Thận trọng khi cung cấp lao động sang Đài Loan
Ngày 8.10, thông tin từ Cục Quản lý lao động ngoài nước thuộc Bộ LĐTBXH, Cục đã ra công văn yêu cầu doanh nghiệp tăng cường quản lý lao động (LĐ), kiểm tra tình hình việc làm của nhà máy trước khi cung ứng LĐ sang Đài Loan (Trung Quốc).
Đồng thời, Cục yêu cầu các doanh nghiệp và bảo vệ quyền lợi cho người LĐ phải mất việc, về nước trước hạn trong bối cảnh nhiều doanh nghiệp tại Đài Loan đang cắt giảm nhân sự do kinh tế khó khăn.
Lao động Nguyễn Văn Hùng (quê Thanh Hóa) đang làm tại xưởng chế xuất cơ khí ở Bình Đông, Đài Loan. Ảnh: M.N
Ông Nguyễn Xuân Tạo – Trưởng Ban quản lý LĐ Việt Nam tại Đài Loan cho biết: “Kinh tế Đài Loan đang bị ảnh hưởng xấu bởi biến động của kinh tế thế giới, dẫn đến việc làm và thu nhập của một bộ phận LĐ nước ngoài gặp khó khăn”. Theo ông Tạo, gần đây, các nhà máy lớn, đặc biệt là các nhà máy điện tử nhận nhiều LĐ nước ngoài không nhận thêm LĐ nước ngoài theo kế hoạch hoặc thu hẹp sản xuất, cắt giảm giờ làm, nhân lực. Một số LĐ Việt Nam phải chuyển chủ hoặc về nước trước hạn.
Trước tình hình đó, Cục Quản lý LĐ ngoài nước đã thông báo và yêu cầu các doanh nghiệp tìm hiểu và theo dõi sát tình hình người LĐ do doanh nghiệp đưa đi đang làm việc ở Đài Loan, đặc biệt là các nhà máy sản xuất điện tử để kịp thời xử lý, giải quyết, bảo vệ quyền lợi hợp pháp của người LĐ trong trường hợp bị giảm giờ làm, cắt giảm nhân công, phòng tránh tình trạng LĐ bỏ hợp đồng.
Đối với các đợt tuyển dụng mới, doanh nghiệp phải kiểm tra tình hình việc làm, thu nhập của nhà máy trước khi tổ chức đưa LĐ đi. Trường hợp LĐ đã được đào tạo và làm thủ tục đưa đi mà bị tạm hoãn xuất cảnh thì doanh nghiệp phải giải thích rõ với người LĐ và có phương án giải quyết theo hướng giảm thiểu tối đa thiệt hại cho người LĐ.
Cục Quản lý LĐ ngoài nước yêu cầu tất cả các doanh nghiệp phải báo cáo tình hình LĐ do doanh nghiệp đưa đi bị về nước trước hạn do nhà máy cắt giảm, thu hẹp sản xuất trong 3 tháng qua gửi về Cục Quản lý LĐ ngoài nước trước ngày 15.10 tới.
Theo Danviet
Video đang HOT
Nỗi oan đeo đẳng của "làng ăn xin"
Nhà tầng mọc san sát nhau, mức sống của người dân xã này cũng ở mức cao, 19 tiêu chí nông thôn mới gần về đích. Thế nhưng hàng chục năm qua người dân xã này vẫn mang tiếng oan là "làng ăn xin".
Vùng đất chịu nhiều tiếng "oan" mà chúng tôi nhắc đến là xã Hậu Lộc (xã Ích Hậu bây giờ), huyện Lộc Hà, tỉnh Hà Tĩnh, một vùng đất trù phú với nhiều đổi thay từng ngày. Thế nhưng hàng chục năm qua người dân ở xã này vẫn chịu nhiều tiếng xấu như "làng ăn xin", tay bị tay gậy...
"Ăn xin" đã đi vào dĩ vãng...
Cách đây hàng chục năm về trước do hệ thống thủy lợi chưa phát triển, nước ở các con sông lên xuống thất thường làm cho việc sản xuất gặp rất nhiều khó khăn, mỗi năm chỉ cấy được một vụ mùa. Người dân xã này quanh năm suốt tháng "bán mặt cho đất, bán lưng cho trời", thế những vẫn không đủ ăn, cuộc sống túng quẫn nhiều người tìm đến nghề tha hương hành khất để "ăn xin".
Tìm gặp cụ ông Nguyễn Văn Nhoãn (85 tuổi) trú thôn Ích Mỹ cụ cho biết: "Vào năm 1978 do cuộc sống khổ cực và đói kém, gần như cả làng này đi ăn xin, chỉ còn lại vài hộ là không đi, nhà tui cũng đi ăn xin các chú à, tui đi ra tận các tỉnh phía Bắc vào các ngôi chùa để ăn xin. Vào những năm đấy công việc sản xuất nông nghiệp gặp rất nhiều khó khăn, các chú coi chứ khi bắc (gieo giống lúa- PV) 40 tạ lúa nhưng khi thu hoạch được có 15 tạ, thế thì bảo sống sao được. Sản xuất nông nghiệp trước đây chỉ dựa vào thiên nhiên, năm nào mưa nắng đúng vụ thì có ăn, năm nào mưa gió thất thường thì đói kém, đến củ khoai không có ăn chứ nói gì đến gạo". Cụ Nhoãn nói rồi đưa ánh mắt đượm buồn nhìn ra phía xa.
Vợ chồng cụ ông Nguyễn Văn Nhoãn nhớ lại những ngày tháng gian khổ phải lang bạt đi ăn xin
"Giờ nhìn xóm làng đổi thay, chúng tôi vui mừng lắm. Nhưng ngặt một nỗi xã chúng tôi vẫn còn mang tiếng là "Làng ăn xin", mỗi khi ai đó nhắc đến chúng tôi buồn lắm" cụ Nhoãn nói thêm.
Tâm sự với chúng tôi ông Trần Quốc Thủy trưởng thôn Lương Trung xã Hậu Lộc nói: "Trước đây do hạn hán và lũ lụt một số người bỏ nhà đi ăn xin, một thời gian họ quay trở về làng đưa theo anh em họ hàng đi tiếp, những người khác thấy vậy cũng kéo nhau theo. Thế nhưng nói cả làng đi ăn không đúng đâu, có những người ở các xã khác như Tùng Lộc (Can Lộc) họ cũng đi ăn xin, khi được hỏi về quê quán thì họ bảo là quê Hậu Lộc (Xã Ích Hậu bây giờ). Hàng chục năm trở lại đây nạn ăn xin đã được chấm dứt hoàn toàn rồi, giờ người dân ở đây ăn nên làm ra, các nhà tầng mọc lên như nấm, phương tiện đi lại cũng vào hạng sang rồi".
Làng Hậu ngày ấy và bây giờ...
Nhờ được sự quan tâm nhà nước vào đầu năm 2000 hệ thống thủy lợi nơi đây được phát triển, việc sản xuất nông nghiệp ngày càng được chú trọng hơn, trước đây một năm được một vụ mùa, thì sau khi hệ thống thủy lợi phát triển diện tích đất trồng trọt được mở rộng gấp nhiều lần. Một năm người dân nơi đây sản xuất 2 đến 3 vụ mùa cuộc sống người dân như "thay da đổi thịt" từng ngày.
Cánh đồng lúa trĩu bông nhờ có sự đầu tư về hệ thống thủy lợi
Con đường lớn dẫn vào các thôn thuộc xã Hậu Lộc đã được rải nhựa, dọc 2 bên đường những ngôi nhà tầng mọc san sát nhau, quán hàng mỗi ngày mọc nhiều hơn, cuộc sống người dân làng Hậu như đang bước sang trang mới.
Chia sẻ với chúng tôi anh Nguyễn Quốc Chung trú thôn Lương Trung cho biết: "Gần chục năm trở lại đây, cuộc sống người dân xã Hậu Lộc đổi thay hoàn toàn, có được như thế là nhờ vào việc xuất khẩu lao động sang các nước như Thái Lan, Lào...đấy các chú à".
Một góc làng Bắc Kinh thuộc xã Ích Hậu (xã Hậu Lộc trước đây)
Đã qua rồi cái thời vì cái đói mà phải tha phương cầu thực, nhưng bao nhiêu năm qua, người đời vẫn không thể quên cái tên "làng ăn xin" để nói về người dân xã Hậu Lộc. Trẻ em ở xã này đi học đều bị trêu chọc là "dân ăn xin" hay "Hậu đùm"... Người dân Hậu Lộc đi làm ăn xa thì bị coi người "làng cái bang". Những lời đồn thổi về "làng ăn xin", những câu chuyện được thêu dệt vẫn không được dập tắt mà ngày một được nối dài thêm.
Khi được hỏi về người dân nơi khác nói người dân mình là &'làng ăn xin" hay "Hậu đùm" thì em nghĩ thế nào, em Trần Thị Hoài (SN 1997) trú tại xã Hậu Lộc cho biết: " Em thường thấy mọi người hay gọi người dân quê em là Hậu đùm, em không biết họ nói thế theo nghĩa nào. Nhưng với em thì "Hậu đùm" có nghĩa là đùm bọc lẫn nhau trong lúc hoạn nạn. Với thế hệ trẻ như chúng em, thì mong muốn lớn nhất là được học hành đến nơi đến chốn để sau này quay trở về xây dựng, làm rạng danh quê hương, để không còn những tiếng xấu kia nữa".
Cổng làng được đầu tư xây dựng khang trang đẹp đẽ
Trải lòng với chúng tôi ông Hồ Thế Báu - Phó chủ tịch xã Hậu Lộc nói: "Việc xã mang tiếng xấu là "làng ăn xin" cũng do hàng chục năm trước đây cuộc sống người dân trong xã nghèo đói cùng cực, đất chẳng thương người, thiên tai mất mùa. Không còn cách nào để sống, họ đành phải hành khất tứ xứ ăn xin, cũng có nhiều người ở xã khác đi ăn xin, nhưng khi ai đó hỏi quê ở đâu thì họ tiện đường bảo rằng quê ở xã Hậu Lộc. Vậy là từ đó người ta cứ nghĩ rằng người Hậu Lộc chỉ là xã ăn xin".
Trụ sở UBND xã được đầu tư xây dựng khang trang
Năm 2014, xã Hậu Lộc có 2.000 hộ và trên 8.000 nhân khẩu với mức thu nhập bình quân 28 triệu đồng/ người/ năm. Nghề nghiệp chính của người dân nơi đây là sản xuất nông nghiệp và xuất khẩu lao động. Đặc biệt trong phong trào thực hiện chủ trương nông thôn mới. Xã đã gần cán đích 19 tiêu chí, cuộc sống người dân ngày càng cải thiện rõ rệt, trong xã chẳng còn ai hành khất ăn xin nữa, nên cái tên "làng ăn xin" bây giờ là nỗi oan cho những con người nơi mảnh đất quê hương này.
Anh Tấn - Tiến Hiệp
Theo Dantri
Thân tàn, ôm nợ vì xuất khẩu lao động Tự ý bỏ địa bàn vượt biên trái phép đi làm ăn xa đã kéo theo nhiều hậu quả khôn lường, nhiều người đang phải ôm nợ, thậm chí phải bỏ mạng. Trong khi chương trình xuất khẩu lao động theo Nghị quyết 30a ở các tỉnh Tây Bắc đang gặp nhiều khó khăn, không đạt kế hoạch và không giải được bài...