Tháng 11 lên Tà Chì Nhù ngắm hoa chi pâu nở trong mây
Tây Bắc được mẹ thiên nhiên ưu ái cho những mùa hoa thật đẹp, trong đó phải kể đến mùa hoa chi pâu trên đỉnh Tà Chì Nhù, Yên Bái. Loài hoa gieo thương nhớ, tím lịm cả khoảng đồi, say lòng lữ hành mỗi dịp cuối thu.
Nằm sâu trong các dãy núi thuộc khối Phú Lương (Pú Luông), dãy Hoàng Liên Sơn, địa hình phức tạp với nhiều dốc cao, một số đoạn gần như dựng đứng, khí hậu khắc nghiệt, nhưng Tà Chì Nhù lại thu hút bởi vẻ đẹp của mây ngàn, gió núi.
Loài hoa lạ rất đẹp trên đỉnh Tà Chì Nhù này chưa được đặt một cái tên chính thức, mà được người Mông đặt là chi pâu, theo tiếng Mông có nghĩa là không biết, không hiểu, đúng như nguồn gốc của loài hoa tím lịm này. Không biết tên gọi, không biết nguồn gốc, chỉ biết rằng cuối thu, trên Tà Chì Nhù có thảm hoa tím biếc, rực cả góc trời, trở thành địa điểm được nhiều người săn đón bởi trông đẹp mắt, lãng mạn.
Điểm nhấn đặc biệt nhất tại đây có lẽ là cánh đồng hoa tím rạng rỡ dưới màn mây. Thời gian cuối thu, khoảng đầu tháng 11, những bông hoa tím ẩn mình trong mảnh đồi trọc tại Tà Chì Nhù bắt đầu nở rộ, nơi đây trở thành ngọn đồi trải sắc tím, chẳng khác gì cánh đồng hoa lavender ở châu Âu.
Ở Việt Nam, loài hoa này có mặt khá nhiều ở vùng núi phía Bắc. Tại Tà Chì Nhù, do mọc nhiều, vào mùa hoa nở tạo nên một thảm thực vật màu tím vô cùng đẹp mắt nên đã nhận được sự chú ý của rất nhiều người.
Video đang HOT
Hoa Chi Pâu có những nụ nhỏ, màu tím pha trắng đẹp mắt, thường nở rộ trong khoảng thời gian cuối thu, đầu đông. Hoa thường mọc thành dải, phủ kín bạt ngàn các triền đồi. Tầm tháng 10, 11 hàng năm, khi tiết trời đổ lạnh là lúc loài hoa này bung nở giữa núi rừng, tạo nên cảnh sắc ngoạn mục nửa thực nửa mơ.
Chi pâu xuất hiện trên mạng xã hội cách đây 2 năm. Nó được biết đến là một thảm tím trải dài bất tận, mênh mông và hút mắt chẳng thua kém gì những cánh đồng hoa oải hương ở Pháp. Chỉ mới xem qua ảnh hoặc clip thôi nhưng đã thấy thu hút bởi những hình ảnh quá đỗi tím lịm khiến ta khoác ba lô đi đến một vùng quê châu Âu ngay tại Yên Bái.
Sự tích hoa chi pâu giống như cây thì là, khi nói chuyện với đồng bào người Mông, hỏi rằng loài hoa đó có tên là gì thì nhận được câu trả lời: “Chi pâu”.
Sắc tím của hoa chi pâu Tây Bắc không đậm như hoa oải hương mà pha thêm chút màu trắng mong manh, dễ vỡ như người con gái tuổi xuân thì. Mùa đông tới cũng là lúc hoa chi pâu kết bông thành những chùm nhỏ li ti phủ kín các triền núi. Nhìn từ phía xa, tấm thảm tím khổng lồ lơ lửng giữa những tầng mây trắng của hoa chi pâu đủ mê hoặc bất kỳ ánh mắt những người khó tính nhất.
Nếu bạn “yêu màu tím, thích thủy chung” thì hãy lên ngay kế hoạch chinh phục đỉnh Tà Chì Nhù, còn gì thú vị hơn cảm giác chìm đắm giữa mây trời lồng lộng, trên đồi hoa chi pâu đẹp ngất ngây như thế?
Choáng ngợp trước thảm hoa tím ngợp trời ở Tà Chì Nhù
Hình ảnh thảm hoa tím ở Tà Chì Nhù trải dài bất tận, mênh mông và hút mắt chẳng thua kém gì những cánh đồng hoa oải hương ở Pháp.
Cách đây không lâu, cộng đồng mạng xôn xao về thông tin một loài hoa đẹp không tên mọc ở Tây Bắc, hoa có màu tím thơ mộng giống như lavender mọc bạt ngàn ở ven những triền dốc trên đường lên đỉnh núi Phú Lương, hay còn được giới du lịch bụi gọi là Tà Chì Nhù (Trạm Tấu, Yên Bái). Đây là ngọn núi cao thứ 7 Việt Nam với độ cao 2979m.
Thảm hoa tím ngợp trời được mọi người biết đến sau khi một người dùng Facebook có tên là Minh Quân công bố trên hội leo núi. Trước đây, khi hỏi đồng bào người Mông được thuê làm hướng dẫn viên về tên loài hoa này thì chỉ nhận được câu trả lời là "Chi Pâu" tiếng Mông nghĩa là không biết.
Có khá nhiều câu chuyện về "sự tích" loài hoa Chi Pâu được chia sẻ trên mạng, tuy nhiên vẫn chưa có ai xác nhận được sự thật của những câu chuyện này, thậm chí có người còn cho rằng đó chỉ là một nguồn gốc do vị khách du lịch vui tính nào đó "sáng tác" nên mà thôi.
Theo như tìm hiểu, loài hoa này có tên chính xác là Swertia hoặc cỏ Mật Rồng hay Đại Tử Đương Dược (nghĩa là cây thảo dược có hạt lớn), là một chi thuộc họ Long đởm thảo-Gentianaceae.
Theo đó, loài hoa này được miêu tả lần đầu tiên vào năm 1883, là một loại thuốc dân gian truyền thống ở vùng Tây Tạng, Vân Nam và Quý Châu (Trung Quốc).
Ở Việt Nam, họ Long đởm mọc rất phổ biến ở khu vực núi cao phía Bắc, là một họ thực vật có hoa chứa khoảng 99 chi và khoảng 1.740 loài, đặc trưng nhận dạng là hoa của chúng có hình tia đối xứng và lưỡng tính với các đài hoa, cánh hoa liền và các nhị hoa trên tràng so le với các thùy tràng hoa, được sử dụng trong y học cổ truyền và làm hương liệu.
Tại Tà Chì Nhù, do mọc nhiều, vào mùa hoa nở tạo nên một thảm thực vật màu tím vô cùng đẹp mắt nên đã nhận được sự chú ý của rất nhiều người.
Du khách check-in vườn hoa tím ở Sa Pa Vườn hoa mã tiền thảo rộng 7,5 ha phủ tím sườn núi ở Sa Pa (Lào Cai). Ngay khi mở cửa, hàng nghìn du khách đã đến vui chơi, chụp ảnh. Từ nửa tháng nay, vườn hoa tím (hoa mã tiền thảo) nở rộ tại khu vực ga cáp treo Fansipan (Sa Pa, Lào Cai). Tuy nhiên, do dịch Covid-19 nên đến ngày...