Tháng 12/2020, Mỹ có nhiều người mắc và chết vì COVID-19 nhất
Mỹ đã kết thúc năm 2020 bằng tháng có số ca mắc và tử vong vì COVID-19 cao nhất kể từ khi đại dịch bùng phát. Tổng số ca mắc đã vượt mốc 20 triệu.
Nhân viên y tế chuyển bệnh nhân mắc COVID-19 vào một bệnh viện ở New York, Mỹ ngày 1/1. Ảnh: THX/TTXVN
Theo kênh NBC News, trên 77.000 người Mỹ đã tử vong trong tháng 12/2020 vì COVID-19. Trong tháng này, trên 6,4 triệu người Mỹ đã nhiễm virus trong bối cảnh biến thể mới của SARS-CoV-2 xuất hiện và chương trình tiêm chủng vaccine diễn ra chậm chạp.
Trước đó, tháng mà Mỹ có nhiều người chết nhất là tháng 4/2020 với trên 58.000 ca tử vong.
Tới nay, Mỹ đã có trên 358.000 người chết vì COVId-19, con số cao nhất thế giới.
Ít nhất 4 ca mắc biến thể mới của SARS-CoV-2 đã được phát hiện tại Colorado, California và Florida. Tuy nhiên, bà Mercedes Carnethon, Phó chủ tịch y tế dự phòng tại Đại học Northwestern, cho biết các chuyên gia khá chắc chắn rằng biến thể mới này giờ có mặt ở khắp mọi nơi. Theo bà, biến thể mới này dường như cũng ảnh hưởng tới nhiều người dưới 20 tuổi hơn.
Bà Carnethon bày tỏ lo ngại: “Tôi nghĩ lý do tại sao điều này đặc biệt nghiêm trọng là vì người trẻ tuổi thì đi lại nhiều hơn. Họ phải làm nhiều công việc cần thiết như giao hàng, làm việc tại nhà máy và họ có mặt ở mọi nơi. Nhóm người này lại chưa được ưu tiên tiêm vaccine sớm”.
Mới có khoảng 2,8 triệu người được tiêm vaccine ngừa COVID-19 từ giữa tháng 12, một con số ít ỏi so với mục tiêu 20 triệu người.
Ngay cả khi có vaccine thì số ca mắc gần như chắc chắn sẽ tiếp tục tăng và dự kiến sẽ có làn sóng mới trong những tuần sau lễ Giáng sinh và Năm mới.
Video đang HOT
Tại New York, ngày 31/12/2020 là ngày thứ hai liên tiếp bang này vượt kỷ lục về số ca mắc mới hàng ngày khi ghi nhận 15.700 ca mới.
Người dân đeo khẩu trang phòng dịch COVID-19 tại Washington, DC, Mỹ ngày 1/1. Ảnh: THX/TTXVN
Virginia cũng ghi nhận số ca mắc mới cao kỷ lục trong một ngày vào ngày 31/12 với 5.239 ca.
Ở California, số ca nhập viện đã tăng gấp 8 lần trong vòng 2 tháng và gần gấp 10 lần ở hạt Los Angeles. Các bệnh viện chật kín bệnh nhân và các phòng chăm sóc đặc biệt không còn giường cho bệnh nhân COVID-19. Nhiều nơi đã phải dùng lớp học, sân thi đấu, lều trại để làm bệnh viện tạm thời.
Ngày 31/12/2020, tổng số ca tử vong ở California đã vượt 25.000 ca, khiến bang này trở thành bang thứ ba vượt mốc đó cùng với New York và Texas.
Bà Barbara Ferrer, Giám đốc y tế công cộng ở hạt Los Angeles nói: “Điều đau lòng nhất là nếu chúng ta làm tốt việc giảm tốc độ virus lây lan thì nhiều ca tử vong này đã không xảy ra”.
Nevada, Bắc Carolina và Wyoming cũng lập kỷ lục mới về số ca tử vong trong ngày 31/12/2020 khi ghi nhận lần lượt là 59, 123 và 33 ca.
Trong khi đó, có cảnh báo rằng hàng trăm nghìn người Mỹ nữa có thể tử vong trong thời gian tới do chương trình tiêm chủng chậm chạp.
Nhân viên y tế được tiêm vaccine phòng COVID-19 tại Los Angeles, California ngày 18/12/2020. Ảnh: THX/TTXVN
Theo trang The Guardian (Anh), việc phân phối vaccine của Mỹ bị các chuyên gia mô tả là vô cùng “hỗn loạn”. Ông Ashish Jha, Trưởng khoa Sức khoẻ cộng đồng tại Đại học Brown, cho rằng nếu việc triển khai vaccine vẫn diễn ra với tốc độ hiện tại, nước Mỹ có thể mất “rất, rất nhiều tháng, thậm chí nhiều năm” để hoàn thành mục tiêu tiêm chủng quốc gia. Đồng thời, nếu vẫn tiếp tục trì hoãn trong nhiều tháng, điều đó có thể khiến Mỹ mất đi vài trăm nghìn người.
Một phân tích của kênh NBC News đầu tuần này cũng nhận định với tỉ lệ tiêm chủng hiện nay, nước Mỹ sẽ mất gần 10 năm mới có thể tiêm chủng đầy đủ cho toàn bộ người Mỹ để kiểm soát đại dịch.
Việc cung cấp vaccine cho người dân ở nhiều nơi trên khắp nước Mỹ cũng đang gặp thách thức do kinh phí hạn hẹp và hậu cần phân tán.
Hệ thống y tế cộng đồng ở Mỹ thường xuyên thiếu tiền. Trong khi giới chức địa phương và bang từ lâu đã cảnh báo rằng họ cần hơn 8 tỉ USD tiền để xây dựng cơ sở hạ tầng nhằm đạt được mục tiêu. Tuy nhiên, Nhà Trắng chỉ cấp cho các bang 340 triệu USD để chuẩn bị tiêm chủng.
Trong nhiều tháng, một số nhà lập pháp Quốc hội đã nỗ lực kêu gọi chính phủ cấp nhiều tiền hơn để hỗ trợ phân phối vaccine. Song, phải đến hôm 27/12/2020, khi dự luật viện trợ COVID-19 bị trì hoãn được Tổng thống Donald Trump phê duyệt, khoản trợ cấp bổ sung 8 tỉ USD mới được thông qua.
Nhưng ngay cả khi nguồn hỗ trợ được bổ sung, các bang vẫn không giải quyết triệt để vấn đề. Các chuyên gia cho rằng cần có một kế hoạch thống nhất, mang tính quốc gia để giải quyết những khó khăn về mặt hậu cần.
Thế giới ghi nhận trên 77,2 triệu ca mắc COVID-19
Theo trang thống kê worldometers.info, tính đến 22 giờ ngày 21/12 (theo giờ Việt Nam), thế giới đã ghi nhận tổng cộng 77.274.430 ca nhiễm virus SARS-CoV-2 gây bệnh viêm đường hô hấp cấp COVID-19, trong đó có 1.701.797 ca tử vong. Số bệnh nhân bình phục hiện nay là 54.208.760 người.
Nhân viên y tế chuyển bệnh nhân mắc COVID-19 vào một bệnh viện ở New York, Mỹ. Ảnh: AFP/TTXVN
Mỹ vẫn là quốc gia chịu ảnh hưởng nặng nhất của đại dịch với 18.267.579 ca nhiễm và 324.869 ca tử vong. Đứng thứ hai trên thế giới là Ấn Độ với 10.056.248 ca nhiễm và 145.843 ca tử vong. Tuy nhiên, với số ca nhiễm theo ngày hiện chỉ ở mức 30.000-40.000 ca/ngày, quốc gia Nam Á này được coi là đang khống chế tốt dịch COVID-19. Đứng thứ ba thế giới là Brazil với 7.238.600 ca nhiễm và 186.773 ca tử vong.
Tại châu Âu, sau khi Anh phát hiện một biến thể mới VUI-2020/12/01 của virus SARS-CoV-2 có tốc độ lây lan nhanh hơn 70% so với chủng gốc, đến nay ngoài những trường hợp phát hiện ở Anh, Đan Mạch ghi nhận 9 ca, Italy 1 ca, Hà Lan 1 ca và Australia 2 ca mắc biến thể mới VUI-2020/12/01. Trong bối cảnh biến thể thể mới VUI-2020/12/01 của virus SARS-CoV-2 diễn biến ngày càng phức tạp, hàng loạt các nước châu Âu, châu Á đồng loạt tuyên bố đóng cửa biên giới và cấm bay đến và từ nước Vương quốc Anh.
Trong khi đó, tại châu Á, nhiều quốc gia và vùng lãnh thổ đang theo dõi chặt chẽ tình hình dịch bệnh liên quan tới biến thể mới của virus SARS-CoV-2. Tuy nhiên, hiện các nước chưa có kế hoạch gấp rút hủy các chuyến bay đến và đi từ "đảo quốc sương mù".
Trong thông báo ngày 21/12, Hàn Quốc cho biết nước này đang xem xét các biện pháp phòng ngừa đối với các chuyến bay đến từ Anh và sẽ tiến hành xét nghiệm hai lần đối với hành khách nhập cảnh từ Anh trước khi họ hoàn thành cách ly. Hiện Hàn Quốc áp dụng quy định bắt buộc cách ly 14 ngày đối với tất cả hành khách nhập cảnh từ nước ngoài.
Tại Nhật Bản - vốn đã cấm hành khách đến từ Anh nhập cảnh, khẳng định sẽ giữ liên lạc chặt chẽ với các quốc gia khác cũng như Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) để theo dõi cách thức lây lan của virus biến thể này.
Nhân viên y tế lấy mẫu dịch xét nghiệm COVID-19 cho người dân tại Hyderabad, Ấn Độ. Ảnh: THX/TTXVN
Tại Ấn Độ, truyền thông đưa tin một ủy ban chính phủ nước này phụ trách giám sát đại dịch COVID-19 đã nhóm họp trong ngày 21/12 để thảo luận về biến thể mới của virus SARS-CoV-2. Song chưa rõ khi nào Ấn Độ sẽ tạm dừng đình các chuyến bay đến từ Anh. Hiện Anh là một trong số 23 quốc gia mà Ấn Độ ký thỏa thuận "bong bóng du lịch", cho phép hành khách giữa hai nước đi lại bằng đường hàng không mà không bị cách ly y tế.
Trong bối cảnh đại dịch COVID-19 trên thế giới tiếp tục diễn biến phức tạp, nỗ lực triển khai vaccine phòng COVID-19 đang được đẩy nhạn tại nhiều nước. Ngày 21/12, Cơ quan Dược phẩm châu Âu (EMA) đã tiến hành đánh giá vaccine phòng COVID-19 do hai hãng dược phẩm Pfizer của Mỹ và BioNTech của Đức phối hợp phát triển, trước khi bắt đầu tiêm phòng trên toàn châu Âu trong vòng một tuần tới.
Nếu được EMA cấp phép, vaccine này còn cần được Ủy ban châu Âu (EC) thông qua, dự kiến vào ngày 23/12. Chủ tịch EC Ursula von der Leyen đã ấn định thời điểm bắt đầu chương trình tiêm vaccine phòng COVID-19 trên toàn châu Âu ngay sau lễ Giáng sinh, trong khoảng từ ngày 27-29/12. Theo đó, các sinh viên y khoa, bác sĩ về hưu, dược sĩ và binh sĩ sẽ được huy động tham gia vào chương trình tiêm chủng quy mô chưa từng có này. Chương trình sẽ được thực hiện theo giai đoạn, trong đó các nhân viên y tế tuyến đầu và người cao tuổi tại các trung tâm dưỡng lão là nhóm đối tượng được ưu tiên đầu tiên. Dự kiến nhanh nhất cũng phải đến cuối quý I/2021, chương trình này mới được triển khai rộng khắp đến cộng động.
Liên quan đến chương trình tiêm chủng vaccine, EU đã chấp nhận mức giá 15,5 euro (18,9 USD) cho mỗi liều vaccine ngừa COVID-19 của Pfizer/BioNTech. Theo một tài liệu nội bộ của EU, mức giá trên được đưa ra cho hợp đồng cung ứng 300 triệu liều vaccine và thấp hơn mức 19,5 USD/liều mà Mỹ đồng ý trả cho lô 100 triệu liều vaccine đầu tiên của Pfizer/BioNTech.
Một thông tin khiến nhiều người lo ngại là Trung Quốc thông báo ghi nhận virus SARS-CoV-2 trên các mẫu bao bì nhập khẩu. Theo đó, giới chức y tế Trung Quốc thông báo các mẫu thu được trên bao bì của sản phẩm thịt bò đông lạnh nhập khẩu tại huyện Trung Mưu, tỉnh Hà Nam, miền Trung Trung Quốc, đã có kết quả xét nghiệm dương tính với virus SARS-CoV-2. Cơ quan phòng, chống dịch bệnh thành phố Trịnh Châu, thủ phủ tỉnh Hà Nam, cho biết lô thịt bò, có bao bì nhiễm virus SARS-CoV-2, được nhập khẩu từ Argentina và vận chuyển đến huyện Trung Mưu hôm 19/12. Cơ quan này cũng cho biết thêm một mẫu khác được lấy từ một container hàng cũng cho kết quả tương tự.
Hiện các sản phẩm này chưa được phân phối ra thị trường và đã được niêm phong. Các cơ sở lưu trữ, phương tiện liên quan và môi trường xung quanh đã được khử trùng. Nhà chức trách cũng đã bắt đầu điều tra dịch tễ học.
Thống đốc New York gọi nCoV là 'virus châu Âu' Thống đốc New York chỉ trích phản ứng của chính quyền Trump trước "virus châu Âu" nCoV khi phát biểu tại hội nghị quốc gia đảng Dân chủ. "Chính phủ liên bang hiện tại của chúng ta đang hỗn loạn và không đủ năng lực. Họ không thể chống lại virus, thực tế họ thậm chí không thấy đại dịch đang đến. Virus...