nhịp ấy mà cuối cùng lại chính là nơi khiến bao người vô tội ngã xuống, ám ảnh đau thương một thời.
Những năm tháng đau thương
Vùng đất Nhơn Trạch thời bấy giờ là nơi có phong trào đấu tranh cách mạng kiên cường. Trong thời kỳ chống Mỹ, một số đơn vị lực lượng vũ trang cách mạng chọn làm địa bàn đứng chân hoạt động. Địch tổ chức nhiều cuộc càn quét nhưng không đánh phá, tiêu diệt, đàn áp được phong trào cách mạng của địa phương.
Trong cuộc tấn công bằng bom đạn vào giai đoạn 1964-1965 của địch đã khiến cho Giồng Sắn chịu cảnh tang thương. Từ nơi giao thương nhộn nhịp bỗng trở nên hỗn loạn với hàng trăm con người tranh nhau tìm chỗ trú thân trước làn bom đạn của địch. Những cột khói đen cuồn cuộn bốc lên, những cột nước dâng cao hàng chục mét rồi dập xuống bắn tung tóe làm cho ghe xuồng lật úp, nhiều chiếc bị vỡ ra thành từng mảnh. Một số người chết tại chỗ, số chạy thoát lên bờ thì bị máy bay quần theo tấn công. Cuộc oanh kích của địch làm bến Giồng Sắn trở nên hoang tàn, tang tóc. Hàng trăm ghe xuồng bị bom đạn giặc phá tan tành.
Di tích Giồng Sắn.
Tổng cộng có 536 thường dân chết và rất nhiều người khác bị thương. Sau sự kiện nay, huyện ủy Nhơn Trạch đã tổ chức một cuộc biểu tình với hơn 1.000 người tham gia, phản đối hành động sát hại dân lành của địch. Tội ác này khiến cho cả nước căm phẫn, lên án sự độc ác, tàn bạo của quân địch.
Ông Tư Phùng ngụ huyện Nhơn Trạch kể lại xưa kia bến Giồng Sắn rất nổi tiếng, khắp nơi tụ về để buôn bán, trao đổi hàng hóa. Và thời khắc kinh hoàng ấy khiến rất nhiều người thiệt mạng đó là vào buổi chiều khi đang chèo thuyền đi kiếm cá mang bán.
“Lúc đó cả khúc sông rất ồn ào, náo nhiệt với cả trăm ghe thuyền đang mua bán nhộn nhịp. Bất thình lình máy bay địch từ đâu lao tới, quần đảo trên cao một hồi lâu. Tiếp đó lại có 2 chiếc máy bay khác xuất hiện rồi nhào xuống thả bom và bắn súng máy điên cuồng. Hết tốp này kéo đi, đám khác kéo tới liên tục và tiếng nổ khủng khiếp vang lên, những cột khói cuồn cuộn phủ kín toàn bộ khu vực ngã ba sông, khiến đoàn người trên ghe không ai kịp trở tay.
Các cột sóng nước dâng cao hàng chục mét rồi đổ ập xuống làm nhiều ghe thuyền mất thăng bằng lật úp, có chiếc bị vỡ ra từng mảng trôi lềnh bềnh trên sông. Tiếng kêu của phụ nữ, trẻ em cất lên thảm thiết, máu nhuộm đỏ cả một khúc sông. Trong lúc đó, máy bay địch vẫn từng tốp gầm rú, trút từng đợt bom xuống đoàn người đang cố gắng dìu dắt nhau chạy trốn trong vô vọng còn tôi may mắn thoát nạn. Sau đó khi mưa bom đạn tan đi chúng tôi đã cùng nhau đưa các thi thể đi chôn cất còn ai đang sống thì cố gắng cứu”, ông Tư Phùng nhớ lại.
Để tưởng nhớ những người đã mất tại ngã ba này, ngày 25/10/2004, huyện Nhơn Trạch khởi công xây dựng công trình Bia- Công viên tưởng niệm Giồng Sắn trên diện tích 15.000m2. Đây là di tích ghi dấu, tố cáo tội ác man rợ của kẻ thù trong cuộc thảm sát thường dân vô tội diễn ra trên vùng đất Nhơn Trạch của tỉnh Đồng Nai. Địa điểm Giồng Sắn được Ủy ban nhân dân tỉnh Đồng Nai xếp hạng di tích theo quyết định số 5160/QĐ-CT.UBND ngày 22/10/2004. Đến nay di tích này là điểm đến tham qua của bao nhiêu lớp thế hệ học trò và du khách thập phương ghé thăm, tưởng nhớ những người đã khuất.
Nghệ An đón hơn 110 nghìn lượt khách du lịch trong dịp nghỉ lễ
Theo số liệu của Sở Du lịch Nghệ An, trong bốn ngày nghỉ lễ (từ ngày 30-4 đến ngày 3-5), Nghệ An đã đón tổng số hơn 110 nghìn lượt khách du lịch, trong đó trong đó có khoảng 31 nghìn lượt khách lưu trú.
Lãnh đạo tỉnh Nghệ An dâng hương, dâng hoa tại Khu di tích Kim Liên nhân kỷ niệm 45 năm Ngày thống nhất đất nước.
Dịp nghỉ lễ 30-4 và 1-5, các hoạt động xã hội dần trở lại bình thường, các điểm du lịch được phép mở của trở lại cộng với thời tiết thuận lợi và là một trong những địa phương làm tốt công tác phòng, chống dịch Covid -19 nên các địa bàn trọng điểm về du lịch ở Nghệ An đều có lượng khách đến thăm quan, nghỉ dưỡng khá đông.
Trong đó, Khu du lịch biển Cửa Lò đón hơn 55 nghìn lượt khách; Khu Di tích lịch sử quốc gia đặc biệt Kim Liên đón gần 1.000 đoàn với hơn 22 nghìn lượt khách; huyện miền núi Con Cuông hơn 10 nghìn lượt khách.
Ngoài ra, các điểm du lịch, di tích, danh lam, thắng cảnh khác như khu di tích Truông Bồn (Đô Lương), khu du lịch biển Diễn Thành (Diễn Châu), khu du lịch biển Quỳnh (Quỳnh Lưu)...cũng đón hàng nghìn lượt khách/ngày.
Các ban quản lý các khu di tích lịch sử, điểm du lịch, chủ nhà hàng, khách sạn đều hướng dẫn hay nhắc nhở du khách các biện pháp phòng, chống dịch như treo biển thông báo để khách đeo khẩu trang; tổ chức đo thân nhiệt và bố trí điểm rửa tay sát khuẩn; hướng dẫn khách chia thành từng nhóm nhỏ không quá 30 người theo đúng quy định. Đồng thời, quan tâm bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm và an ninh trật tự...
Giám đốc Ban quản lý Khu di tích lịch sử quốc gia đặc biệt Kim Liên Nguyễn Bảo Tuấn cho biết: Để bảo đảm công tác phòng, chống dịch bệnh covid-19 theo chỉ thị 19/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ, Ban quản lý Khu di tích đã bố trí cán bộ tại các phòng trực để thực hiện việc đo thân nhiệt, nhắc nhở du khách rửa tay sát khuẩn, đeo khẩu trang trước khi vào tham quan.
Yêu cầu du khách không tập trung quá 30 người và giữ khoảng cách tối thiểu một mét. Khi có đoàn khách trên 30 người thì cán bộ an ninh hướng dẫn và yêu cầu chia đoàn để đi vào tham quan. Khu di tích đã mở cửa thông tầm cả ba khu vực: Làng Sen, Hoàng Trù và Khu mộ bà Hoàng Thị Loan phục vụ khách tham quan đến ngoài giờ hành chính.
Phó Giám đốc Sở Du lịch Nghệ An Dương Hoàng Vũ cho biết, thực hiện chức năng quản lý nhà nước, trong dịp này, Sở Du lịch đã tiến hành khảo sát, xem xét tình hình khách du lịch, công tác đón tiếp khách và phòng, chống dịch Covid-19 tại các điểm du lịch. Qua kiểm tra, cho thấy các chủ kinh doanh nhà hàng, khách sạn và các khu du lịch đã thực hiện nghiêm các biện pháp phòng, chống dịch Covid-19.
Tuy lượng khách năm nay đến các khu du lịch, khu di tích lịch sử, danh lam, thắng cảnh không đông như năm ngoái, nhưng là tín hiệu phục hồi đáng mừng của ngành du lịch tỉnh Nghệ An.
Phát triển du lịch gắn với bảo tồn các giá trị văn hóa ở huyện Lang Chánh Nếu như nông nghiệp tạo đà để thúc đẩy phát triển kinh tế, xây dựng nông thôn mới là nền tảng để thực hiện sự nghiệp CNH. HĐH nông thôn, thì việc khai thác tiềm năng, lợi thế phát triển du lịch gắn với bảo tồn các giá trị văn hóa đang góp phần tạo nên những 'gam màu sáng' cho bức tranh...