Than thở vừa đi làm đã phải “gánh team”, cô nàng công sở không ngờ bị mắng té tát
Tự hào với tấm bằng tốt nghiệp loại giỏi, cô nàng công sở không ngừng than vãn khi công việc quá bận rộn trong khi cấp trên và đồng nghiệp lại chẳng làm gì.
Chúng ta đều cố gắng học thật tốt và không ngừng dặn dò con cái nỗ lực để có một tấm bằng đẹp. Thế nhưng khi đi làm, liệu bằng cấp tốt, một CV đẹp có phải là tất cả những người trẻ cần?
Mới đây, trên group của hội công sở có những dòng chia sẻ của một cô nàng 23 tuổi than vãn về công việc của mình. Theo đó, cô gái tốt nghiệp với tấm bằng giỏi của một trường đại học thuộc top, vừa đi làm được 3 tháng đã muốn nghỉ việc vì bị “đì”.
Những dòng than thở của nàng nhân viên công sở mới đi làm.
“Chào mọi người, em 23 tuổi và mới đi làm được 3 tháng. Em ra trường một thời gian mới đi làm vì có chút việc riêng.
Để nói thêm về bản thân, em tự nhận mình học khá tốt, CV đẹp với tấm bằng tốt nghiệp loại giỏi. Em xin được vào một công ty này nhìn chung cũng không ưng lắm vì lương chưa được như em tưởng nhưng chấp nhận được vì thời gian vừa rồi ảnh hưởng dịch bệnh nên tìm việc không phải dễ.
Thế nhưng người tính không bằng trời tính khi vừa vào chính thức được 2 tháng em đã muốn nghỉ luôn rồi. Quãng thời gian thử việc 1 tháng em đã cố nhắm mắt nhắm mũi cố gắng nhưng ai ngờ vào làm chính thức rồi vẫn bị “đì” như vậy.
Phòng em có 11 người (10 nhân viên và 1 sếp). Phòng thì đông mà người rửa ấm chén, photo thì toàn là em. Có chị làm cùng công việc với em thì lười, toàn đẩy việc sang cho em rồi bảo “em chịu khó học đi, hồi chị vào còn không được ai chỉ cho đấy!”. Vâng! Chị nói thế thì em không làm sao được. Công việc thì nhiều, ngày không làm hết tối lại ôm về nhà. Cảm giác như mình đang “gánh team” vậy.
Mà em nghe đồn sếp em lương cao lắm, tưởng giỏi cỡ nào chứ suốt ngày thấy ra ngoài gặp gỡ đối tác. Nói vậy cho oai chứ chắc là đi nhậu nhẹt. Thế mà về vẫn bắt bẻ em như đúng rồi.
Mới 2 tháng chính thức thôi mà em đã thấy ngột ngạt lắm rồi. Tiện đây mọi người cho em hỏi có ai hồi mới đi làm mà chật vật như em không?.”
Ảnh minh họa.
Video đang HOT
Tưởng rằng sẽ nhận được nhiều lời động viên, cùng nhau “nói xấu” công ty kia nhưng cô nàng này không ngờ lại bị dân mạng “mắng té tát” vì nhiều thiếu sót trong hành trang bước vào đi làm.
“Trời! Tưởng chuyện gì chứ như vậy là hết sức bình thường em ơi. Mình còn trẻ mà không muốn lao động, chỉ muốn ngồi đó hưởng thụ thì không có đâu. Đừng nghĩ rằng ai cũng đi lên nhờ cửa sau, chạy trọt. Đừng nghĩ rằng sếp không làm gì, suốt ngày chỉ đi nhậu. Bao giờ em ngồi lên được vị trí đó rồi em sẽ biết.”
“Mình nghĩ cứ đơn giản coi nơi làm việc như một gia đình, mình phải dọn dẹp để giữ vệ sinh, rửa mấy cái cốc cho các anh chị lớn hơn cũng đâu nặng nhọc gì. Bạn có biết mới đi làm khổ nhất là gì không? Khổ nhất là không ai quan tâm, không ai cho việc gì để làm đó. Cứ chịu khó làm, không chỉ công việc trôi chảy mà bản thân trưởng thành, sau này còn có cơ tiến xa nữa”.
“Đừng nghĩ rằng có bằng giỏi là ghê nhé! Bạn có bằng giỏi thì biết đâu trong phòng bạn cũng nhiều người có bằng như thế. Hoặc người ta không có bằng giỏi thì người ta lại có đến cả 10 năm kinh nghiệm, xử lý việc thoăn thoát. Điều đầu tiên bạn nên thay đổi dù làm ở bất kỳ công ty nào chính là xem lại thái độ đi làm của mình. Hãy thể hiện năng lực của mình bằng kết quả công việc, xắn tay vào làm thay vì chìa tấm bằng ra khoe”.
Môi trường đi học và đi làm có rất nhiều khác biệt. Những kiến thức chúng ta được học ở trường lớp rất hữu ích song đó không phải là tất cả. Có thể bạn không biết, các công ty thường phải dành từ 3-6 tháng để đào tạo một nhân viên mới. Trước khi than thân trách phận rằng mình bị “đì”, hãy xem liệu có phải bản thân mình còn nhiều thiếu sót cần thay đổi?
Còn trẻ khoan nghĩ đến chuyện ổn định, lao lên trước, kiếm nhiều việc mà làm, kiếm nhiều sóng gió mà đón đầu, rồi vấp ngã rồi đứng dậy và trưởng thành với người ta.
Ngừng than vãn “Tôi ghét công việc này!”
Thay đổi môi trường từ đi học sang đi làm, mọi người đều khó tránh khỏi những bỡ ngỡ. Nhiều người học chuyên ngành về ngân hàng rồi đi làm ở một công ty về du lịch, miệng không ngừng kêu than: “Tôi ghét công việc này. Nó chẳng phù hợp với tôi gì cả”. Có người khác thì sau một thời gian làm việc đúng chuyên ngành của mình lại chép miệng: “Giá như mình có thể nghỉ việc ngay lúc này. Công ty gì mà bất công, đồng nghiệp thì khó chịu…”
Than vãn không phải là điều giúp bạn đạt được thành công. Có thể bạn không tin song có rất ít người được làm việc đúng với chuyên ngành học, sở thích của mình. Song ngoài kia vẫn có rất nhiều người hài lòng và đạt được thành công đấy thôi.
Họ không than vãn như bạn mà tích cực học hỏi để không ngừng hoàn thiện mình. Và khi bạn giỏi một lĩnh vực nào đó, tự khắc bạn sẽ tìm được niềm yêu thích, đam mê trong công việc. Con đường giúp ta trưởng thành không chỉ trải đầy hoa hồng đâu.
Nếu bạn thấy chán ghét công việc, thay vì than vãn thì hãy xác định xem chính xác lý do khiến mình mệt mỏi là gì. Đó là vì người sếp không cho bạn cơ hội được làm, chị đồng nghiệp hay nói xấu hay công việc quá nặng? Sau khi đã tìm được lý do, hãy xem điều gì bản thân có thể thay đổi.
Có áp lực mới có trưởng thành
Các nhà khoa học tại trường Đại học Quốc gia Singapore từng khẳng định: “Tự đẩy bản thân vào trạng thái áp lực trong thời gian ngắn là một trong những cách để phá vỡ giới hạn và phát triển khả năng suy nghĩ.”
Khi phải đối mặt với những chồng tài liệu cao ngất, chúng ta sẽ nảy sinh những suy nghĩ tiêu cực rằng sao mình lại phải vất vả thế này. Thay vì ngồi với đống số liệu chán ngắt kia, mình muốn được đi chơi, vùng vẫy bên những bờ biển.
Thế nhưng sự thật là khi bạn bị đẩy vào công việc với đầy thử thách, deadline luôn trong tình trạng “khẩn”, bạn sẽ vượt qua những giới hạn mới của mình. Thử sức với những điều mới không chỉ đem đến cho bạn trải nghiệm, kinh nghiệm mà còn có thể giúp bạn có thêm khoản tiền làm thêm giờ chẳng hạn.
Đường thăng tiến rộng mở
Hãy nhớ rằng các tỷ phú tự thân đều đi lên từ hai bàn tay trắng. Rửa bát thuê, thu ngân hay thậm chí là dọn chất thải… họ từng trải qua những công việc đó và trân trọng từng bài học mình có được.
Không ai bắt đầu đã là sếp và cũng không có ai nỗ lực cả đời mà vẫn chỉ là nhân viên. Muốn có được vị trí tốt trong tương lai, hãy cố gắng ngay từ ngày hôm nay.
Đừng coi thường những chi tiết nhỏ khi đi làm. Người biết học hỏi sẽ là người giành được phần thắng. Đơn giản như việc pha cà phê cho mọi người trong phòng, hãy cố nhớ sở thích của từng người như chị A thích nhiều đường, chị B lại chỉ thích cà phê không vì sợ béo, anh C thì trung thành với cà phê nhiều sữa đặc… Điều nhỏ này sẽ khiến mọi người cảm giác bạn là người rất biết quan sát, quan tâm đến mọi người.
Thành công được tạo dựng từ những cố gắng nhỏ nhất. Những gì bạn đạt được ngày mai chính là thành quả xứng đáng của hôm nay.
Công ty yêu cầu thử việc 4 tháng để... hiểu nhau hơn, nàng công sở gật đầu chấp nhận và cái kết
Sau 2 tháng thử việc, nàng công sở được yêu cầu thử thêm 2 tháng để "hiểu công ty hơn", cô gật đầu chấp nhận. Làm tiếp thêm 1 tháng, cô bắt đầu nhận ra cái kết không hề có hậu đang xảy đến với mình.
Giai đoạn cuối năm thường chẳng ai lại đi nghỉ việc bởi còn phải đợi lương tháng 13 dù đã chán nản công ty lắm rồi. Tuy nhiên, nàng công sở trong công chuyện dưới đây là ngoại lệ. Cô nghỉ việc công ty cũ cách đây tầm 3 tháng và với giai đoạn cao điểm công việc triền miên của ngành nghề đang làm, cô nhanh chóng có việc mới.
Ban đầu, cô cho rằng sự lựa chọn của mình là đúng đắn vì công ty mới khá "xịn xò" với cái mác ngoại. Ấy vậy mà sau 2 tháng thử việc, cô được yêu cầu thử thêm 2 tháng để "hiểu công ty hơn", cô gật đầu chấp nhận. Làm tiếp thêm 1 tháng, cô bắt đầu nhận ra cái kết không hề có hậu đang xảy đến với mình.
Cụ thể thế nào đọc xong câu chuyện do chính cô kể sẽ rõ:
"Mình đang thử việc vị trí senior tại công ty. Sau thời gian thử việc 2 tháng, mình thấy công việc tuy nhiều nhưng cũng ok, công ty đề nghị gia hạn thử việc thêm 2 tháng nữa để "hiểu nhau hơn". Mình cũng suy nghĩ vì 2 tháng nữa là quá luật và vị trí mình cũng senior rồi nhưng vì công ty Mỹ cũng có tên tuổi nên ký tiếp.
Lương theo thỏa thuận thì rất cao và nhiều phúc lợi (có bảo hiểm cho người thân) nhưng không áp dụng khi thử việc (lương thử việc tính 100% lương cơ bản nên còn thấp hơn mức cũ của mình nhiều). Khi mình làm được khoảng hơn 3 tháng thì công việc giãn dần và đơn giản hơn, sếp bắt đầu chơi bài bẩn để mình nghỉ.
Sau đó mình mới biết công ty năm nào cũng dùng chiêu này, sử dụng senior hết mùa cao điểm sau đó tìm cách đuổi hoặc gây áp lực cho tự nghỉ. Công việc này qua mùa cao điểm chỉ cần thuê nhân viên bình thường để làm. Thiết nghĩ công ty tìm thời vụ ngay từ đầu cho rồi, chứ đã muốn nhân viên senior mà còn đòi ngon, bổ, rẻ nữa.
Chia sẻ với mọi người để không gặp chỗ hãm như chỗ này với lúc phỏng vấn nên hỏi thêm câu là tuyển mới hay thay thế/mức độ thay đổi nhân sự là bao lâu. Giờ làm rồi mới nghĩ tới chứ nếu hỏi trước thì ít nhiều cũng có thêm thông tin để quyết định".
Đấy, chị em công sở thấy đấy, không phải cứ là công ty tập đoàn lớn với mác nước ngoài là sẽ luôn "chơi đẹp" trong mọi tình huống. Và cái kết xảy đến với cô nàng trên chính là một trong những "chiêu bài" cực kỳ xấu thường được rất nhiều công ty "làm ăn cà chớn" áp dụng để giảm tải khối lượng công việc trong mùa cao điểm. Tuyển dụng theo mùa, hết mùa sẽ đuổi với ý nghĩ "tội gì phải trả lương cho một senior cả năm chỉ để làm việc có vài tháng".
Với tính chất lợi dụng người lao động, đồng thời cũng vi phạm luật khi yêu cầu thử việc tận 4 tháng, câu chuyện trên sau khi đăng đàn ít lâu trên MXH đã nhận được rất nhiều sự quan tâm của cộng đồng "500 anh chị em" công sở.
Dưới phần bình luận, phần đông đều lắc đầu ngao ngán trước sự nhẹ dạ cả tin của cô gái nhân vật chính, đồng thời gửi gắm lời khuyên như sau: "Nể bạn thật, senior mà khi công ty gia hạn thử việc thì phải nhận ra ngày có mùi chơi xấu chứ", "giờ mới nghe vụ thử việc theo lương cơ bản các kiểu", "khi lên đến level senior rồi thì bạn đi công ty nào cũng được mà. Công ty tệ thì mình đi thôi do bạn chưa tìm hiểu công ty trước nữa", "cận Tết rồi bạn kiện một phát cho vui nhà vui cửa đi",...
Bên cạnh đó cũng có không ít người khác đều đồng lòng kiến nghị cô nàng cung cấp tên công ty để mọi người biết mà né, nhất là giai đoạn sau Tết người người tìm việc, nhà nhà tìm việc mới.
Theo Helino
Nếu sếp cũ bỗng dưng nhắn tin hỏi han, chị em hãy đáp trả y hệt Bích Phương làm với người yêu cũ Điều gì sẽ xảy ra nếu chúng ta thay đối tượng trong MV mới của Bích Phương, từ người yêu cũ thành sếp cũ? Người yêu cũ đáng ghét, xấu tính và dở hơi, ai cũng biết. Nhưng trên đời này có lẽ còn một kiểu người cũng mang đầy đủ những tính xấu như vậy: Không ai khác chính là sếp cũ!...