Tháng 5 – Tháng của những sự kiện thế giới…
Tháng 5/2011, thế giới đã trải qua những sự kiện quan trọng có tác động lớn tới tình hình chính trị và an ninh mỗi quốc gia.
Tháng 5/2011, sự kiện trùm khủng bố Bin Laden bị tiêu diệt đã tác động lớn tới an ninh chính trị khu vực Nam Á. Người ta đã chứng kiến khủng bố bạo lực bùng nổ trong tháng qua ở Pakistan, những cuộc biểu tình rầm rộ chống Mỹ, và cả sự căng thẳng trong quan hệ Pakistan- Mỹ xung quanh vụ việc này. Rõ ràng thời hậu Bin Laden là không hề đơn giản và bàn cờ địa chính trị Nam Á cũng đang có những biến chuyển mới sau sự kiện này.
Trong bối cảnh quan hệ Pakistan và Mỹ đang căng thẳng sau vụ Mỹ đơn phương thực hiện chiến dịch tiêu diệt trùm khủng bố Bin Laden, và nhiều nghi ngờ từ Mỹ về sự hợp tác của Pakistan, Thủ tướng Pakistan Gilani đã có chuyến thăm Trung quốc 4 ngày, nhằm tăng cường hợp tác giữa Trung Quốc và Pakistan.
Yếu tố Trung Quốc đang nổi lên tại Nam Á và ở các khu vực khác trong châu Á. Thời gian gần đây, trong khi Mỹ, Tây Âu và Nhật Bản vẫn chìm trong khó khăn kinh tế, người ta đã nhìn thấy rõ sự tiếp cận rất khéo léo và hiệu quả của ngoại giao Trung Quốc tại nhiều khu vực. Trong tháng 5 này, người ta tiếp tục thấy rõ những hướng đi, những tiếp cận của Trung Quốc – điều sẽ có tác động tới các vấn đề trong khu vực.
Còn ở Trung Đông – Bắc Phi, cuộc chiến tại Libya tiếp tục là điểm nóng. Lần đầu tiên sau hơn 2 tháng nổ ra cuộc chiến tranh tại Libya, tại hội nghị G8 mới đây các nước lớn dường như đã đồng thuận được về một kết cục sẽ có của cuộc chiến này.
Video đang HOT
Bức tranh thế giới tháng 5/2011 đang có những nét mới với việc nổi lên của các vấn đề an ninh thay thế cho các chủ đề về kinh tế. Thời kỳ hậu Bin Laden đang đặt thế giới trước những thử thách mới của cuộc chiến chống khủng bố sắp tới.
Hội nghị G8 diễn ra trong tháng 5 này cũng cho thấy các nước lớn đang sẵn sàng cho việc định hình lại cơ cấu quyền lực và trật tự thế giới khi những vấn đề chính trị an ninh, vượt trên các vấn đề kinh tế đã trở lại vị trí hàng đầu. Và hoàn toàn có thể nói rằng những bất ổn tại Trung Đông, Bắc Phi và gần nhất là cuộc chiến tại Libya sẽ là những bài toán đầu tiên được giải với sự điều chỉnh chiến lược này của các nước phương Tây.
Tháng 5 cũng cho thấy những vấn đề quan trọng của châu Á, từ Nam Á, Đông Bắc Á tới Đông Nam Á, xu thế liên kết đối thoại cùng hợp tác không ngừng được củng cố, với Hội nghị thượng đỉnh Đông Bắc Á vừa qua có thể hy vọng Bán đảo Triều Tiên thoát khỏi tình trạng căng thẳng cận kề chiến tranh đã từng kéo dài suốt năm 2010 cũng như những cải thiện trong quan hệ giữa hai nước lớn Trung Quốc – Nhật Bản sẽ giúp ổn định an ninh khu vực.
Điều chúng ta cũng rất cần lưu ý khi thế giới đứng trước những biến chuyển lớn, các cường quốc, các nước có tầm ảnh hưởng sẽ có cách tiếp cận mới theo lợi ích quốc gia của mình – điều khiến mỗi tổ chức khu vực, mỗi quốc gia cần có những điều chỉnh phù hợp để thích ứng kịp thời với tình hình. Đó là những điều chúng ta cần lưu ý và suy ngẫm khi nhìn lại thế giới tháng 5/2011.
Theo VTV
Khủng hoảng Trung Đông-Bắc Phi bao phủ hội nghị thượng đỉnh G8
An toàn hạt nhân, triển vọng kinh tế thế giới và đặc biệt là tình hình Bắc Phi và Trung Đông - là những vấn đề quan trọng mà các nhà lãnh đạo G8 sẽ thảo luận tại cuộc gặp truyền thống vừa khai mạc tại Deauville, Pháp.
Mỹ muốn nhân G8 kêu gọi viện trợ kinh tế giúp Ai Cập, Tunisia.
Các vị nguyên thủ những nền kinh tế hàng đầu đã bắt đầu hop trong bối cảnh các cường quốc cần liên kết lại để cùng nhau đối đầu với thách thức trong cuộc sống hiện tại: làn sóng nổi dậy ở Bắc Phi, chiến dịch liên minh phương Tây nhằm vào Libya, thảm kịch ở Nhật Bản, cuộc khủng hoảng toàn cầu, tình hình khó khăn kinh tế ở một số nước châu Âu.
Tổng thống Mỹ Barack Obama đã nhân cuộc họp này để nhấn mạnh lời kêu gọi quốc tế góp sức trợ giúp các nước trong khu vực đó "chấp nhận cải cách chính trị và kinh tế".
Ông David Lipton, một trong những cố vấn kinh tế của Tổng thống Obama, hôm qua nói với các ký giả rằng Mỹ xem những cuộc thảo luận về Trung đông và Bắc Phi là "nằm trong số những điều quan trọng nhất" cần được hoàn tất tại hội nghị.
Ông Lipton cho biết các nhà lãnh đạo G-8 sẽ có cơ hội thảo luận với 3 đại diện Ai Cập và Tunisia cùng người đứng đầu Liên minh Ảrập về những kế hoạch và khát vọng về thay đổi của họ, cùng những đường lối theo đó cộng đồng quốc tế có thể trợ giúp.
Theo dự kiến, Tổng thống Obama cũng thảo luận với các nhà lãnh đạo khác về hoạt động quân sự của NATO tại Libya, "với mục đích bảo vệ thường dân tránh khỏi các vụ tấn công của binh sỹ của nhà lãnh đạo Gadhafi".
Trong khuôn khổ Hội nghị thượng đỉnh dự kiến diễn ra hàng loạt các cuộc gặp song phương theo hình thức "một-một", trong đó lãnh đạo các nước thành viên sẽ thảo luận những vấn đề chủ chốt của quan hệ liên quốc gia.
Đặc biệt, Tổng thống Barack Obama và Tổng thống Nga Dmitry Medvedev đã đồng ý tiếp tục làm việc để tiến tới một thỏa thuận về các kế hoạch phòng thủ tên lửa của Mỹ, nhưng dư luận cho rằng rõ ràng hai nguyên thủ còn có nhiều vấn đề khác nữa để giải quyết.
Một trong những vấn đề bức thiết trong chương trình nghị sự liên quan tới mạng lưới truyền thông toàn cầu Internet. Các nhà lãnh đạo của Nhóm G8 dự định lưu ý thảo luận vấn đề chủ nghĩa khủng bố mạng và bảo vệ dữ liệu cá nhân.
Không ngẫu nhiên mà trước Hội nghị thượng đỉnh, theo sáng kiến của Tổng thống Pháp Nicolas Sarkozy, tại Paris đã tổ chức Diễn đàn Internet quốc tế, trong đó mọi người đã thảo luận về cùng một đề tài như chương trình của các nhà lãnh đạo nhóm G8 ở Deauville.
Theo Dân Trí
Thủ tướng Israel "phản pháo" Tổng thống Mỹ Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu đã lên tiếng phản đối các bình luận của Tổng thống Mỹ Barack Obama rằng một quốc gia Palestine độc lập phải dựa trên các đường biên giới năm 1967. Thủ tướng Israel Netanyahu và Tổng thống Obama trong một cuộc gặp tại Nhà Trắng năm 2010. Tổng thống Mỹ Barack Obama hôm qua đã có bài phát...