Tháng 1, sôi động hoạt động bán lẻ và kinh doanh dịch vụ tiêu dùng
Tổng cục Thống kê vừa cho biết, tháng 1/2021 là thời điểm trước Tết Nguyên đán nên hoạt động bán lẻ và kinh doanh dịch vụ tiêu dùng tăng so với tháng trước và cùng kỳ năm trước.
Người dân mua sắm tạ i siêu thị Vinmart Võ Thị Sáu, Hà Nội. (Ảnh: Phương Anh/TTXVN)
Tổng cục Thống kê vừa cho biết, tháng 1/2021 là thời điểm trước Tết Nguyên đán nên hoạt động bán lẻ và kinh doanh dịch vụ tiêu dùng tăng so với tháng trước và cùng kỳ năm trước.
Theo đó, tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng tháng 1/2021 ước tính đạt 479,9 nghìn tỷ đồng, tăng 3,7% so với tháng trước và tăng 6,4% so với cùng kỳ năm trước, nếu loại trừ yếu tố giá tăng 6,7% (cùng kỳ năm 2020 tăng 8%).
Hiện, hầu hết các doanh nghiệp, trung tâm thương mại, hệ thống siêu thị và cơ sở kinh doanh chủ động chuẩn bị nguồn hàng hóa dồi dào, phong phú, đa dạng và đưa ra nhiều chương trình, hình thức khuyến mại, giảm giá nhằm kích cầu, thu hút tiêu dùng của người dân trong dịp Tết Nguyên đán.
Video đang HOT
Xét theo ngành hoạt động, doanh thu bán lẻ hàng hóa tháng 1/2021 ước tính đạt 378,9 nghìn tỷ đồng, chiếm 79% tổng mức và tăng 4,1% so với tháng trước và tăng 8,7% so với cùng kỳ năm trước, trong đó lương thực, thực phẩm tăng 5,3% và tăng 14,9%; may mặc tăng 6,2% và tăng 9,6%; phương tiện đi lại tăng 3,3% và tăng 10%; vật phẩm văn hoá, giáo dục tăng 2,3% và tăng 14,3%; đồ dùng, dụng cụ, trang thiết bị gia đình tăng 4,3% và tăng 13%.
Một số địa phương có mức tăng khá so với cùng kỳ năm trước như: Hải Phòng tăng 12,2%; Thành phố Hồ Chí Minh tăng 12%; Hà Nội tăng 10,1%; Cần Thơ tăng 9,9%; Đà Nẵng tăng 3,9%.
Doanh thu dịch vụ lưu trú, ăn uống tháng 1/2021 ước tính đạt 48,7 nghìn tỷ đồng, chiếm 10,1% tổng mức và tăng 2,7% so với tháng trước và giảm 4,1% so với cùng kỳ năm trước; trong đó, doanh thu của Bắc Ninh tăng 28,6%; Bà Rịa-Vũng Tàu tăng 28,2%; Quảng Ninh tăng 17,3%; Cần Thơ tăng 15,6%; Thanh Hóa tăng 14%; Hải Phòng tăng 11,8%; Hà Nội tăng 10%; Đà Nẵng giảm 22,7%; thành phố Hồ Chí Minh giảm 8,4%.
Doanh thu du lịch lữ hành trong tháng ước tính đạt 1,6 nghìn tỷ đồng, chiếm 0,3% tổng mức và tăng 0,7% so với tháng trước và giảm 62,2% so với cùng kỳ năm trước, trong đó doanh thu của Thanh Hóa tăng 14,4%; Quảng Ninh tăng 13,1%; Hải Phòng tăng 2,7%; Hà Nội giảm 45,6%; Cần Thơ giảm 50,1%; Đà Nẵng giảm 68,2%; thành phố Hồ Chí Minh giảm 69,9%; Quảng Nam giảm 91,3%; Khánh Hòa giảm 95%.
Doanh thu dịch vụ khác tháng 1/2021, ước tính đạt 50,7 nghìn tỷ đồng, chiếm 10,6% tổng mức và tăng 1,1% so với tháng trước và tăng 7,3% so với cùng kỳ năm trước; trong đó, doanh thu của Hải Phòng tăng 16,9%; Hà Nội tăng 13,8%; Đà Nẵng tăng 9,4%; Bắc Ninh tăng 7,5%; Quảng Ngãi giảm 6,1%; thành phố Hồ Chí Minh giảm 2,4%; Thừa Thiên-Huế giảm 3,4%; Lào Cai giảm 6,8%.
Nhằm ngăn chặn hành vi lợi dụng dịch COVID-19 và tiêu dùng trong dịp Tết Nguyên đán để găm hàng, bán giá bất hợp lý, Tổng cục Quản lý thị trường ( Bộ Công Thương) vừa có công văn hỏa tốc yêu cầu Cục Quản lý thị trường các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, đặc biệt là các tỉnh, thành phố phía Bắc, thực hiện ngay các biện pháp cấp bách như: phối hợp với các cơ quan chức năng liên quan để giám sát, kiểm tra việc niêm yết giá bán và bán đúng giá niêm yết, tập trung kiểm tra các hành vi lợi dụng tình hình khan hiếm hàng hóa trên thị trường để đầu cơ , găm hàng, mua gom hàng hóa hoặc đặc biệt là lợi dụng dịch bệnh để định giá bán hàng hóa bất hợp lý đối với các loại hàng hóa thiết yếu đặc biệt là trang thiết bị, vật tư y tế…
Tổng cục Quản lý thị trường cũng nêu rõ, với các trường hợp phát hiện các hành vi vi phạm thì xử lý nghiêm theo quy định của pháp luật nhưng lưu ý không làm ảnh hưởng đến việc cung cấp các mặt hàng thiết yếu phục vụ người dân trong thời gian dịch bệnh.
Bên cạnh đó, tăng cường kiểm tra, kiểm soát để ngăn chặn việc vận chuyển, buôn bán động vật hoang dã trái phép, thực phẩm tươi sống nhằm góp phần ngăn chặn nguồn bệnh lây lan./.
Thương mại, vận tải và du lịch tăng so với tháng trước
Theo lý giải của Tổng cục Thống kê, tháng 01/2021 là thời điểm trước Tết Nguyên đán nên hoạt động thương mại trong nước, vận tải và du lịch tăng so với tháng trước.
Vận tải hành khách tháng 01/2021 ước tính đạt 415,5 triệu lượt khách, giảm 16,1% so với cùng kỳ năm trước. Ảnh: Q.H
Vận tải hành khách tháng 01/2021 ước tính đạt 415,5 triệu lượt hành khách vận chuyển, giảm 16,1% so với cùng kỳ năm trước và luân chuyển 17,7 tỷ lượt hành khách, giảm 25,4%.
Vận tải hàng hóa tháng 01/2021 ước tính đạt 169,7 triệu tấn hàng hóa vận chuyển, tăng 9,4% so với cùng kỳ năm trước và luân chuyển 31,5 tỷ tấn, tăng 6,8%.
Khách quốc tế đến nước ta trong tháng 01/2021 ước tính đạt 17.736 lượt người, tăng 9% so với tháng trước và giảm 99,1% so với cùng kỳ năm trước, trong đó khách đến bằng đường hàng không đạt 11.118 lượt người, giảm 99,3%; khách đến bằng đường bộ đạt 6.575 lượt người, giảm 97,8%; khách đến bằng đường biển chỉ đạt 43 lượt người, giảm 99,9%.
Ngoài ra, do vào dịp sát Tết Nguyên đán, nhu cầu mua sắm của người dân tăng cao nên tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng thang 01/2021 ươc tinh đat 479,9 nghin ty đông, tăng 3,7% so vơi thang trươc va tăng 6,4% so vơi cung ky năm trươc, nếu loại trừ yếu tố giá tăng 6,7% (cùng kỳ năm 2020 tăng 8%)./.
Rau củ quả cho thị trường tết tại TPHCM - Nguồn cung dồi dào, giá ổn định Ngày 21-1, đoàn công tác của TPHCM do ông Lê Huỳnh Minh Tú, Phó Giám đốc Sở Công thương làm trưởng đoàn tiếp tục đi khảo sát thực tế và làm việc với các doanh nghiệp (DN) chủ lực của tỉnh Lâm Đồng về cung ứng mặt hàng rau củ quả cho thị trường Tết Tân Sửu 2021 tại TPHCM. Đi thực tế...