Thần y chữa ‘giòi ăn mũi’ và bài thuốc cho cái “bụng tốt”
Vì ham mê nghề y nên từ nhỏ ông “ thần y” Nguyễn Hữu Toàn với bài thuốc chữa bệnh “ giòi ăn mũi” đã đọc y thư đến mức bị đòn.
Ông Toàn bên những cuốn sách thuốc của mình.
Bị đánh vì thích đọc y thư
Cụ Nguyễn Hữu Thắng – cha đẻ của lương y Toàn, kể rằng, hồi mới lên tám, hoặc mười tuổi, cậu bé Toàn đã rất ham mê đọc y thư, sợ cháu trai hỏng mắt, ông nội liền cất tiệt mấy quyển sách vào tủ khóa lại, nhưng không hiểu sao cậu bé vẫn giấu được vài quyển để đầu giường, tối đến cậu chùm chăn lại, bật đèn pin lên để đọc sách. Có lần nói không được, ông Thắng phải dùng roi vọt để cậu bé Toàn bớt thói quan đọc sách đêm.
Ngồi kế bên bố mình, ông Toàn nhoẻn miệng cười hiền rồi bảo: “Đọc sách của ông nội thấy cuốn hút giống như chơi trò chơi vậy, đọc sách tôi có thể tự nghĩ ra cách pha trộn cây thuốc để chữa bệnh, tác dụng của từng loại cây đối với cơ thể người bệnh…”. Chuyện tưởng chừng chỉ như trò chơi con nít vậy thôi mà hóa ra lại là cái duyên tiền định, tuổi thơ ông cứ mải miết bên ông nội Nguyễn Hữu Hách cùng với kho sách mà ông cất trong tủ.
Thấy cháu ham mê đọc sách và bốc thuốc, ông nội thường dắt cậu bé Toàn theo mỗi khi đi chữa bệnh. Lâu dần thành quen, mới lên 10 tuổi mà Toàn đã có thể tự tay bốc thuốc giúp ông nội và phụ giúp ông phơi thuốc, quét nhà…
Lương y Toàn dẫn chúng tôi đến một ngôi nhà mới xây dựng nằm bên đường Lê Hồng Phong. Ông tự hào: “Đó là cơ ngơi mà dòng họ Nguyễn Hữu đã gây dựng suốt 15 đời nay. Ngôi nhà này là nơi gia đình tôi ở, đồng thời cũng là nơi để thuốc và đón tiếp bệnh nhân từ khắp nơi trong cả nước tìm về khám chữa bệnh”.
Trong ngôi nhà mới xây, chúng tôi chú ý đến những quyển sách y học phương đông được để ở vị trí trang nghiêm, sạch sẽ. Đó là kho sách quí được lưu giữ từ 15 đời nay của dòng họ Nguyễn Hữu.
Có người trầm trồ: “Chỉ cần ông ấy dựa vào kho sách này cũng đủ để đem lại no ấm cho dòng họ suốt mấy đời sau nữa”. Thế nhưng, ông Toàn vẫn trầm tư. Ông bảo: “Bây giờ mình phải tìm cách bổ sung vào kho tàng thuốc của gia đình những bài thuốc quí, chữa được nhiều bệnh hiểm nghèo để cứu người. Truyền thống suốt 15 đời nay của dòng họ Nguyễn Hữu không chỉ có khám chữa bệnh cho người dân mà còn phải biết nghiên cứu y thư từ cổ chí kim, đồng thời bổ sung vào kho tàng sách của gia đình những bài thuốc quí”.
Nói rồi, ông kể về phát tích của cái nghề thầy lang 15 đời nay. Theo đó, dòng họ Nguyễn Hữu ở đất Vân Canh, Hà Nội. Hồi đó cuộc sống nghèo khổ, cụ tổ nghề thuốc của dòng họ dẫn theo gia đình, vợ con gồng gánh đi lang thang khắp những triền sông, ngọn suối, đi từ những vùng núi cao cho đến bất tận đồng bằng để chữa bệnh cứu người và kiếm miếng ăn qua ngày, người nào nghèo khổ, khó khăn đều được cụ tổ cứu chữa không lấy tiền.
Qua cả trăm năm vật vạ triền miên đi hái thuốc cứu người, danh tiếng y thuật của dòng họ Nguyễn Hữu lan truyền khắp nơi. Đến năm 1960, ông nội Nguyễn Hữu Hách quyết định trở về Hà Nội an cư. Lúc đó, ông được Chính phủ mời vào Viện Đông y Việt Nam, ông trở thành một trong 28 danh y đầu tiên của Viện Đông y, từ đây cậu bé Toàn bắt đầu theo chân ông nội và được ông dạy cách bốc thuốc, pha chế thuốc…
Video đang HOT
Cũng trong năm 1960, cậu bé Toàn được bố đưa về đất Hải Phòng tiếp tục làm nghề bốc thuốc, còn ông nội Nguyễn Hữu Hách thì vẫn làm việc ở Hà Nội. Hàng tháng, cậu bé Toàn đều bắt xe hoặc đi tàu lên Hà Nội thăm ông, cùng ông đi bốc thuốc chữa bệnh.
Ông Toàn bảo: “Có lẽ cái máu “xê dịch” nó ngấm vào dòng họ nhà tôi mất rồi, đời nào cũng phải di chuyển, cũng phải tha hương lập nghiệp, cũng phải đi xuyên rừng vượt núi… Hôm nào rảnh, chú cùng tôi đi miền núi một chuyến để sưu tầm những bài thuốc quí lưu truyền trong dân, mình sẽ ghi chép lại những bài thuốc này rồi về cho vào kho sách của gia đình”.
Bài thuốc cho cái “ bụng tốt”
Trong số rất nhiều bài thuốc quí mà cha ông để lại, ngoài công dụng chữa bệnh “giòi ăn mũi” ông Toàn còn sở hữu bài thuốc chữa bệnh dạ dày.
Lương y Toàn cho biết: “Có nhiều nguyên nhân dẫn đến bệnh dạ dày, do chế độ ăn uống không khoa học, ăn cay, chua quá nhiều, ăn no làm việc nặng, suy nghĩ nhiều, môi trường sống… Người bị bệnh dạ dày thường có biểu hiện như đau âm ỉ ở vùng thượng vị, đầy hơi, buồn nôn, ợ hơi, ợ chua, dạ dày đau nóng, đầy bụng sôi bụng…”.
Bài thuốc chữa dạ dày gồm có 36 vị được lấy cả trên rừng lẫn dưới biển, chẳng hạn như một số vị thuốc điển hình như ô tặc cốt, mẫu lê, sài hồ, địa cốt bì, huyết đằng… Một số vị thuốc phải bào chế rất cầu kỳ như mai rùa biển sau khi lấy về phải rửa sạch, bóc lớp vỏ mỏng ở ngoài rồi phơi khô, tán nhỏ thành bột hoặc như mẫu lê thì sau khi vớt khỏi mặt nước phải đem vào lò sấy, khi vỏ chúng đỏ rực lên thì vớt ra ngoài tưới qua dấm chua và tiếp tục phơi khô tán thành bột…
Theo ông Toàn thì bài thuốc đặc biệt này được gia đình lưu truyền qua 15 đời nay, đến năm 1985, ông tự nghiên cứu và tách bài thuốc này ra thành hai loại khác nhau dùng để chữa dạ dày và viêm loét hoành tá tràng.
Tuy nhiên, về mặt lý thuyết thì cả hai bài thuốc này đều dựa trên một nguyên tắc chung là bổ gan, giải uất, ống tiêu hóa từ trực tràng đến đại tràng phải thông suốt để tránh bị viêm, loét… Thời gian điều trị bệnh cũng phải kéo dài từ 2 – 4 tháng tùy vào thể trạng của mỗi người.
Theo Xahoi
Vụ HS bị đâm chết: Gia đình nạn nhân "tố" bệnh viện
Đau đớn vì con cháu mình bị đâm dẫn đến bị thương nặng, gia đình nạn nhân cho rằng, nạn nhân tử vong không chỉ do vết đâm mà còn do sự thờ ơ của Bệnh viện Đa khoa Hải Dương.
Gia đình nạn nhân "tố" Bệnh viện Đa khoa Hải Dương
Liên quan đến vụ đối tượng Hoàng Văn Thái (SN 1997, trú tại thôn Phú An, xã Cao An, huyện Cẩm Giàng, Hải Dương), hiện đang học lớp 9 trường THCS Cao An dùng dao đâm Nguyễn Văn Dần (SN 1998, trú tại thôn Đào Xá, xã Cao An) tại khu vực trước cổng trường Tiểu học Cao An khiến nạn nhân này tử vong sau đó, gia đình nạn nhân cho rằng, nạn nhân chết không chỉ do vết đâm mà còn do sự thờ ơ của kíp mổ Bệnh viện Đa khoa Hải Dương. Theo gia đình, trong kíp mổ này có nhiều điểm nghi vấn nên đã làm đơn gửi các cơ quan chức năng để làm rõ vụ việc.
Theo đó, ngày 28/8/2013, đại diện gia đình nạn nhân, ông của nạn nhân Nguyễn Văn Dần là Nguyễn Văn Hùng (SN 1950, trú tại thôn Đào Xá, xã Cao An, huyện Cẩm Giàng, Hải Dương) đã làm đơn gửi đến Viện kiểm sát nhân dân tỉnh Hải Dương, Công an tỉnh Hải Dương, Sở Y tế tỉnh Hải Dương, Bệnh viện Đa khoa tỉnh Hải Dương, Viện kiểm sát nhân dân huyện Cẩm Giàng, Công an huyện Cẩm Giàng, yêu cầu làm rõ nguyên nhân dẫn đến cái chết của nạn nhân Nguyễn Văn Dần.
Gia đình nạn nhân Nguyễn Văn Dần đã gửi đơn đến cơ quan chức năng yêu cầu làm rõ những nghi vấn xung quanh cái chết của nạn nhân Nguyễn Văn Dần.
Trong đơn ghi rõ, vào khoảng 11h20 ngày 24/8, Nguyễn Văn Dần (SN 1998) bị Hoàng Văn Thái (SN 1997, trú tại thôn Phú An, xã Cao An, huyện Cẩm Giàng) dùng dao nhọn đâm vào cạnh sườn trái, xuyên vào phổi. Ngay sau đó, gia đình đã đưa Dần đi cấp cứu tại Trạm Y tế xã Cao An nhưng không có ai trực nên đưa xuống Bệnh viện Đa khoa huyện Cẩm Giàng. Tại đây, qua thăm khám, Bệnh viện Đa khoa huyện Cẩm Giàng đã chuyển ngay Dần lên Bệnh viện Đa khoa tỉnh Hải Dương để cấp cứu.
Tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Hải Dương, vào lúc 12h30 ngày 24/8, bệnh viện đã đưa Dần vào phòng cấp cứu và đưa đi chụp X quang CT. Kết quả chụp phim và xét nghiệm, bác sĩ nói với gia đình là Dần bị đâm vào phổi trái và tại đây điều trị được. Tại phòng cấp cứu, Dần vẫn tỉnh táo và nói chuyện với mọi người. Đến khoảng 15h, Bệnh viện chuyển Dần đến nhà mổ để phẫu thuật phổi. Đến khoảng 17h, bác sĩ Bệnh viện thông báo với gia đình là Dần đã tử vong.
Do Dần chết khá đột ngột nên gia đình không rõ nguyên nhân vì sao (do vết đâm hay do bác sĩ phẫu thuật) nên gia đình đã đề nghị giám định pháp y. Quá trình giám định pháp y cho thấy, Dần bị thủng phổi trái và tim khâu 3 mũi, có băng gạc bên trong.
Ông Nguyễn Văn Hùng cho rằng, Bệnh viện Đa khoa tỉnh Hải Dương sớm giải thích bệnh án bệnh nhân Dần ghi là vết thương phổi nhưng khi giám định pháp y lại có 3 vết khâu ở tim.
Ông Nguyễn Văn Hùng, đại diện gia đình nạn nhân Nguyễn Văn Dần bày tỏ nhiều thắc mắc cần được làm rõ. "Tại sao 12h30 Dần được đưa vào viện mà đến 15h, Bệnh viện Đa Khoa tỉnh Hải Dương mới đưa cháu vào cấp cứu. Gia đình đề nghị chuyển Dần nên tuyến trên nhưng Bệnh viện không cho chuyển, khi mổ bệnh viện gọi người nhà bắt bỏ tiền mua dao kéo. Hơn nữa, trước khi vào mổ, Dần vẫn tỉnh táo minh mẫn nói chuyện với bố và anh cháu nhưng khi mổ lại chết tức tưởi đến như thế. Đặc biệt, trong bệnh án chỉ có phẫu thuật phổi mà lại có vết khâu ở tim của nạn nhân Dần. Gia đình mong muốn Bệnh viện Đa khoa tỉnh Hải Dương có câu trả lời thấu tình đạt lý về những thắc mắc nghi vấn trên", ông Hùng đề nghị.
Lãnh đạo Bệnh viện Đa khoa tỉnh Hải Dương nói gì?
Để làm rõ những thông tin liên quan đến đơn khiếu nại của gia đình nạn nhân Nguyễn Văn Dần, PV đã có buổi làm việc với lãnh đạo Bệnh viện Đa khoa tỉnh Hải Dương. Trao đổi với PV, Phó Giám đốc Bệnh viện Đa Khoa tỉnh Hải Dương, bác sĩ Nguyễn Hữu Thắng cho biết, bệnh nhân khi chuyển vào bệnh viện đã rất nặng nề nên còn nước còn tát, phẫu thuật có nhiều rủi ro nhưng các bác sĩ trong ê kíp đã làm hết chức năng nhiệm vụ và lương tâm của mình.
Theo bác sĩ Thắng, vào khoảng 12h30, Bệnh viện Đa khoa tỉnh Hải Dương đã tiếp nhận bệnh nhân Nguyễn Văn Dần trong tình trạng bệnh nhân Dần có vết thương ở vùng ngực, khá nặng, có nguy cơ tử vong cao, bởi bệnh nhân bị dao đâm xuyên phổi không dễ để chẩn đoán ngay.
Lá đơn đề nghị làm rõ vụ việc của gia đình nạn nhân Nguyễn Văn Dần.
Nói về việc, gia đình bệnh nhân Dần yêu cầu chuyển viện lên tuyến trên nhưng Bệnh viện không cho, bác sĩ Nguyễn Hữu Thắng cho biết, về mặt nguyên tắc bệnh viện không ngăn cản bệnh nhân chuyển lên tuyến trên. Bởi khi đó, bệnh nhân Nguyễn Văn Dần đã không có khả năng chuyển lên tuyến trên. Nếu chuyển có khả năng tử vong cao trong quá trình vận chuyển. Ở bệnh viện phẫu thuật, bệnh nhân Dần khá nặng nên còn nước còn tát.
Về việc người nhà bệnh nhân Dần cho rằng, bệnh án của bệnh nhân Dần chỉ là phẫu thuật phổi, nhưng quá trình giám định tử thi sau đó cho thấy có 3 vết khâu ở tim, hơn nữa nếu bệnh nhân bị thương ở tim thì sao có thể sống trong thời gian mấy tiếng đồng hồ đến vậy, bác sĩ Nguyễn Hữu Thắng giải thích, sau quá trình chụp X quang CT, bác sĩ đã chẩn đoán, bệnh nhân có vết thương tim, chảy máu nhanh, nên quá trình xử lý phẫu thuật sẽ hết sức phức tạp. Trong quá trình phẫu thuật có sự tham gia của cả một ê kíp gồm lãnh đạo bệnh viện hội chẩn, ngoài ra còn có bác sĩ các khoa huyết học, gây mê và phẫu thuật nên khó có thể xảy ra sơ suất. Quá trình phẫu thuật bị thất bại không phải do thầy thuốc gây nên mà do bệnh nhân bị quá nặng.
Phó Giám đốc Bệnh viện Đa khoa tỉnh Hải Dương, bác sĩ Nguyễn Hữu Thắng.
"Khi phát hiện bệnh nhân bị vết thương tim thì nguyên tắc là phải xử lý vết thương tim, phải khâu tim, vết thương tim bao giờ cũng liên quan đến vấn đề chảy máu. Bệnh nhân là một trường hợp đặc biệt, vết thương ở tim, có nhiều mức độ nặng nhẹ khác nhau, nếu đường dao đi thẳng vào tim thì làm sao điều trị, nhưng đường dao ở đây qua phổi vào tim, thì cơ thể vẫn có cơ chế bảo vệ nhưng khi đến thời điểm nào sẽ hết khả năng bảo vệ thì sẽ rất nặng nề, khó khăn. Lúc đầu bít, đến khi không thể bít được nữa thì sẽ đột ngột xuống rất nhanh. Người bệnh lâm sàng bởi "rừng" khó khăn trong quá trình ứng biến với người bệnh. Khi phẫu thuật bệnh nhân không qua khỏi là rủi ro không mong muốn", bác sĩ Nguyễn Hữu Thắng lý giải.
Về thông tin, gia đình nạn nhân Nguyễn Văn Dần phản ánh, trước khi phẫu thuật, bác sĩ yêu cầu gia đình phải bỏ tiền mua dao kéo, bác sĩ Thắng khẳng định đó chỉ là tiền tạm ứng không phải thu chính thức. Về mặt nguyên tắc, trong quá trình phẫu thuật, dao kéo được cấp hoàn toàn, làm theo quy trình có sẵn.
"Về vấn đề người nhà bệnh nhân nghi ngờ thì bệnh viện không giải thích cho họ hiểu được, bệnh viện đã nhờ các cơ quan chức năng. Hiện nay các cơ quan chức năng vẫn đang tìm hiểu và chưa công bố các dữ liệu liên quan", bác sĩ Nguyễn Hữu Thắng cho biết.
Hiện các cơ quan chức năng đang tiến hành làm rõ vụ việc trên.
Theo Kiến thức
Khi Bộ trưởng cấp học bổng cho tân thủ khoa Bộ trưởng Bộ Thông tin - Truyền thông Nguyễn Bắc Son bày tỏ mong muốn được hỗ trợ học phí suốt 4, 5 năm học cho hai thủ khoa kỳ thi tuyển sinh năm 2013 của Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn thông. Đó là bạn Nguyễn Hữu Thăng và Bùi Chí Hướng. (Minh họa: Ngọc Diệp) Ngoài đề nghị được hỗ...