Tháng 3, mùa hoa mận nở trắng trời vùng Tây Bắc
Mùa này lên miền Tây Hà Giang, ngoài sắc hoa đào chúng ta còn được chiêm ngưỡng hoa mận đầy quyến rũ nở trắng trời nơi miền biên viễn.
Những em bé dân tộc chơi đùa bên hoa mận
Xen lẫn hoa đào là màu mận trắng tinh khiết
Và hình ảnh hoa mận nở đã báo hiệu mùa Xuân về nơi miền Tây Hà Giang
Sắc hoa đào, mận đẹp đến nao lòng.
Không rực rỡ như hoa đào, hoa gạo, hoa mận có nét đẹp riêng quyến rũ đến mê người
Hoa mận nở rộ nơi miền Tây Hoàng Su Phì, Xín Mần.
Ảnh: Chu Việt Bắc, Hai Ha
Theo infonet.vn
Đừng lên Hà Giang vào mùa xuân, nếu không bạn sẽ bị mê hoặc mà ở lại luôn đấy!
Mùa Xuân ở cao nguyên đá Hà Giang như một bức tranh tuyệt đỉnh về màu sắc của tự nhiên với sự khéo léo tài tình của đồng bào nơi đây. Phía sau mỗi bờ rào đá, đó là những chùm hoa mận, đào, mơ, lê đua nhau khoe sắc, là những lễ hội với tiếng khèn cứ réo rắt níu chân ta.
Mảnh đất Hà Giang không chỉ đẹp bởi phong cảnh núi non hùng vĩ, những con đường uốn lượn quanh co bên sườn núi đá như dải lụa vắt ngang lưng trời mà còn đẹp bởi những sắc màu văn hóa ẩn chứa trong đó. Những phiên chợ tuần đầy sắc màu trải dài từ Quản Bạ lên Đồng Văn, Mèo Vạc, hay phiên chợ tình Khâu Vai dành cho tình yêu đôi lứa. Những mái nhà trình tường vời bờ rào đá nằm chênh vênh trên sườn núi, màu xanh bạt ngàn của ngô. Và mỗi độ xuân về, vùng đất ấy có rất nhiều loài hoa làm say đắm bao lòng người lữ khách.
Hà Giang mang vẻ đẹp khác nhau trong suốt cả 4 mùa nhưng sắc màu nhất có lẽ là mùa Xuân
Nhiều người ví von mùa xuân là khi vùng đất của những tảng đá tai mèo xám xịt "nở hoa". Khắp nơi là màu vàng của hoa cải, trắng tinh khôi của hoa mận, đỏ thắm của hoa đào, hồng phới và cả tím của tam giác mạch, thẫm của hoa thun tu... Thật khó có thể dùng từ ngữ nào để miêu tả, chỉ biết rằng rất nhiều người đi Hà Giang đều muốn trở lại đó thêm nhiều lần nữa...
Phương tiện đi lại
Hà Giang có diện tích rất rộng lớn và địa hình nơi đây cũng được phân chia rõ rệt, phía Tây Nam với Hoàng Su Phì là những dãy núi đất và những thửa ruộng bậc thang kỳ vĩ thì phía Bắc và Đông Bắc lại là những dãy núi đá tai mèo trập trùng. Trong bài viết này, Đẹp sẽ đưa độc giả đến với phần núi đá bao gồm 4 huyện là Quản Bạ, Yên Minh, Đồng Văn, Mèo Vạc.
Hà Giang là "thiên đường" cho dân du lịch bụi
Thành phố Hà Giang cách Hà Nội chừng hơn 300km. Nếu chọn di chuyển bằng xe khách, bạn có thể đi nhiều chuyến khác nhau trong ngày nhưng thông thường thì mọi người hay đi xe giường nằm xuất phát tầm 20 - 21h hàng ngày, lên thành phố Hà Giang là khoảng 4-6h sáng hôm sau. Từ đây, bạn có thể đi xe khách tuyến huyện để đi qua đầy đủ cả 4 huyện vùng đá đó hoặc thuê xe máy rồi tự mình chinh phục những cung đèo hiểm trở bậc nhất Việt Nam. Từ Hà Giang trở ngược về Hà Nội cũng có những chuyến xe giường nằm đêm giúp bạn tiết kiệm thời gian.
Video đang HOT
Dốc Thẩm Mã - cửa ngõ tới Phố Cáo
Xuất phát bằng xe máy, bạn có thể đi lên Tuyên Quang bằng QL2 hoặc QL2C rồi thẳng lên thành phố Hà Giang, từ đó đi lên 4 huyện miền cao. Nếu có sẵn ô tô riêng, bạn có thể đi cao tốc Nội Bài - Lào Cai tới đoạn Phong Châu hoặc Đoan Hùng (Phú Thọ) rồi rẽ ra để lên Tuyên Quang rồi từ đó lên Hà Giang.
Hà Giang là mảnh đất đi mãi không biết chán
Các điểm tham quan chính
Tùy thuộc cung đường và thời gian bạn đi mà có thể tham quan các điểm khác nhau. Nơi đây có quá nhiều điểm đến tới mức nhiều người thường nói ví rằng "cả đời này cũng không đi hết được cái đất Hà Giang".
Núi đôi Cô Tiên ở Quản Bạ
Cột mốc số 0: Cột mốc số 0 tại thành phố Hà Giang thường là điểm đánh dấu đầu tiên và cũng là điểm để check-in của nhiều người. Mốc nằm ngay trên QL2 tại trung tâm thành phố, bao gồm cả cột mốc đường và cột mốc bằng đá ghi rõ mốc lịch sử.
Cổng trời và núi đôi Quản Bạ: Cổng trời Quản Bạ từng là nơi canh gác và kiểm soát mọi hoạt động ra vào cao nguyên đá với cánh cổng bằng gỗ lớn. Nay chỉ còn lại di tích và trạm phát sóng nhưng thời tiết ở khu vực này thường quanh năm mây mù bao phủ do độ cao lớn. Núi đôi Quản Bạ là danh thắng tự nhiên với hai ngọn núi nằm giữa thung lũng tựa như "núi đôi" của cô tiên, vì thế mà nó còn có tên gọi khác là Núi đôi cô Tiên.
Rừng thông Yên Minh: Nằm trên QL4C lên Đồng Văn hay còn gọi là con đường Hạnh Phúc, rừng thông thuộc địa phận xã Na Khê, Lao Và Chải, huyện Yên Minh bao gồm rất nhiều những cây thông lớn và những đồi cỏ rất đẹp mắt. Bạn sẽ đi qua những con đường uốn lượn giữa rừng thông, rất dễ để bắt gặp những ngôi nhà trình tường ở phía bên kia núi hay sau đó là cả hàng cây sa mộc xanh ngắt.
Thung lũng Sủng Là
Dốc Thẩm Mã, Phố Cáo, dốc Chín Khoanh: Trước khi tới thung lũng Phố Cáo bạn sẽ phải vượt qua dốc Thẩm Mã với nhiều góc cua tay áo rất gắt, Phố Cáo là thung lũng hẹp như một dải đất nằm giữa hai dãy núi lớn. Tại đây vào mùa đông hay xuân cũng có những ruộng hoa cải, tam giác mạch, đào. Phiên chợ ở Phố Cáo là phiên chợ lùi, đầu năm cũng có lễ hội Khèn rất đặc sắc.
Sủng Là, Phó Bảng: thung lũng Sủng Là nổi tiếng với ngôi nhà trong bộ phim cùng tên Chuyện của Pao, đó là một dải đất bằng phẳng nằm giữa khe núi với hai bên là những ngôi nhà trình tường, ở giữa là QL4C chạy uốn lượn. Sủng Là cũng là nơi có nhiều tam giác mạch và cây sa mộc. Phó Bảng lại là thị trấn sát biên giới với Trung Quốc, nếu đã đến đây, đừng quên ghé thăm bản Pố Trồ nhé.
Hà Giang vào xuân như được khoác tấm áo mới sau mùa đông giá lạnh
Nhà vua Mèo Vương Chí Sình: Đây là quần thể di tích của vua Mèo khi xưa, được xây dựng từ đá phiến, phía trước là những cây sa mộc cỡ lớn cả người ôm. Nhà được thiết kế với mái ngói âm dương cũng như các gian phòng được chia rất rõ ràng, những trụ đá hay cột đều được chạm khắc tinh xảo. Nhà vua Mèo hay còn gọi là Dinh họ Vương nằm ở thung lũng Sà Phìn ở phía cổng chợ Sà Phìn cách QL4C khoảng 500m.
Cột cờ Lũng Cú: đây được xem là điểm tượng trưng của cực Bắc của Việt Nam. Cột cờ được xây dựng trên đỉnh núi Long Sơn (núi Rồng) có độ cao chừng 1.700m so với mực nước biển. Cột cờ Lũng Cú hiện nay có thiết kế kiểu bát giác giống cột cờ Hà Nội cao hơn 33m, trên đỉnh là lá cờ có diện tích 54m2.
Đèo Mã Pì Lèng - theo tiếng người H'mong nghĩa là "Sống mũi con ngựa"
Chợ Đồng Văn và phố cổ Đồng Văn: Chợ Đồng Văn cũ có tuổi đời hàng trăm năm được xây bằng đá và lợp ngói âm dương nhưng hiện tại hoạt động họp phiên đã chuyển sang chợ mới, vẫn giữ nguyên nét đặc trưng của đồng bào miền cao. Đồng Văn cũng có khu phố cổ hàng trăm năm với một số nhà cổ được giữ gìn và bảo tồn. Bạn cũng có thể leo bộ lên khu Đồn Cao ở phía sau chợ cũ để có thể ngắm nhìn toàn bộ thị trấn.
Đèo Mã Pí Lèng (Mã Pí Lèng): Cung đèo nối liền Đồng Văn và Mèo Vạc nằm trên con đường mang tên Hạnh Phúc rất cheo leo và hiểm trở. Nhiều người vẫn gọi nó là một trong tứ đại đỉnh đèo của Việt Nam. Một bên là núi đá dựng đứng, phía còn lại là vực sâu với dòng sông Nho Quế cuộn chảy qua từng khe đá. Hẻm vực Tu Sản cũng là nét đứt gãy địa chất hùng vĩ và độc đáo.
Làng dệt lanh nổi tiếng của cao nguyên đá ở Lùng Tám
Mèo Vạc và khu vực xung quanh: Thị trấn Mèo Vạc nằm giữa bốn bề núi đá, từ đây bạn có thể đi vào Khâu Vai hay rừng đá Lũng Pù để tham quan hoặc dự chợ phiên Mèo Vạc.
Dốc chữ M: Đây là cung đèo có hình chữ M nằm trên đường từ Mèo Vạc về Yên Minh, con đường uốn lượn qua trùng trùng điệp điệp núi đá tạo nên hình thù kỳ vĩ và đẹp mắt nhưng cũng không kém phần nguy hiểm.
Lưu trú và ẩm thực
Có rất nhiều điểm có thể nghỉ ngơi và dừng chân tại các trung tâm huyện. Hà Giang có rất nhiều khách sạn và nhà nghỉ lớn, Quản Bạ cũng có một số nhà nghỉ như Tam Sơn, 567, Anh Đào,... Tại Yên Minh thì ít hơn, lớn nhất có lẽ là Thảo Nguyên Xanh. Đồng Văn là trung tâm của cao nguyên đá nên đã được đầu tư rất nhiều khách sạn lớn như Hoa Cương, Khải Hoàn, Hoàng Ngọc, ở Mèo Vạc có khách sạn Mai Đào, Nho Quế, Hoa Cương... Tuy nhiên, nên gọi điện đặt trước phòng nghỉ để tránh tình trạng hết phòng.
Bạn có thể thưởng thức những món ăn hiện đại giữa không gian núi rừng
Hà Giang cũng là mảnh đất có nhiều món ẩm thực thú vị như cháo ấu tẩu, bánh cuốn, rượu ngô, thắng cố, mèn mén, bánh bao ngô, xôi ngũ sắc...
Thời điểm đi thích hợp
Bạn có thể đi Hà Giang vào tất cả các mùa trong năm bởi mỗi mùa đều mang những vẻ đẹp khác nhau. Mùa xuân với hoa đào, hoa mận, hoa cải, hoa lê nở khắp triền núi. Mùa hè là màu xanh mượt của ngô và cỏ cây, mùa thu là những vạt cúc dại, hoa thun tu và một số tam giác mạch. Mùa đông cả cao nguyên đá lạnh lẽo nhưng cũng sắc màu với váy áo của các thiếu nữ, của các loài hoa đào mận khoe sắc, chen lẫn gam xám xịt của đá tai mèo.
Hà Giang đẹp nhất là vào mùa Xuân
Thời điểm mà nhiều người lựa chọn nhất để đi Hà Giang là từ tháng 10 - 11 và tháng 1 - 2. Đây chính là mùa của rất nhiều loài hoa đã nói ở trên, lúc này, cả vùng đá tai mèo ấy như bừng sáng bởi sắc màu của hoa và những phiên chợ. Đó cũng là lúc thời tiết đẹp, ít mưa và có nhiều lễ hội đặc sắc.
Lộ trình cụ thể
Tùy thuộc vào phương tiện và cung đường di chuyển mà có thời gian tương ứng để khám phá cao nguyên đá. Nếu bạn đi bằng xe khách đêm thì chỉ cần 3 đêm và 2 ngày cũng có thể đi gần hết các điểm kể trên, tối thứ 6 lên xe khách, tối chủ nhật lại lên xe về Hà Nội. Tuy nhiên, Đẹp giới thiệu với độc giả lộ trình và quãng thời gian dành cho cả việc di chuyển từ Hà Nội lên thành phố Hà Giang và ngược lại tối thiểu là 4 ngày.
Ngày 1: Từ Hà Nội, bạn theo QL2 (qua Vĩnh Yên, Đoan Hùng) hoặc QL2C (qua Tam Đảo, Sơn Dương) hoặc cao tốc đối với ôtô (từ Nội Bài lên thị xã Phú Thọ) để tới Tuyên Quang rồi qua Bắc Quang, Tân Quang để tới thành phố Hà Giang. Tối có thể ngủ tại thành phố Hà Giang hoặc còn sớm thì đi lên Quản Bạ. Quãng đường Hà Nội lên thành phố Hà Giang là hơn 300km, Hà Giang - Quản Bạ là 50km.
Ngày 2: Thành phố Hà Giang - dốc Bắc Sum - Quản Bạ (tham quan cổng trời, núi đôi) - Yên Minh - Phố Cáo - Sủng Là - Sà Phìn (dinh họ Vương) - Lũng Cú - Đồng Văn. Quãng đường cho ngày thứ 2 chừng 170km và gần như 100% là đường đèo dốc. Tại ngã ba Sà Phìn bạn đi quá theo hướng lên Đồng Văn chừng 1km để vào dinh họ Vương, sau đó quay lại ngã ba này để lên Lũng Cú rồi từ Lũng Cú bạn về thẳng Đồng Văn qua ngả ba Ma Lé và không cần phải quay lại Sà Phìn.
Khá nhiều homestay ở Hà Giang để bạn trải nghiệm
Ngày 3: Đồng Văn - Mã Pì Lèng - Mèo Vạc - Yên Minh - Hà Giang. Nếu bạn muốn đi chợ Đồng Văn thì bạn phải tính toán để ngày thứ 3 này rơi vào chủ nhật và lúc đó lộ trình tổng sẽ là khoảng 5 ngày chứ không phải 4 ngày. Nếu bạn có 5 ngày thì ngày thứ 2 bạn đi thẳng từ Sà Phìn lên Đồng Văn chứ không qua Lũng Cú. Ngày thứ 3 này thì buổi sáng bạn đi chơi chợ, đến trưa lên đường đi Lũng Cú sau đó quay lại Đồng Văn để qua Mèo Vạc.
Nếu bạn chỉ có 4 ngày cho hành trình này thì ngày thứ 3 bạn sẽ vượt qua đèo Mã Pì Lèng để đi từ Đồng Văn sang Mèo Vạc. Từ Mèo Vạc bạn có hai ngả đường để về thành phố Hà Giang, ngả đường thứ nhất là Mèo Vạc - Niêm Sơn - Bảo Lâm - Bắc Mê - Hà Giang. Ngả đường thứ 2 là Mèo Vạc - Yên Minh - Quản Bạ - Hà Giang. Bạn cũng có thể đi qua Cao Bằng để chơi thác Bản Giốc bằng lối qua Niêm Sơn, Bảo Lạc.
Ngày 4: Hà Giang về lại Hà Nội. Nếu bạn có thời gian thêm thì có thể rẽ sang Hoàng Su Phì rồi Xín Mần, sang Bắc Hà đi Sapa và các tỉnh phía Tây Bắc như Lai Châu, Điện Biên, Sơn La...
Một số hình ảnh về mảnh đất địa đầu Hà Giang:
Con đường lên Đồng Văn nằm bên dòng sông Miện
Thung lũng Sủng Là - nơi gắn liền với Chuyện của Pao
Hẻm vực Tu Sản
Hà Giang là mảnh đất đa sắc tộc
Lũ trẻ con vẫn hồn nhiên chơi đùa để bố mẹ làm việc trên đồng
Những khoảnh đất hiếm hoi giữa cao nguyên trập trùng đá và đá
Nét bình yên hiện rõ trên từng dặm đường đi
Hoang mạc đá rất đặc biệt ở Sảng Tủng
Chúng tôi vẫn gọi Hà Giang mùa Xuân là "Mùa Đá nở Hoa"
Rất nhiều lễ hội được tổ chức vào mùa Xuân
Người H'mong chiếm đa số tại cao nguyên đá Đồng Văn
Auberge de Meovac là một homestay thú vị ở Mèo Vạc
Toàn bộ sản phẩm lanh của Lùng Tám đều được làm thủ công hoàn toàn
Bà cụ đang vẽ hoa văn trên tấm vải lanh sau khi dệt xong
Hãy lên đường thôi...
Dành cho những kẻ ưa khám phá mạo hiểm
Hà Giang rất rộng lớn và có nhiều chỗ để bạn khám phá. Trên đây là lộ trình cơ bản cho cung đường Hạnh Phúc đi qua 4 huyện của cao nguyên đá Đồng Văn, cũng là cung đường quen thuộc của nhiều người khi đi du lịch Hà Giang. Tuy nhiên, nếu bạn là người mê off-road hay có thời gian hơn thì còn vô vàn các điểm khác để khám phá.
Một vài cung đường off-road gợi ý như: Minh Tân - Tùng Vài - Tả Ván, Minh Ngọc - Du Già - Mậu Duệ, Xín Cái - Săm Pun - Sơn Vỹ, Hoàng Su Phì - Tây Côn Lĩnh - Thanh Thủy, Khâu Vai - Đức Hạnh - Lý Bôn, Sơn Vỹ - Khâu Vai,... Những cung đường này đại đa số chỉ dành cho xe máy và đòi hỏi người đi có kinh nghiệm cũng như sự chuẩn bị đầy đủ đồ dùng dụng cụ (có thể phải ngủ rừng). Một số đường nay đã được rải nhựa nhưng cũng khá xấu, nếu ô tô thì là xe gầm cao, 2 cầu là một lợi thế.
Hoặc nếu bạn là người mê khám phá cột mốc thì cũng có rất nhiều các mốc biên giới từ cửa khẩu Thanh Thủy kéo dài tới tận Khâu Vai để bạn khám phá. Một số mốc dễ đi như mốc ở Bát Đại Sơn, Bạch Đích, mốc ở Lao Sa, Phố Là, mốc 419 gần Lũng Cú...Để chuyến đi trọn vẹn, dù là phương tiện gì bạn cũng cần chuẩn bị đủ đồ dùng cần thiết bao gồm đồ cá nhân, túi y tế, dụng cụ sửa xe, các đồ dự phòng khác... Kỹ năng và kinh nghiệm lái xe đường đồi núi là rất cần thiết để đảm bảo an toàn.
Theo dep.com.vn
Đến Hà Giang mùa xuân- ngẩn ngơ nhìn đá nở hoa Sau những ngày đông lạnh giá, đất trời Hà Giang bỗng choàng tỉnh giấc xuân nồng khi đóa hoa mận trắng phau, hoa đào tươi thắm đầu tiên khoe sắc bên sườn đồi, hàng rào và đường vào bản. Hà Giang ấn tượng du khách nhất có lẽ là những ngôi nhà tường màu đất vàng đặc trưng ánh lên trong nắng, với...