Tháng 3, doanh số bán ô tô ở Việt Nam tăng đến 60%
Chiều 13/4, Hiệp hội các nhà sản xuất ô tô Việt Nam ( VAMA) công bố doanh số bán xe của các đơn vị thành viên trong tháng 3/2022 đạt 36.962 xe các loại, tăng 60% so với tháng trước.
Ô tô Vinfast chuẩn bị xuất xưởng. Ảnh tư liệu: An Đăng/TTXVN
Đây là tháng đầu tiên của năm 2022 doanh số bán hàng của các đơn vị thành viên VAMA có mức tăng trưởng khá, sau khi giảm 34% trong tháng 1 và giảm tiếp 26% trong tháng 2 vừa qua.
Xét theo phân khúc xe, trong tháng 3 vừa qua thị trường ô tô Việt Nam tiêu thụ 28.491 xe du lịch, tăng 62%; 7.794 xe thương mại, tăng 63%; và 677 xe chuyên dụng, tăng 41% so với tháng trước.
Xét theo nguồn gốc xe, doanh số bán của xe lắp ráp trong nước đạt 21.863 xe, tăng 50% và doanh số xe nhập khẩu nguyên chiếc là 15.099 xe, tăng 82% so với tháng trước.
Tính chung 3 tháng đầu năm 2022, các đơn vị thành viên VAMA có tổng doanh số bán hàng đạt 90.506 xe các loại, tăng 27% so với cùng kỳ năm 2021; trong đó, xe ô tô du lịch tăng 39%, xe thương mại tăng 7% và xe chuyên dụng tăng 32%.
Cũng xét theo nguồn gốc xe, tính đến hết tháng 3/2022, trong khi doanh số bán xe lắp ráp trong nước tăng 34% thì xe nhập khẩu chỉ tăng 17% so với cùng kỳ năm ngoái.
Qua đó cho thấy, trong 3 tháng đầu năm 2022 phần lớn người tiêu dùng đã lựa chọn mua xe sản xuất lắp ráp trong nước để được hưởng ưu đãi từ việc giảm 50% lệ phí trước bạ theo Nghị định 103/2021/NĐ-CP của Chính phủ quy định về mức thu lệ phí trước bạ đối với ô tô sản xuất, lắp ráp trong nước.
Cụ thể, với việc giảm 50% lệ phí trước bạ cho ô tô sản xuất lắp ráp trong nước áp dụng từ ngày 1/12/2021 đến ngày hết ngày 31/5/2022, mẫu ô tô sản xuất lắp ráp trong nước rẻ nhất là Kia Moroning có giá bán từ 302 triệu và đắt nhất là Mercedes-Benz S 450 Luxury có giá 4,969 tỷ đồng, giá xe lăn bánh được giảm theo tương ứng từ 15 triệu đến 298 triệu đồng, nên người tiêu dùng đã và đang được hưởng lợi từ chính sách này.
Video đang HOT
Theo nhìn nhận của các chuyên gia, bên cạnh doanh số bán xe của các đơn vị thành viên VAMA, thị trường ô tô Việt Nam còn có sự góp mặt của nhiều hãng xe khác, như Audi, Jaguar Land Rover, Mercedes-Benz, Nissan, Subaru, Volkswagen, Volvo… nhưng các hãng xe này không tiết lộ kết quả kinh doanh.
Chỉ qua số liệu công bố chính thức của Tập đoàn Thành Công với thương hiệu xe Hyundai, trong tháng 3 vừa qua đơn vị này tiêu thụ 7.069 xe, nâng doanh số cộng dồn của thương hiệu này trong 3 tháng đầu năm lên 18.670 xe các loại.
Bên cạnh đó, VinFast cũng tiêu thụ được 3.471 xe trong tháng 3, nâng tổng doanh số trong 3 tháng đầu năm 2022 lên 6.728 xe các loại được bàn giao đến tay khách hàng trong cả nước.
Như vậy, chỉ qua số liệu công bố chính thức từ VAMA, Tập đoàn Thành Công và VinFast, trong tháng 3 vừa qua toàn thị trường Việt Nam tiêu thụ tổng cộng 47.502 xe, nâng tổng doanh số bán của toàn thị trường ô tô Việt Nam trong 3 tháng đầu năm 2022 lên 115.904 xe các loại.
Dẫn đầu về doanh số bán hàng của các thương hiệu ô tô tại Việt Nam trong tháng 3 vừa qua là Toyota Việt Nam khi tiêu thụ được 7.977 xe. Tiếp theo là các thương hiệu Hyundai (7.069 xe), Kia (6.238 xe), Mitsubishi (3.675 xe), Honda (3.604 xe), VinFast (3.471 xe), Mazda (3.326 xe)…
Dẫn đầu mẫu xe bán chạy nhất toàn thị trường ô tô Việt Nam trong tháng 3 vừa qua tiếp tục là VinFast Fadil khi tiêu thụ được 2.567 xe. Tiếp đến là Toyota Corolla Cross tiêu thụ được 2.373 xe, Toyota Vios 2.228 xe, Hyundai Accent 2.031 xe, Honda City 1.744 xe…
Với doanh số bán hàng trong tháng 3 tăng 60% so với tháng 2 và tăng 27% trong quý đầu năm 2022 so với cùng kỳ năm ngoái, các doanh nghiệp ô tô nhận định, đây là con số đáng ghi nhận, khi thị trường vẫn phải đối mặt với diễn biến phức tạp của đại dịch COVID-19 và cuộc khủng hoảng chất bán dẫn, thiếu chip cũng như nguồn cung linh kiện thiếu hụt khiến nhiều hãng xe bị ảnh hưởng không nhỏ tới hoạt động sản xuất, kinh doanh.
Các chuyên gia nhận định, cùng với diễn biến dịch COVID-19 tại Việt Nam đang được kiểm soát tốt và chính sách giảm 50% lệ phí trước bạ còn hiệu lực đến hết tháng 5 tới, thị trường ô tô trong nước tiếp tục tăng trưởng mạnh trong tháng tiếp theo. Dự kiến, thị trường ô tô Việt Nam có thể đạt mốc 500.000 xe trong năm nay.
Mỹ cam kết hỗ trợ đẩy nhanh tiến độ giao vắc xin cho trẻ em Việt Nam
Thủ tướng đề nghị Mỹ hỗ trợ, đốc thúc đẩy nhanh việc bàn giao 50 triệu liều Pfizer Việt Nam đặt mua, nhất là vắc xin cho trẻ em, khi năm học mới sắp tới. Phó Tổng thống Mỹ khẳng định ủng hộ Việt Nam.
Tiếp Phó Tổng thống Mỹ Kamala Harris trưa nay, 25/8, Thủ tướng Phạm Minh Chính khẳng định Việt Nam kiên trì thực hiện đường lối đối ngoại độc lập, tự chủ, đa phương hóa, đa dạng hóa, chủ động, tích cực hội nhập quốc tế toàn diện, sâu rộng, có hiệu quả; là bạn bè tốt, là đối tác tin cậy và là thành viên có trách nhiệm của cộng đồng quốc tế; trong đó, coi trọng quan hệ với Mỹ và mong muốn tiếp tục phát triển quan hệ Đối tác toàn diện ngày càng thực chất, hiệu quả, ổn định lâu dài, vì hòa bình, hợp tác và phát triển trong khu vực và trên thế giới.
Cảm ơn sự đón tiếp nồng hậu của Thủ tướng Chính phủ và Lãnh đạo cấp cao Việt Nam, Phó Tổng thống Mỹ Kamala Harris bày tỏ vui mừng lần đầu tiên tới thăm Việt Nam và nhấn mạnh Mỹ coi trọng quan hệ Đối tác toàn diện với Việt Nam trên cơ sở tôn trọng độc lập, chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ, thể chế chính trị và không can thiệp vào công việc nội bộ của nhau.
Hai nhà lãnh đạo có cuộc gặp gỡ, làm việc trưa nay, 25/8, tại trụ sở Chính phủ (ảnh VGP).
Phó Tổng thống Mỹ tái khẳng định Mỹ ủng hộ một Việt Nam mạnh, độc lập, thịnh vượng và cam kết tiếp tục thúc đẩy quan hệ ngày càng sâu rộng, ổn định, vững chắc thời gian tới.
Thủ tướng Phạm Minh Chính bày tỏ vui mừng về những bước phát triển tích cực của quan hệ song phương Việt - Mỹ, gửi lời cảm ơn chân thành tới Chính phủ và nhân dân Mỹ đã hỗ trợ vắc xin và trang thiết bị y tế cho Việt Nam để ứng phó với đại dịch Covid-19.
Một triệu liều vắc xin Pfizer bàn giao cho Việt Nam trong 24 giờ
Trong bối cảnh tình hình dịch bệnh tiếp tục diễn biến phức tạp, Thủ tướng hoan nghênh việc doanh nghiệp hai bên chủ động hợp tác sản xuất vắc xin cũng như việc Mỹ thành lập Văn phòng khu vực của Trung tâm Kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh (CDC) tại Hà Nội, đồng thời bày tỏ mong muốn phía Mỹ tiếp tục hỗ trợ Việt Nam trong công tác phòng chống dịch bệnh, nhất là vắc xin bằng nhiều hình thức linh hoạt, chuyển giao công nghệ sản xuất vắc xin.
Thủ tướng cũng thông báo về cuộc điện đàm gần đây với Chủ tịch, Giám đốc Điều hành của Pfizer và cho biết đã ký hợp đồng mua khoảng 50 triệu liều vắc xin của Pfizer nhưng tới nay số lượng nhận được vẫn còn khiêm tốn. Ông đề nghị Mỹ hỗ trợ, tạo điều kiện để Pfizer đẩy nhanh tiến độ giao vắc xin cho Việt Nam nhanh hơn, nhiều hơn trong năm nay, lưu ý sớm bàn giao vắc xin cho trẻ em và người dưới 18 tuổi khi năm học mới sắp bắt đầu.
Trao đổi về các biện pháp cụ thể nhằm thúc đẩy hợp tác song phương, Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh Việt Nam coi kinh tế - thương mại là trụ cột và động lực của quan hệ Việt - Mỹ; hoan nghênh việc USTR công bố kết luận điều tra theo Điều khoản 301 về vấn đề tiền tệ và không áp dụng biện pháp thương mại nào đối với Việt Nam.
Thủ tướng đề nghị hai bên tiếp tục tăng cường hợp tác trong khuôn khổ Hiệp định khung về Thương mại và đầu tư (TIFA), đồng thời xem xét khả năng thiết lập khuôn khổ hợp tác kinh tế - thương mại mới để thúc đẩy hơn nữa hợp tác thương mại song phương hài hòa, bền vững, cùng có lợi... Kim ngạch thương mại hai chiều Việt Nam - Mỹ trong 7 tháng đầu năm 2021 đạt 62,5 tỷ USD (tăng 32,8% so với cùng kỳ năm 2020).
Chia sẻ các ý kiến của Thủ tướng Phạm Minh Chính, Phó Tổng thống Kamala Harris đánh giá cao các nỗ lực của Chính phủ Việt Nam trong kiểm soát và ứng phó với đại dịch Covid-19, khẳng định Mỹ sẽ tiếp tục hỗ trợ thực chất để Việt Nam ứng phó hiệu quả với đại dịch và các nguy cơ dịch bệnh trong tương lai, duy trì không để đứt gãy chuỗi cung ứng toàn cầu.
Thủ tướng Phạm Minh Chính và Phó Tổng thống Mỹ cùng trao đổi về vấn đề hợp tác ứng phó biến đổi khí hậu khi đã rời phòng họp.
Bà Kamala Harris thông báo Mỹ tiếp tục hỗ trợ Việt Nam một triệu liều vắc xin Pfizer và sẽ chuyển đến Việt Nam trong vòng 24 giờ tới.
Phó Tổng thống Mỹ cũng cho biết sẽ tiếp tục ủng hộ Việt Nam tiếp cận vắc xin nhanh hơn, trong đó có vắc xin cho trẻ em. Đồng thời, hỗ trợ về trang thiết bị y tế, nâng cao năng lực y tế để ứng phó với những nguy cơ dịch bệnh khác về lâu dài.
Phó Tổng thống Kamala Harris khẳng định quan hệ hợp tác Việt - Mỹ trên các lĩnh vực kinh tế, an ninh đang được tăng cường; nhấn mạnh Chính phủ Mỹ sẽ tiếp tục ưu tiên thúc đẩy hợp tác với Việt Nam về kinh tế - thương mại, biến đổi khí hậu, khoa học - công nghệ, hợp tác không gian dân sự, y tế, công nghiệp dược. Phó Tổng thống cũng khẳng định Mỹ sẽ tiếp tục hỗ trợ Việt Nam trong các lĩnh vực khắc phục hậu quả chiến tranh, hợp tác trong các hoạt động gìn giữ hòa bình Liên hợp quốc, nâng cao năng lực an ninh hàng hải và hỗ trợ hợp tác phát triển với Việt Nam.
Ngoài ra, hai nhà lãnh đạo đã trao đổi về tình hình quốc tế và khu vực, khẳng định vai trò trung tâm của ASEAN trong vấn đề Biển Đông, Mekong, Myanmar..., đồng thời nhấn mạnh nguyên tắc tôn trọng luật pháp quốc tế trong hợp tác và xử lý các vấn đề khu vực, trong đó có Công ước Liên Hợp Quốc về Luật Biển năm 1982, bảo đảm an ninh, an toàn, tự do hàng hải, hàng không.
Công đoàn kêu gọi ủng hộ một ngày lương để hỗ trợ khẩn cấp công nhân khó khăn Ngày 25-8, Tổng liên đoàn Lao động Việt Nam kêu gọi đoàn viên là cán bộ, công chức, viên chức ủng hộ 1 ngày lương để hỗ trợ khẩn cấp cho công nhân bị ảnh hưởng bởi COVID-19. Người dân có thể chung tay hỗ trợ công nhân lao động khó khăn bằng nhu yếu phẩm, khẩu trang - Ảnh: HÀ QUÂN Tổng...