Tháng 10, Quốc hội chọn người thay Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân
Phó Chủ tịch Quốc hội Tòng Thị Phóng cho biết, kỳ họp Quốc hội cuối năm 2013 sẽ có các nội dung về công tác nhân sự. Quốc hội sẽ miễn nhiệm chức vụ Phó Thủ tướng Chính phủ đối với ông Nguyễn Thiện Nhân, xem xét nhân sự thay thế.
Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân mới được UB TƯ MTTQ Việt Nam hiệp thương cử làm Chủ tịch thay cho ông Huỳnh Đảm.
Bàn về chương trình, nội dung kỳ họp cuối năm tại UB Thường vụ Quốc hội sáng nay 12/9, Trưởng Ban Công tác đại biểu Nguyễn Thị Nương thắc mắc vì các báo cáo, dự kiến chương trình không bố trí thời lượng cho công tác nhân sự. Văn phòng Quốc hội chỉ để nửa ngày dôi dư cho những vấn đề quan trọng phát sinh.
Bà Nương cho biết, tại kỳ họp thứ 6 này sẽ có việc Quốc hội miễn nhiệm chức danh Phó Thủ tướng Chính phủ đối với ông Nguyễn Thiện Nhân vì ông Nhân vừa được điều chuyển công tác, cử làm Chủ tịch UB TƯ MTTQ Việt Nam. Vì việc này, Quốc hội cũng phải xem xét phê chuẩn nhân sự thay thế vị trí Phó Thủ tướng của ông Nhân.
Ngoài ra, theo bà Nương, kỳ họp này cũng sẽ bầu bổ sung một số chức danh trong Hội đồng dân tộc, các UB của Quốc hội.
Việc thay đổi với mỗi nhân sự, theo quy trình, cần công bố tờ trình, các đại biểu thảo luận, UB Thường vụ họp tổng hợp ý kiến, làm báo cáo giải trình và Quốc hội tiến hành bầu, phê chuẩn trong một buổi khác. Vì vậy, nếu có nửa ngày dự phòng trong chương trình sẽ không đủ. Trưởng Ban Công tác đại biểu yêu cầu bố trí thêm thời gian cho công tác nhân sự.
Video đang HOT
Phó Chủ tịch Quốc hội Tòng Thị Phóng thông tin thêm, các nội dung về nhân sự cần phải xin ý kiến các cấp có thẩm quyền, các cơ quan liên quan nhưng chắc chắn sẽ có trong chương trình kỳ họp tới. Phó Chủ tịch nhắc Văn phòng Quốc hội chuẩn bị thời lượng tương xứng cũng như sắp xếp để các phiên bỏ phiếu, biểu quyết có đầy đủ đại biểu cũng như các lãnh đạo Đảng, nhà nước tham dự.
Kỳ họp thứ 6 Quốc hội khóa XIII dự kiến bắt đầu từ 20/10/2013 với rất nhiều nội dung nghị sự, sẽ kéo dài khoảng 44 ngày.
Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992 dự kiến được dành 4 ngày để Quốc hội xem xét, thông qua nội dung quan trọng, trong đó bố trí 1,5 ngày ở tổ (kết hợp với thảo luận về việc thực hiện Nghị quyết số 26/2008/QH12 của Quốc hội về thực hiện thí điểm không tổ chức Hội đồng nhân dân huyện, quận, phường), 2 ngày ở hội trường và 0,5 ngày xem xét, thông qua.
Luật Đất đai sửa đổi cũng được dự kiến thông qua tại kỳ họp này với nhiều ý kiến góp ý bố trí sau khi thông qua Hiến pháp sửa đổi.
Ngoài ra, Quốc hội sẽ thông qua 9 dự án luật khác và xem xét 8 dự án luật mà UB Thường vụ Quốc hội đã cho ý kiến.
Ngoài nội dung thảo luận về kinh tế xã hội, ngân sách, báo cáo về công tác phòng, chống tham nhũng như thường kỳ, Quốc hội cũng xem xét kết quả cuộc giám sát tối cao về “Việc thực hiện chính sách, pháp luật về bảo hiểm y tê, giai đoạn 2009-2012″, báo cáo tình hình rà soát quy hoạch tổng thể về thủy điện, báo cáo về quá trình và kết quả thực hiện Nghị quyết số 15/2008/QH12 của Quốc hội về việc điều chỉnh địa giới hành chính thành phố Hà Nội và một số tỉnh có liên quan…
Theo Dantri
Chính sách an sinh đang bị biến dạng
Ngày 11-9, cho ý kiến vào kết quả giám sát việc thực hiện chính sách, pháp luật về bảo hiểm y tế giai đoạn 2009-2012, Phó Chủ tịch nước Nguyễn Thị Doan thẳng thắn: "Đi giám sát nhiều nơi tôi thấy chính sách an sinh về đến địa phương đã bị "biến dạng".
Khám chữa bệnh bằng bảo hiểm y tế thường bị phân biệt đối xử
Không có tiền, tiêm sẽ đau hơn
Trình bày Báo cáo kết quả giám sát việc thực hiện chính sách, pháp luật về bảo hiểm y tế giai đoạn 2009-2012 (báo cáo giám sát), Chủ nhiệm Ủy ban Về các vấn đề xã hội Trương Thị Mai cho biết, gần 4.500 lượt kiểm tra tại các cơ sở khám chữa bệnh BHYT đã phát hiện nhiều sai phạm, đặc biệt là việc lạm dụng thuốc, lạm dụng xét nghiệm. Nhiều cán bộ y tế đã bị xem xét xử lý hành chính hoặc hình sự (Bệnh viện Chợ Rẫy, tại Bình Dương, Kiên Giang, Điện Biên).
Phó Chủ tịch Quốc hội Huỳnh Ngọc Sơn thông tin: "Tôi đi tiếp xúc cử tri, các bác về hưu nói đi khám chữa bệnh bằng bảo hiểm y tế mà không có tiền, cô y tá chích vào người sẽ đau hơn...". Phó Chủ tịch nước Nguyễn Thị Doan đồng tình: "Hiện nay, số kết dư quỹ bảo hiểm y tế rất lớn song chưa chắc đã tốt, bởi nó liên quan đến việc chi trả cho người bệnh. Người có thẻ bảo hiểm kêu ca là được cấp toàn thuốc vớ vẩn, đi bệnh viện rất cực. Đa phần người có bảo hiểm y tế đến bệnh viện là than vãn".
Chưa hài lòng với nội dung báo cáo, Phó Chủ tịch Quốc hội Huỳnh Ngọc Sơn không đồng tình với việc chỉ liệt kê ra 5 đối tượng dẫn đến yếu kém, nhưng chưa thấy chỉ ra ai chịu trách nhiệm. Ông Huỳnh Ngọc Sơn cho rằng, báo cáo đã không làm rõ vấn đề y đức đang xuống cấp. Cụ thể, Phó Chủ tịch Quốc hội nêu vụ việc "nhân bản" kết quả xét nghiệm tại Bệnh viện đa khoa Hoài Đức (Hà Nội) và trạm ý tế xã ở Thăng Bình (Quảng Nam) làm giấy giả, đóng dấu giả để trục lợi. Ông nhấn mạnh: "Đây là 2 vụ việc bức xúc vô cùng. Trách nhiệm dẫn đến việc này do ai? Không thể để báo cáo theo kiểu "lấy lòng nhau" mà phải làm rõ ai chịu trách nhiệm chính, không việc gì phải nể nang". Cùng quan điểm, Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật Phan Trung Lý đề nghị, phải làm rõ trách nhiệm khi người dân thường xuyên ta thán về BHYT. "Phải chỉ ra được địa chỉ, trách nhiệm, thời điểm xử lý và làm rõ khắc phục như thế nào, ai sẽ chịu trách nhiệm cho việc đó"- ông Phan Trung Lý nói.
Chồng chéo quản lý
Đánh giá chính sách BHYT đã đạt được nhiều kết quả, song Phó Chủ tịch nước Nguyễn Thị Doan cho rằng, công tác thanh tra, kiểm tra chưa tốt, pháp luật không nghiêm dẫn đến "vi phạm sau lớn hơn vi phạm trước". Bà đặt câu hỏi: "Tại sao có sự nhờn thuốc, có sự thiếu lương tâm của một số cán bộ ngành y tế?" Phó Chủ tịch nước chua xót: "Người ta "ăn" của dân không từ một chỗ nào. Các cháu hộ gia đình dân tộc nghèo còn bị hiệu trưởng, ban giám hiệu biển thủ gần 3 tỷ đồng. Đến liều vaccine cho con trẻ cũng san ra tiêm cho 2 cháu. Càng đi giám sát nhiều nơi càng thấy buồn, vì lần nào cũng phát hiện ra sai phạm. Buồn vì chính sách tốt đẹp của Nhà nước đến với dân đã bị méo mó".
Ghi nhận các ý kiến góp ý, Bộ trưởng Bộ Y tế thẳng thắn: "Hạn chế thì rất nhiều. Vài thập kỷ nữa vẫn còn hạn chế. Bởi vấn đề an sinh xã hội luôn cần được cải thiện". Bộ trưởng cũng giải trình thêm: "Ở các nước, người ta có bộ y tế và an sinh xã hội, tức là phải 2 Bộ của mình ghép vào nhau. BHYT có tính đặc thù, cần quản lý đặc thù, nhưng ở ta thì quản lý rất chồng chéo, phức tạp. Bộ Y tế quản lý Nhà nước về khám chữa bệnh nhưng không được quản lý tiền. Chủ tịch Quỹ là ở Bộ Tài chính, còn Quỹ BHYT lại thuộc Bảo hiểm xã hội quản. Như vậy, chúng tôi quản lý Nhà nước về ngành, nhưng tiền không có, quân cũng không có, quyền thì không đủ". Chia sẻ với khó khăn của ngành Y tế, Phó Chủ tịch nước Nguyễn Thị Doan cho rằng: "Bức xúc ngành y tích tụ từ trước đến nay, chứ không phải chỉ ở nhiệm kỳ này, cho nên nhiều lúc bộ trưởng cũng bị oan".
Chủ nhiệm Trương Thị Mai cho rằng, mô hình cho BHYT là cuộc tranh luận rất dài không thể quyết được ngay: "Con đường để hoàn thiện chính sách này còn kéo dài trong khoảng 5-10 năm nữa và phải liên tục điều chỉnh. Ghi nhận ý kiến này, Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến cho biết, Hàn Quốc, Nhật Bản... có BHYT 40 năm nay cũng đang phải liên tục điều chỉnh.
Chính Trung
Theo ANTD
Nhà nước không cấm hôn nhân đồng tính, mang thai hộ Chiều 10/9, cho ý kiến về Dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật hôn nhân và gia đình, Thường vụ Quốc hội đồng tình với quy định "Nhà nước không cấmhôn nhân đồng tính ". Đa số thành viên Hội đồng thẩm định dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật hôn nhân và...