Tháng 3 ngược dòng sông Tranh hiền hòa
Trên dòng sông Tranh (Quảng Nam) đâu chỉ có thủy điện Sông Tranh 2 mênh mông sóng nước mà còn có những ghềnh đá, khúc khuỷu uốn mình giữa núi rừng nối về hạ nguồn.
Tháng 3, đôi bờ dòng Tranh đẹp như tiên cảnh
Mới ở cái tiết giữa xuân mà xứ Quảng nóng hầm hập. Cứ tưởng càng lên cao không khí sẽ bớt hanh hao hơn. Nhưng lên Nam Trà My khí trời vẫn thế. Thậm chí, có phần oi nồng hơn khi những cơn mưa giông “tức tối” muốn rớt mình xuống đất nhưng không được.
Thế thì chỉ có đi dọc bờ sông Tranh để thả hồn vào những phiến đá, được thỏa thích nghịch đùa với nước mát mới là cách tránh cái nắng xuân phân lạ lùng ấy. Sông Tranh mùa này cạn nước để lộ những phiến đá với nhiều thù hình kì dị, trông rất lạ mắt.
Để tận mắt chiêm ngưỡng dòng sông từng là cảm hứng của nhiều văn nghệ sĩ, bạn nên “tụt” xuống tại một địa điểm trên QL 40B. Đó là một “bến” đá dọc tuyến đường nối Kon Tum với Quảng Nam cách trung tâm huyện Nam Trà My (Quảng Nam) khoảng 5 km.
Rồi từ đây, bạn tha hồ khám phá khi bắt đầu đi qua những mỏm đá dọc bờ sông với những hang đá cạn, bãi cát phẳng lại thoai thoải chẳng khác với cát biển là bao. Dọc sông Tranh mùa này, hoa rừng đua nở nên trong mỗi chặng, bạn nên dừng chân để vừa nghỉ lấy sức vừa chụp ảnh với hoa, cũng rất thú vị.
Qua từng khúc sông, bạn sẽ thấy những bản làng người Ca Dong ẩn mình giữa rừng. Họ sống hồn nhiên như cây cỏ với nghề trồng lúa rẫy, săn bắt thú rừng và lấy tổ ong để bán kiếm tiền. Thi thoảng trên sông xuất hiện một vài người bản địa đánh bắt cá. Người Nam Trà My bảo rằng 3 loài cá ngon nhất sống trên sông Tranh là “nhất chiên, nhì chình” và loài cá niên đặc hữu.
Nếu may mắn, bạn có thể mua 3 thứ cá này để thưởng thức ngay tại chỗ bằng cách kiếm ít củi khô xếp giữa bãi đá để nướng lên. Nếu có thêm tí rượu chuẩn bị sẵn để nhâm nhi, tôi tin là sẽ không có bữa tiệc nào có thể ngon hơn.
Và nếu gặp được những người dân tốt bụng ở đây, bạn sẽ thêm vui vì họ sẽ góp thêm rượu và nhất sẽ có cơ hội hiểu thêm về lịch sử một dòng sông. Họ sẽ kể cho bạn biết sông Tranh được bắt nguồn từ dãy núi cao nhất Trường Sơn, đỉnh Ngọc Linh gắn liền với một giống sâm trứ danh trên độ cao hơn 2.500m. Sông đi qua Nam Trà My được bồi thêm bởi những chi lưu nhỏ, trước khi sông về xuôi dừng lại Bắc Trà My với hồ thủy điện với hàng chục triệu khối nước.
Hãy cùng chiêm ngưỡng vẻ đẹp hoang sơ của dòng sông Tranh:
Video đang HOT
Đi dọc sông Tranh dễ dàng bắt gặp những phiến đá có hình thù đẹp và lạ mắt
Nhờ phong cảnh hữu tình nên sông Tranh là điểm đến “hút” nhiều dân phượt vào mỗi dịp cuối tuần và nghỉ lễ
Một loại cây rừng cheo leo mọc bên đá núi
Hai bờ sông Tranh toàn là đá với những bãi cát xen lẫn sẽ là điểm dừng chân thú vị với những ai đến đây
Những chi lưu đổ vào sông Tranh mùa này cũng cạn nước
Những tảng đá lớn giữa sông “vô tình” ngăn lại thành “bể bơi” thênh thang
Nhưng cũng có đoạn sông Tranh rất “hung dữ” cuộn sóng trắng xóa
Những bãi lau sậy, bãi cát bình yên
Hồ thủy điện Sông Tranh trong xanh. Đây là nơi sông Tranh “dừng lại” lâu nhất trước khi về xuôi
Theo iHay
Tiên cảnh đỉnh Quang Minh nơi võ lâm quần tụ
Đỉnh Quang Minh là địa danh nổi tiếng trong "Ỷ thiên đồ long ký", nơi Trương Vô Kỵ một mình giải cứu Minh giáo. Đây là địa danh có thực, nằm ở dãy Hoàng Sơn.
Dãy Hoàng Sơn nằm ở phía nam tỉnh An Huy, miền Đông Trung Quốc, nổi tiếng với cảnh đẹp đã truyền cảm hứng cho nhiều tác phẩm nghệ thuật nổi tiếng. Ảnh: Hdwallpapersimages.
Xứng với câu "Ngũ Nhạc quy lai bất khán sơn, Hoàng Sơn quy lai bất khán Nhạc", nghĩa là đến Ngũ Nhạc (5 ngọn núi nổi tiếng của Trung Quốc) thì chẳng cần tới các núi khác, đến Hoàng Sơn rồi thì không cần phải tới Ngũ Nhạc, Hoàng Sơn có cảnh quan biến đổi kỳ ảo, sống động. Ảnh: Nipic.
Dãy núi hùng vĩ này có nhiều đỉnh, trong đó có 72 đỉnh cao hơn 1.000 m. Ba đỉnh cao nhất của Hoàng Sơn là đỉnh Liên Hoa (1.864 m), đỉnh Quang Minh (1.840 m) và đỉnh Thiên Đô (1.829 m). Ảnh: Hikingonthemoon.
Hoàng Sơn có hệ động thực vật phong phú, mỗi độ cao lại có các loài cây đặc trưng. Trong đó, du khách không khỏi thán phục khi chiêm ngưỡng những cây thông tuyệt đẹp bám vào vách đá. Ảnh: Globalgeopark.
Các đỉnh núi thường xuyên có mây phủ. Nếu may mắn, bạn sẽ bắt gặp những hiệu ứng ánh sáng đặc biệt như Vân hải và Phật quang. Ảnh: Absolutechinatours.
Đỉnh Quang Minh lộng lẫy khi ánh mặt trời chiếu rọi vào biển mây, vách đá, khiến khung cảnh bừng sáng. Ảnh: Amzchina.
Phong cảnh hùng vĩ và địa thế hiểm trở có lẽ là lý do vì sao nơi đây được Minh giáo chọn làm đại bản doanh trong tiểu thuyết nổi tiếng "Ỷ thiên đồ long ký" của Kim Dung. Ảnh: Joel Santos.
Những cây thông với hình thù đặc biệt xen lẫn giữa quái thạch, đâu đó có tiếng suối chảy róc rách. Cảnh đẹp trên Hoàng Sơn biến đổi khó lường, hiếm có góc nào giống hệt nhau. Ảnh: Travelchinaguide.
Đại hội võ lâm không có thật, nhưng bất cứ ai tới đây đều có thể hình dung trận thư hùng diễn ra giữa không gian mây núi khoáng đạt. Ảnh: Westeastsouthnorth.
Hoàng Sơn bốn mùa đều tuyệt đẹp, nhưng tới đây vào mùa đông, du khách sẽ được chiêm ngưỡng cảnh tuyết phủ kỳ vĩ. Ảnh: Chinahighlights.
Những cành cây, sườn núi đóng băng tạo cảm giác hoang tịch, cô liêu, khiến bạn có cảm giác như đang lạc vào một trang truyện của Kim Dung. Ảnh: Paradiseintheworld.
Hoàng Sơn còn có trà Mao Phong, một trong "thập đại danh trà" của Trung Quốc. Cây trà sinh trưởng trên núi cao, quanh năm sương khói nên có vị ngon độc đáo. Lá trà có lớp lông trắng dài đặc biệt. Ảnh: Tea-terra.
Hoàng Sơn là một trong những điểm tham quan hút khách nhất Trung Quốc, có lẽ bởi ai cũng muốn một lần được đắm chìm trong vẻ đẹp tưởng chừng như chỉ có trên những trang sách, bức họa của người xưa. Ảnh: Theeverydaymagic.
Theo Zing News
Hành trình khám phá đồi cỏ và rừng Tà Năng Quên đi lo âu, tận hưởng khoảnh khắc tự do giữa đất trời ngút ngàn, mây trời bảng lảng trên những hàng thông xanh rì, là cảm xúc chiêm ngưỡng cảnh quan bao la của Tà Năng sau hành trình trekking đáng nhớ. Khu rừng Tà Năng thuộc huyện Đức Trọng, tỉnh Lâm Đồng, cách TP HCM hơn 300 km. Nếu dành cuối...