Thận trọng với website “đa cấp” lừa đảo
Cục Thương mại điện tử và CNTT (Bộ Công Thương) vừa ra khuyến cáo người tiêu dùng thận trọng khi tham gia những website thương mại điện tử “đa cấp” trá hình.
Thời gian gần đây, cộng đồng mạng xôn xao về việc một số website thương mại điện tử như muaban24…, shop360… bán hàng đa cấp trá hình núp bóng danh nghĩa sàn thương mại điện tử, rất nhiều người, mà đa số là sinh viên, hoặc những người thiếu hiểu biết đã đổ tiền vào đây.
Cách thức hoạt động điển hình của những doanh nghiệp dạng này là thiết lập một website cung cấp dịch vụ sàn giao dịch thương mại điện tử, trên đó cho phép những thành viên đã nộp tiền được mở một gian hàng ảo để giới thiệu, quảng bá sản phẩm hàng hóa, dịch vụ. Sau khi đóng một khoản phí ban đầu thì bên cạnh việc được mở gian hàng ảo trên website, mỗi thành viên được thêm quyền lợi là giới thiệu những người khác tham gia mua gian hàng ảo và hưởng hoa hồng vài chục phần trăm cho mỗi hợp đồng mà mình giới thiệu, nhờ tổng số tiền hoa hồng một người có thể được hưởng lên đến vài trăm triệu đồng.
Do mức hoa hồng hấp dẫn và cơ chế phân chia hoa hồng đa cấp, phần lớn những người nộp phí mua gian hàng ảo trên website đều hướng tới mục tiêu thu lợi nhuận từ hoạt động giới thiệu, lôi kéo người khác tham gia thay vì tiến hành kinh doanh trên những gian hàng này. Kết quả là đa số gian hàng trên các website dạng này đều là gian hàng trống, không có thông tin gì về chủ gian hàng cũng như sản phẩm cần bán.
Video đang HOT
Các doanh nghiệp lợi dụng danh nghĩa hoạt động thương mại điện tử như trên để thu lợi từ việc lôi kéo người tham gia website, trong khi không tập trung nâng cao chất lượng thông tin trên website, đang làm tổn hại tới lòng tin của cộng đồng, cản trở sự phát triển của lĩnh vực thương mại điện tử đang phát triển rất sôi động ở Việt Nam.
Cùng với việc khuyến cáo người dùng cần thận trong với các website dạng này, Cục Thương mại điện tử và CNTT kêu gọi các cá nhân, tổ chức phản ánh hoạt động kinh doanh không đúng pháp luật của các doanh nghiệp kinh doanh thương mại điện tử với cơ quan chức năng để có hướng xử lý.
Cục cũng nhận được phản ánh của một số cá nhân về việc các doanh nghiệp nói trên khi tiếp xúc với khách hàng đã đưa thông tin sai sự thật, nói rằng doanh nghiệp được Bộ Công Thương bảo trợ, qua đó tạo niềm tin cho khách hàng khi nộp tiền tham gia mạng lưới kinh doanh.
Những thông tin này là hoàn toàn sai sự thật. Bộ Công Thương và các đơn vị thuộc Bộ không bảo trợ hay đảm bảo uy tín cho bất kỳ doanh nghiệp kinh doanh thương mại điện tử nào đang hoạt động trên thị trường.
Theo VNN
Khuyến cáo website thương mại điện tử "đa cấp" lừa đảo
Việc bán hàng đa cấp trá hình núp bóng danh nghĩa sàn thương mại điện tử đang làm cản trở sự phát triển của lĩnh vực thương mại điện tử đang phát triển rất sôi động ở Việt Nam. Ảnh: Internet
Trước phản ánh về hoạt động của một số doanh nghiệp lợi dụng thương mại điện tử để huy động lượng tiền mặt lớn từ mạng lưới người tham gia từ mạng lưới "đa cấp", Cục Thương mại điện tử và CNTT (Bộ Công Thương) đã ra khuyến cáo người tiêu dùng thận trọng khi tham gia những website dạng này.
Bên cạnh đó, Cục Thương kaij điện tử và CNTT kêu gọi các cá nhân, tổ chức phản ánh hoạt động kinh doanh không đúng pháp luật của các doanh nghiệp kinh doanh thương mại điện tử với cơ quan chức năng để có hướng xử lý.
Cục cũng nhận được phản ánh của một số cá nhân về việc các doanh nghiệp nói trên khi tiếp xúc với khách hàng đã đưa thông tin sai sự thật, nói rằng doanh nghiệp được Bộ Công Thương bảo trợ, qua đó tạo niềm tin cho khách hàng khi nộp tiền tham gia mạng lưới kinh doanh. Những thông tin này là hoàn toàn sai sự thật. Bộ Công Thương và các đơn vị thuộc Bộ không bảo trợ hay đảm bảo uy tín cho bất kỳ doanh nghiệp kinh doanh thương mại điện tử nào đang hoạt động trên thị trường.
Thời gian gần đây, cộng đồng mạng xôn xao về việc một số website thương mại điện tử như muaban24..., shop360... bán hàng đa cấp trá hình núp bóng danh nghĩa sàn thương mại điện tử, rất nhiều người, mà đa số là sinh viên, hoặc những người thiếu hiểu biết đã đổ tiền vào đây. Cách thức hoạt động điển hình của những doanh nghiệp dạng này là thiết lập một website cung cấp dịch vụ sàn giao dịch thương mại điện tử, trên đó cho phép những thành viên đã nộp tiền được mở một gian hàng ảo để giới thiệu, quảng bá sản phẩm hàng hóa, dịch vụ. Sau khi đóng một khoản phí ban đầu thì bên cạnh việc được mở gian hàng ảo trên website, mỗi thành viên được thêm quyền lợi là giới thiệu những người khác tham gia mua gian hàng ảo và hưởng hoa hồng vài chục phần trăm cho mỗi hợp đồng mà mình giới thiệu, nhờ tổng số tiền hoa hồng một người có thể được hưởng lên đến vài trăm triệu đồng.
Do mức hoa hồng hấp dẫn và cơ chế phân chia hoa hồng đa cấp, phần lớn những người nộp phí mua gian hàng ảo trên website đều hướng tới mục tiêu thu lợi nhuận từ hoạt động giới thiệu, lôi kéo người khác tham gia thay vì tiến hành kinh doanh trên những gian hàng này. Kết quả là đa số gian hàng trên các website dạng này đều là gian hàng trống, không có thông tin gì về chủ gian hàng cũng như sản phẩm cần bán.
Các doanh nghiệp lợi dụng danh nghĩa hoạt động thương mại điện tử như trên để thu lợi từ việc lôi kéo người tham gia website, trong khi không tập trung nâng cao chất lượng thông tin trên website, đang làm tổn hại tới lòng tin của cộng đồng, cản trở sự phát triển của lĩnh vực thương mại điện tử đang phát triển rất sôi động ở Việt Nam.
Theo vietbao
Quần áo EURO đắt như "tôm tươi" trên mạng Theo đại diện các trang TMĐT, quần áo và máy chiếu, đầu phát HD, chính là những mặt hàng được nhiều người lựa chọn nhất trong dịp diễn ra EURO 2012 và sức mua tăng khoáng 30% so với thời điểm bình thường. Sản phẩm liên quan EURO tăng 7 lần so với những năm trước Bà Phạm Chi Mai, Phó Giám đốc...