Tháng 11 nghĩ về sự tôn vinh những người thầy ngày nay
Cái cần nhất của người thầy đứng lớp là nhận được sự cảm thông, chia sẻ, chung tay giáo dục học trò từ phía phụ huynh.
Tháng 11, xã hội thường hướng về ngày Nhà giáo Việt Nam với nhiều hoạt động để tôn vinh người thầy nhưng đâu đó thì hình ảnh người thầy đang bị đối xử một cách thê thảm.
Năm nào bước vào đầu năm học cũng hàng loạt giáo viên bị cắt hợp đồng, vẫn có hàng ngàn giáo viên đang dạy học mà hưởng đồng lương hợp đồng chỉ đủ để đổ xăng nhưng tình yêu nghề vẫn níu chân nhiều thầy cô ở lại.
Nhiều thầy cô bị phụ huynh xúc phạm, nhiều sinh viên sư phạm vẫn sống lay lắt để chờ một cơ hội việc làm… Nỗi buồn ấy càng minh chứng cho hình ảnh người thầy chưa bao giờ được đối xử là một “nghề cao nhất trong những nghề cao quý”.
Nghề giáo đã thực sự là nghề cao quý nhất trong những nghề cao quý? (Ảnh minh họa: toquoc.vn)
Phận giáo viên hợp đồng…
Những ngày qua, câu chuyện giáo viên hợp đồng lại nóng nghị trường Quốc hội khi hàng loạt giáo viên đứng trước nguy cơ mất việc. Ngay tại Thủ đô Hà Nội bước vào kỳ thi tuyển viên chức và có nhiều người rớt ngay từ vòng 1 dù họ đã có nhiều năm công tác.
Nhiều thầy cô đã lỡ dở tuổi xuân của mình bởi khi vào nghề thì họ đang là những người thanh niên trẻ, khỏe, cống hiến hàng chục năm trong ngành, đến khi luống tuổi bị mất việc, giờ họ không biết đi đâu, làm gì khi tuổi xuân đã qua đi!
Video đang HOT
Sống giữa đất Thủ đô giữa thời điểm bây giờ mà lương tháng chỉ hơn một triệu đồng thì nuôi thân còn không đủ nói gì đến giúp đỡ gia đình, nuôi vợ, nuôi con. Vậy mà có nhiều giáo viên vẫn bám trụ được nhiều năm với một hy vọng sẽ được ký hợp đồng dài hạn, được yên ổn để gắn bó với ngành giáo dục.
Thế nhưng, dù Bộ Chính trị đã đồng ý, Bộ Nội vụ đã hướng dẫn về việc xét tuyển đặc cách cho giáo viên hợp đồng trước năm 2015 nhưng địa phương vẫn quyết tâm thi, quyết tâm thanh lọc đội ngũ giáo viên hợp đồng không một chút xót xa…
Và đâu chỉ Thủ đô Hà Nôi, nhiều địa phương khác cũng trong trường hợp tương tự, có những giáo viên mầm non lương tháng chỉ 700 ngàn đồng mà làm việc cả ngày, kín cả tuần thử hỏi tình yêu nghề có trọn vẹn được mãi hay không?
Đất nước nghèo nhưng không nghèo đến nỗi chỉ đủ tiền trả cho giáo viên hợp đồng ngày vài chục nghìn đồng để được gọi là…lương. Số lương này tồn tại đã khó chứ nói gì đến chuyện “sống được bằng lương”?
Đó là chưa kể một thực tế đã tồn tại nhiều năm qua ở một số địa phương là các giáo sinh khi ra trường đều phải tất bật đi tìm việc làm.
Dù là trong đơn viết “đơn xin việc” nhưng nếu chỉ có mỗi cái đơn này thì không mấy khi tìm được việc làm.Trong khi, số tiền ấy nếu là lao động phổ thông, không cần trình độ cũng chỉ 2-3 ngày công cũng bằng tiền giáo viên cả tháng. Như vậy, nghề giáo đã thực sự là nghề cao quý hay chưa?
Vì thế, nhiều người nói vui rằng phải là “đơn mua việc” mới đúng với những gì đang xảy ra trong việc tuyển dụng hay thuyên chuyển giáo viên. Bởi, nếu người đi xin việc mà không phải người thân của những người có thế lực, địa vị hoặc không có tiền thì cơ hội được đứng trên bục giảng mong manh lắm.
Nhiều nhà giáo đang phải co mình lại
Có một thực tế là xã hội luôn kỳ vọng vào đội ngũ nhà giáo, muốn nhà giáo hết lòng vì giáo dục, muốn thầy luôn đối xử tốt với con mình nhưng nếu khi nhà giáo có một hành động chưa phù hợp lại xem họ như là tội đồ.
Mới đây nhất là vào ngày 5/10/2019, trước cửa lớp mầm non Trường tư thục Tuổi Thơ Xanh, thuộc tổ 2, khu 2, phường Yết Kiêu, thành phố Hạ Long (Quảng Ninh) xảy ra sự việc phụ huynh Đỗ Thanh Toàn đã có hành vi chửi bới, dùng tay tát vào mặt và bắt các cô giáo: Hà Thị H, Ngô Vân K, Đặng Thị L. quỳ gối trước cửa lớp học.
Nguyên nhân xảy ra vụ việc là do phụ huynh này cho rằng các cô giáo này đã đánh và bạo hành với con gái của Toàn là cháu Đỗ A.T- đang học tại lớp mầm non ở trường này.
Đầu năm 2018, dư luận cũng một phen bàng hoàng khi phụ huynh Võ Hòa Thuận (SN 1984) cư trú tại xã Nhựt Chánh, huyện Bến Lức, tỉnh Long An cũng ep buôc cô giao B.T.T.N (giao viên Trương tiêu học Binh Chanh, xa Nhưt Chanh) quỳ gối xin lỗi mình…
Nhưng, hành động của phụ huynh như vậy là thực sự phản cảm và đặt cái tôi của mình quá lớn. Họ có thể bắt các nữ giáo viên này quỳ, đánh các giáo viên này nhưng sau mỗi hành động như vậy xã hội có chấp nhận được hay không? Và, họ đã giáo dục được gì cho con mình?Dù biết rằng những giáo viên này đã có hành động không phù hợp khi bạo lực với học sinh- đó là điều đáng trách vô cùng.
Nhiều giáo viên bị đuổi việc vì có những hành động không phù hợp khi gặp học trò hỗn láo hoặc không chịu học bài. Nhiều giáo viên bị trù dập, hoặc bị đẩy vào đường cùng, thậm chí bị buộc thôi việc khi đứng lên tố cáo lãnh đạo nhà trường khiến cho nhiều giáo viên khác co mình lại.
Những sự cố giáo dục xảy ra, điều đầu tiên để trấn an dư luận là lãnh đạo nhà trường và địa phương tìm cách buộc thôi việc giáo viên để làm dịu dư luận mà không thấy được những khó khăn hàng ngày thầy cô phải đối mặt. Nhiều trường hợp giáo viên không bao giờ có cơ hội sửa sai cho việc làm của mình.
Giáo dục sẽ đi về đâu khi thân phận người thầy chưa được đối xử công bằng trong việc tuyển dụng, thuyên chuyển, điều động công tác?
Thế hệ công dân tương lai sẽ ra sao khi mà giáo viên đang đơn độc trong giáo dục học trò của mình. Mọi thứ cứ “trăm sự nhờ thầy” nhưng thầy gặp một sơ sẩy, sai sót trong phương pháp giáo dục thì phụ huynh đe nạt, dọa thầy, kiện thầy, tẩy chay thầy và mong thầy bị đuổi việc….
Tháng 11, nhiều người nghĩ về tính “tôn sư trọng đạo”, dùng nhiều từ hoa mỹ, tổ chức rình rang để hô hào suông rồi mọi chuyện cũng sẽ nhanh chóng qua đi. Cái cần nhất của người thầy đứng lớp là nhận được sự cảm thông, chia sẻ, chung tay giáo dục học trò từ phía phụ huynh.
Và, họ cần một công việc lâu dài cho mình, họ cần có môi trường bình đẳng, tôn trọng lẫn nhau chứ không phải vừa dạy, vừa lo sợ không biết ngày nào mình bị cắt hợp đồng, không phải lúc nào cũng lo đối phó với cấp trên về văn bằng, chứng chỉ, thanh tra, kiểm tra và đầy phiền nhiễu như những gì đang diễn ra.
NGUYỄN CAO
Theo giaoduc.net
Giáo viên hợp đồng từ năm 2015 về trước có cơ hội vào biên chế
Để khắc phục những bất cập trong sử dụng biên chế sự nghiệp giáo dục, Bộ Nội vụ vừa ban hành công văn về việc tuyển dụng đặc cách giáo viên đã có hợp đồng lao động (HĐLĐ) và đóng bảo hiểm xã hội (BHXH) từ năm 2015 trở về trước.
Ảnh minh họa
Theo đó, đối tượng được xem xét tuyển dụng đặc cách là giáo viên đang giảng dạy tại cơ sở giáo dục công lập theo chế độ HĐLĐ; đã có thời gian ký HĐLĐ có đóng BHXH bắt buộc làm công việc giảng dạy tại các cơ sở giáo dục công lập trên địa bàn trước ngày 31/12/2015; trong chỉ tiêu biên chế, có năng lực, trình độ phù hợp với yêu cầu của vị trí cần tuyển dụng.
Công văn nêu rõ, các địa phương rà soát, tổng hợp danh sách giáo viên đã có HĐLĐ từ năm 2015 trở về trước và căn cứ chỉ tiêu số lượng biên chế giáo viên chưa sử dụng để quyết định việc tuyển dụng đặc cách đối với nhóm đối tượng này.
Sau khi thực hiện tuyển dụng đặc cách, nếu vẫn còn chỉ tiêu biên chế giáo viên thì thực hiện thi tuyển hoặc xét tuyển công khai theo quy định của Luật Viên chức và văn bản hướng dẫn thi hành. Đối với các địa phương đã tuyển dụng đặc cách và tuyển dụng thông thường, đủ chỉ tiêu biên chế giáo viên được giao mà vẫn còn giáo viên HĐLĐ thì thực hiện chấm dứt HĐLĐ theo quy định pháp luật.
Theo daidoanket
Bộ Nội vụ chính thức có công văn yêu cầu tuyển dụng đặc cách giáo viên hợp đồng Đối tượng giáo viên được tuyển dụng đặc cách là những người có hợp đồng lao động và đóng bảo hiểm xã hội từ năm 2015 trở về trước và trong chỉ tiêu biên chế. Bộ Nội vụ có công văn số: 5378/BNV-CCVC gửi Ủy ban Nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung Ương. Để thống nhất việc thực hiện chủ...