Tháng 11 sẽ có bao nhiêu đợt rét?
Trung bình trong tháng 11 sẽ có khoảng 4 đợt không khí lạnh, xen kẽ vơi những ngày nắng…
Trung bình trong tháng 11 sẽ có khoảng 4 đợt không khí lạnh, xen kẽ vơi những ngày nắng…
Hỏi: Tôi muốn biết, trong tháng 11 này sẽ có bao nhiêu đợt không khí lạnh, bao nhiêu bão và áp thấp nhiệt đới ảnh hưởng đến nước ta? – Nguyễn Như Hòa (Hà Nội).
Ông Lê Thanh Hải, Phó Tổng giám đốc Trung tâm Khí tượng Thủy văn Quốc gia: Trung bình trong tháng 11 sẽ có khoảng 4 đợt không khí lạnh, xen kẽ đó sẽ là những ngày nắng; tháng 12 có khoảng 5 – 6 đợt không khí lạnh, trong đó có đợt gây rét đậm, rét hại.
Video đang HOT
Về bão và áp thấp nhiệt đới, trung bình nhiều năm trong tháng 11 có khoảng 2 cơn ở biển Đông, trong đó có khoảng 1 cơn bão hoặc áp thấp nhiệt đới ảnh hưởng tới Việt Nam.
Các bản tin cho thấy, trong nửa đầu tháng 11 chưa thấy có dấu hiệu xuất hiện bão hay áp thấp nhiệt đới, nếu có cũng phải là nửa sau của tháng 11.
Theo_Kiến Thức
Nhiều khả năng Sa Pa, Mẫu Sơn năm nay vẫn có băng tuyết
Hôm nay 31.10, ông Lê Thanh Hải, Phó tổng giám đốc Trung tâm khí tượng thủy văn Quốc gia cho biết Sa Pa (Lào Cai), Mẫu Sơn (Lạng Sơn) năm nay có thể vẫn xuất hiện băng tuyết.
Ông Lê Thanh Hải - Ảnh: Đan Hạ
Ông Hải cho hay theo kết quả quan trắc được tính đến cuối tháng 10 này cho thấy dự báo mùa đông năm nay sẽ ấm hơn năm trước. Tuy nhiên, các đợt rét đậm, rét hại sẽ đến sớm hơn chừng 15 - 20 ngày so với 2013, nhưng tính cả mùa đông thì không có nhiều. Cụ thể, đợt rét đậm, rét hại đầu tiên có thể đến vào khoảng giữa tháng thay vì cuối tháng 12 như năm 2013.
Cũng theo ông Hải, dự báo nền nhiệt độ trong mùa đông năm nay có thể cao hơn. Sa Pa, Mẫu Sơn... vẫn có thể xuất hiện băng tuyết.
Dù vậy, ông Hải cũng lưu ý, những dự báo xa như ở thời điểm này chỉ mang tính tham khảo cho hoạt động sản xuất nông nghiệp là chính. "Thời điểm hiện nay rất khó để đưa ra những dự báo có tính chuẩn xác cao do thời tiết rất thất thường. Chúng tôi vẫn luôn quan trắc để có những số liệu chuẩn xác hơn, từ đó đưa ra các dự báo sát nhất có thể, rồi công bố cho nhân dân chủ động", ông Hải nói.
Băng tuyết xuất hiện ở Sa Pa vào mùa đông năm 2013 - Ảnh: Khánh Vân
Ông Hải cũng cảnh báo do biến đổi khí hậu đang hoạt động mạnh nên năm nay Việt Nam ít có bão đổ bộ. Đây là điểm đáng mừng nhưng cũng rất đáng lo cho mùa khô năm tới.
"Bão vào ít đồng nghĩa với lượng mưa thiếu hụt nhiều. Theo tính toán, đến nay nước ta đang hụt mất 40% lượng mưa so với cùng thời điểm năm 2013, nhất là ở khu vực miền Trung. Lượng mưa thiếu thì nguy cơ thiếu nước vào mùa khô, xâm nhập mặn tại vùng cửa biển sẽ cao hơn", ông Hải cho hay.
Lãnh đạo Trung tâm khí tượng thủy văn Quốc gia lấy ví dụ, năm 2012, miền Trung chỉ có 1 cơn bão đổ bộ vào, thiếu hụt lượng mưa lớn đã gây ra thiếu nước và xâm nhập mặn trên diện rộng. Còn năm nay, miền Trung chưa có cơn bão nào. Nếu tiếp tục không có bão thì nguy cơ hạn hán, xâm nhập mặn trong thời gian tới ở miền Trung là rất lớn.
Ngoài ra, do biến đổi khí hậu nên những năm gần đây, các cơn bão thường có xu hướng đổ về các tỉnh phía Nam nhiều.
Theo TNO
Đầu tuần không khí lạnh tăng cường, miền Bắc lạnh 15 độ Đầu tuần, miền Bắc đón không khí lạnh tăng cường, có nơi nhiệt độ xuống tới 15 độ. Theo tin tức từ Trung tâm Khí tượng thủy văn Trung ương, ngày 13/10, các tỉnh Bắc Bộ đón không khí lạnh tăng cường, nhiệt độ sẽ hạ xuống 1 - 2 độ. Về đêm, các tỉnh vùng núi phía Bắc mức nhiệt dưới ngưỡng...