Thận trọng khi dùng thuốc
Khi sử dụng thuốc, kể cả thuốc do bác sĩ kê toa, cần để ý những biểu hiện bất thường sau khi dùng, để quay lại phòng khám nhờ bác sĩ hướng dẫn, điều chỉnh kịp thời.
Gặp tai biến do thuốc
Bệnh viện 103 (Hà Đông, Hà Nội) mới đây tiếp nhận điều trị cho bệnh nhân bị tổn thương tiền đình do kháng sinh. Đó là bệnh nhân nam 54 tuổi (ở Hưng Yên) mắc lao, được chỉ định dùng kháng sinh kháng lao. Bệnh nhân đã được bác sĩ kê đơn lưu ý: nếu thấy các biểu hiện bất thường cần đi khám lại ngay. Nhưng khi dùng thuốc tại nhà, bệnh nhân có biểu hiện mệt mỏi, choáng váng, chóng mặt, tê môi nhưng vẫn cho rằng “đã tiêm thuốc thì phải mệt” nên không đi khám lại. Khi thể trạng quá yếu được người nhà đưa vào Bệnh viện 103 thì bệnh nhân đã bị tổn thương tiền đình do phản ứng của kháng sinh. Theo các bác sĩ, đây là tổn thương rất khó hồi phục.
Một bệnh nhân nữ khác 25 tuổi (ngụ Hà Đông), uống thuốc kháng giáp trạng nhưng không rõ loại gì (vì không mang theo thuốc vào bệnh viện). Sau 2 ngày, bị dị ứng, mẩn đỏ khắp người, nhiều ở mặt, cổ, tay. Biểu hiện mẩn đỏ, mề đay, ngứa, cứ từng mảng, từng mảng, phải vào Bệnh viện 103 khám lại và xử trí.
Thêm một bệnh nhân nữa, 15 tuổi (ngụ Thanh Trì, Hà Nội), sau khi tiêm thuốc chống bệnh dị ứng thời tiết tại một phòng khám tư thì bị tình trạng mặt, cánh tay và lưng nổi mẩn đỏ từng đám to, mặt sưng húp và đỏ ửng, được đưa vào điều trị tại Bệnh viện Đa khoa Thanh Trì. Đáng lưu ý, gần đây, Bệnh viện Mắt T.Ư (Hà Nội) cũng tiếp nhận trường hợp bị mù do dị ứng thuốc. Mù mắt là giai đoạn muộn khi mắt bị loét kết mạc, giác mạc do dị ứng thuốc. Việc điều trị phục hồi thị giác là rất hy hữu.
Dù là thuốc được bác sĩ chỉ định cũng có thể gây phản ứng phụ trên người dùng.
Video đang HOT
Hết sức cẩn thận khi dùng
Bác sĩ Yên Lâm Phúc cho hay, sử dụng kháng sinh phải tuân thủ điều trị, chỉ định và hướng dẫn của người có chuyên môn. Ngay cả khi được kê đơn thì vẫn có thể xảy ra các tai biến do thuốc. Còn trong trường hợp tự mua, tự uống thì nguy cơ bị các phản ứng không mong muốn sẽ cao hơn rất nhiều. Nhất là các thuốc kháng sinh, rất dễ gây dị ứng, đặc biệt là những người có cơ địa dễ dị ứng. Trường hợp dị ứng thuốc nặng có thể sốc tử vong ngay tại chỗ, không thể cấp cứu. Do vậy, không nên tự ý dùng thuốc để tránh nguy cơ dị ứng. Với thuốc có nguy cơ gây dị ứng cao như kháng sinh, thuốc kháng giáp trạng, thuốc chống động kinh… thì cần phải thử phản ứng trước khi đi vào điều trị chính thức.
Theo tiến sĩ – bác sĩ Nguyễn Kim Sơn, Phó giám đốc Trung tâm chống độc Bệnh viện bạch Mai (Hà Nội), ngay với thuốc trị cảm cúm thông thường, phổ biến cũng có thể gây phản ứng nguy hiểm, do vậy cần thận trọng khi tự dùng thuốc. Khi có biểu hiện dị ứng do thuốc như ngứa da, nổi mẩn, mề đay… cần ngưng thuốc lại ngay và tới bệnh viện không chậm trễ.
Theo Liên Châu (Thanh Niên)
7 sai lầm khi dùng thuốc giảm đau
Thuốc giảm đau có tác dụng giảm đau nhanh chóng. Tuy nhiên, thuốc chỉ phát huy tác dụng và không gây phản ứng phụ khi bạn không phạm những sai lầm dưới đây.
Dùng thuốc quá liều
Lạm dụng các loại thuốc nói chung và thuốc giảm đau nói riêng sẽ khiến bạn phải gánh chịu những hệ lụy khôn lường. Đặc biệt với thuốc giảm đau bạn chỉ nên dùng đúng chỉ định của bác sĩ (BS). Thật sai lầm nếu bạn cho rằng dùng càng nhiều thuốc giảm đau thì sẽ giúp "đánh đuổi" cách cơn đau một cách tuyệt đối và dễ dàng hơn. Trái lại, dùng nhiều thuốc giảm đau sẽ dẫn đến tình trạng lờn thuốc làm mất tác dụng của nó và thậm chí còn gây hại đến chức năng gan.
Uống thuốc bằng loại thức uống bạn thích
Có những người do sợ vị đắng mà uống thuốc bằng nước ngọt, đồ uống có chất kích thích, có chứa caffeine... Tuy nhiên điều này rất phản khoa học. Đặc biệt việc dùng những đồ uống có cồn để uống thuốc sẽ khiến bạn dễ bị nhiễm độc cơ thể, đi ngược lại lợi ích của thuốc. Trên thực tế đã có những trường hợp dùng những loại đồ uống khác nhau mà không phải là nước lọc uống thuốc giảm đau ibuprofen gây nên tình trạng chảy máu. Hơn nữa thói quen uống thuốc sai cách này còn rất có hại cho gan. Các BS khuyến cáo bạn chỉ nên uống thuốc nói chung và thuốc giảm đau nói riêng bằng nước lọc thông thường.
Các bác sĩ khuyến cáo chỉ nên uống thuốc bằng nước lọc thông thường.
Uống thuốc khi lái xe
Các minh chứng cho rằng thuốc giảm đau có thể gây nên tình trạng ngủ gà, mơ màng, mặc dù mức độ của nó ở mỗi người là khác nhau. Tuy nhiên, để đảm bảo an toàn, giữ cho tinh thần được thư giãn thoải mái, bạn không nên sử dụng thuốc giảm đau khi lái xe.
Không quan tâm đến tương tác thuốc
Bạn đọc toa thuốc nhưng chỉ chú ý đến cách dùng và công dụng mà bỏ qua sự tương tác của thuốc với các loại thuốc khác. Theo các chuyên gia thì có khá nhiều loại thuộc có thể gây nên hiện tượng tương tác thuốc với loại thuốc giảm đau và ngược lại. Ví dụ như thuốc aspirin có thể gây ảnh hưởng đến quá trình phát huy tác dụng của thuốc tiểu đường.
Dùng thuốc giảm đau chung với người khác
Việc kê đơn cho bạn loại thuốc giảm đau nào phụ thuộc vào tình trạng sức khỏe cũng như mức độ bị đau của mỗi người. Chính vì thế, không thể dùng chung lẫn lộn loại thuốc giảm đau dành cho người này đối với người khác.
Quên kiểm tra hạn dùng của thuốc
Hãy nhanh chóng cho vào sọt rác những viên thuốc giảm đau đã hết hạn sử dụng. Tốt nhất, trước khi dùng thuốc bạn cần kiểm tra hạn dùng của nó để tránh mang họa vào thân.
Bẻ thuốc
Không nên tự ý bẻ thuốc hay chia nhỏ thuốc thành nhiều phần trước khi dùng nếu không có chỉ dẫn cụ thể của BS. Việc làm này sẽ khiến thuốc bị mất tác dụng và thậm chí gây nên tác dụng "phản chủ".
Theo Báo Đất Việt
Nhận biết sớm các dấu hiệu dị ứng thuốc nguy hiểm Phản ứng phụ do thuốc là một tai biến rất thường gặp trong thực hành lâm sàng, gây ảnh hưởng đến khoảng 10% - 20% số người sử dụng thuốc ở các mức độ khác nhau. Loại tai biến này không chỉ gây ảnh hưởng đến sức khỏe người bệnh, làm phức tạp quá trình điều trị, mà còn có thể tác động...