Than thở không deal được mức lương mong muốn vì vừa chuyển ngành, nàng công sở nhận được loạt lời khuyên bổ ích từ dân mạng
Chấp nhận nhảy việc và chuyển sang một ngành nghề mới, bắt đầu lại từ con số 0 như nàng công sở trong câu chuyện dưới đây quả thật hiếm có vô cùng.
Nhảy việc là cái chuyện không còn lạ gì đối với dân văn phòng, tuy nhiên chấp nhận nhảy việc và chuyển sang một ngành nghề mới, bắt đầu lại từ con số 0 như nàng công sở trong câu chuyện dưới đây quả thật hiếm có vô cùng. Và hành động can đảm này ngay lập tức đã khiến cô gặp ngay một trở ngại thực sự lớn xoay quanh vấn đề deal lương. Cụ thể thế nào đọc hết câu chuyện của cô sẽ rõ. Cô viết:
“CÔNG VIỆC MỚI, CHƯA KINH NGHIỆM, LƯƠNG ĐÂU ĐƯỢC NHƯ EM MONG MUỐN” – Dạ vâng, đó là câu nói của HR khi em apply vào 1 công việc mà em hoàn toàn chưa có kinh nghiệm gì.
Em làm ngành dịch vụ nhà hàng – khách sạn kinh nghiệm 5 năm. Với mức lương cơ bản khoảng 6 triệu tiền trợ cấp % hoa hồng thì khoảng 8-9 triệu/tháng hoặc hơn (tùy tháng có sale được khách hay không nhưng thấp nhất cũng là 7 triệu/tháng). Công việc của em tiếp xúc thường xuyên với khách hàng, đối tác và em có các nghiệp vụ thực hành của nghề này.
Sau chừng đó thời gian em muốn thử sức với 1 nghề hoàn toàn khác với công việc hiện tại. Em cũng có tìm hiểu về ngành nghề mới và cảm thấy với năng lực của mình có thể thích ứng được. Em cảm thấy khá hứng thú và muốn thử làm công việc trái ngành đã học như thế nào.
Khi em nộp CV và phỏng vấn trao đổi công việc thì khá ổn, tới đoạn trao đổi lương. Em biết mình hoàn toàn chưa có kinh nghiệm chuyên môn nên trao đổi mức lương là 6,5 triệu/tháng (công việc văn phòng, làm giấy tờ quanh năm không có % hoa hồng kiếm thêm gì hết ạ) và được thỏa thuận mức lương là 5 triệu/tháng kèm câu nói: “Công ty phải đào tạo em từ đầu nên mức lương đó phù hợp vì em chưa có kinh nghiệm trong công việc này”.
Dạ vậy là khi chuyển đổi công việc mới thì mình phải nhận 1 mức lương thấp cho dù đã từng có kinh nghiệm đi làm hay sao ạ?”.
Câu chuyện trên sau khi được chính chủ đăng đàn ít lâu vào trong một hội nhóm chuyên luận bàn chuyện công sở đã nhận được rất nhiều sự quan tâm của mọi người mà đặc biệt nhất là hội dân công sở thuộc diện “lão làng”, có rất nhiều kinh nghiệm trong vấn đề nhảy việc.
Video đang HOT
Với sự quý hóa này, nàng công sở nhân vật chính đã thu về cho mình không ít lời khuyên hay và bổ ích thông qua đôi dòng bình luận như sau:
“Nếu bạn ứng tuyển vô đúng công việc bạn đã làm thì không nói làm chi đằng này bạn chưa kinh nghiệm gì mà bạn ứng tuyển đòi lương cao à? Một là bạn chấp nhận mức lương 5 triệu và cố gắng làm việc tích lũy kinh nghiệm. Hai là bạn quay về làm công việc cũ, ứng tuyển đúng chuyên môn sẽ có mức lương cao hơn. Chứ vừa đến một vùng đất mới đã muốn làm vua, ai cho?”.
“Kinh nghiêm đi lam cua ban la gi? La mây thư như nhiệt tình, năng động, độc lập, kỹ năng giao tiếp, tư vấn khách hàng, teamwork,… cac thư ây ha? Nay mơi chi la điêu kiên cân thiêt đê ho nhân ban vao thôi, va nhưng thư nay chưa thê kiêm chưng chi qua buôi phong vân. Con vê mưc lương, nêu lương binh thương cho vi tri đo la 6,5 triệu, thi ho tra cho ban 5 triệu la đung rôi, vi ho phai đao tao ban cung như chưa chăc ban đa phat triên va lam đươc viêc cho ho.
Nêu mưc lương cho vi tri đo la 8-9 triệu thi mưc deal 6,5 triệu cua ban mơi đươc ho châp nhân, thêm nưa giơ ki hơp đông thư viêc 2 thang, rôi sau 2 thang khi ki hơp đông chinh thưc nêu ban hoc hoi va phat triên tôt, co thê deal lai mưc 6,5 triệu như y ban đươc ma. Tom lai la ban cân chưng minh kha năng cua minh thi mơi mong co mưc lương tương xưng ơ 1 vi tri, công viêc hoan toan mơi”.
“Đi làm bằng kiến thức và kỹ năng. Dù chưa biết gì về lĩnh vực đó, bạn đã sở hữu một bộ kỹ năng bao gồm giao tiếp, giải quyết vấn đề, quản lý thời gian, teamwork,… chứ không hề ngô nghê như một em mới ra trường. Họ sẽ đỡ vất vả hơn khi tuyển bạn. Bạn hãy dùng điểm này để chứng minh trong thời gian thử việc, con số 5 triệu kia chưa là gì cả quan trọng là bạn có thể chịu đựng thiệt thòi một chút trong thời gian đầu hay không mà thôi”.
Quả thật, nghỉ việc đi tìm việc mới ở một công ty mới với mức lương mong muốn đã khó huống hồ gì trường hợp chuyển luôn cả ngành như cô nàng nhân vật chính trong câu chuyện trên. Và cái giá phải trả của cô đó chính là vấn đề lương thưởng ngay từ khi bắt đầu lại từ đầu ở con số 0.
Nhưng thôi, nếu có đủ yêu thích công việc mình ứng tuyển và tự tin với khả năng học hỏi cũng như là vận dụng các kỹ năng mềm được đào luyện trong lĩnh vực cũ suốt bao nhiêu năm (giống như các ý kiến của dân mạng), tin chắc rằng cô sẽ nhanh chóng vượt qua giai đoạn thiệt thòi này.
Các lĩnh vực nghề nghiệp giống như những ngọn đồi vậy, đang ở trên đỉnh ngọn đồi này muốn leo lên đỉnh ngọn đồi khác, không cách nào ngoài việc mỗi cá nhân công sở phải chấp nhận chuyến hành trình “lên đỉnh” từ đầu. Cho nên cái việc trắc trở, gian nan làm sao tránh được, phải không?
Theo Helino
Những ngành học mới sẽ chiếm lĩnh thị trường 4.0
Cuộc CMCN 4.0 đã làm mất dần những ngành nghề truyền thống sử dụng nhiều lao động, đồng thời xuất hiện nhiều ngành nghề mới, gắn với đặc trưng của cuộc cách mạng này như: Ngành điện tử, viễn thông, số hóa, kỹ thuật viên máy tính, an ninh mạng, in 3D...
Thông tin trên được đưa ra tại phiên họp Tiểu ban phát triển nhân lực Hội đồng Quốc gia giáo dục và phát triển nhân lực vừa qua. Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Nguyễn Mạnh Hùng - Trưởng Tiểu ban chủ trì phiên họp.
Tại phiên họp, các thành viên hội đồng đã bàn đến 4 chủ đề chính bao gồm: Xã hội hóa phát triển nguồn nhân lực; Những kỹ năng cho nguồn nhân lực 4.0; Phát triển thị trường nhân lực; Thúc đẩy khởi nghiệp công nghệ.
Quang cảnh phiên họp
Các đại biểu chỉ rõ, Cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ 4 (CMCN 4.0) là nền tảng để nền kinh tế chuyển đổi mạnh mẽ từ mô hình dựa vào tài nguyên, lao động chi phí thấp sang kinh tế tri thức, nền kinh tế số; làm thay đổi cơ bản khái niệm đổi mới công nghệ, trang thiết bị trong các dây chuyền sản xuất.
CMCN 4.0 sẽ tạo ra những thay đổi lớn về cung - cầu lao động. Trong cuộc cách mạng này, thị trường lao động sẽ bị ảnh hưởng nghiêm trọng giữa cung và cầu lao động cũng như cơ cấu lao động.
Đối với Việt Nam, từ trước đến nay, nền kinh tế vẫn dựa nhiều vào các ngành sử dụng lao động giá rẻ và khai thác tài nguyên thiên nhiên, trình độ của người lao động còn lạc hậu. Đây là một trong những thách thức lớn nhất khi đối diện với cuộc CMCN 4.0.
Bên cạnh việc mất dần những ngành nghề truyền thống sử dụng nhiều lao động, cuộc CMCN 4.0 cũng xuất hiện nhiều ngành nghề mới, gắn với đặc trưng của cuộc cách mạng này như: Ngành điện tử, viễn thông, số hóa, kỹ thuật viên máy tính, an ninh mạng, in 3D...
Trong tương lai, những lao động bị mất việc làm do sự phát triển của robot và công nghệ tự động hóa sẽ dịch chuyển sang những ngành mới này. Tuy nhiên, không phải dễ dàng khi chuyển đổi ngành nghề, nhất là những ngành mới đòi hỏi nhiều tri thức.
CMCN 4.0 là cuộc cách mạng số nhưng nhân lực chất lượng cao trong các ngành công nghệ thông tin, kỹ thuật máy tính, tự động hóa của Việt Nam đang quá ít. Theo dự báo nhu cầu nhân lực công nghệ thông tin tăng thêm 47% mỗi năm, trong khi đó số sinh viên ngành công nghệ thông tin ra trường lại chỉ tăng 8%/năm.
Trong số nhân lực ấy, không phải tất cả đều có thể đáp ứng được yêu cầu của nhà tuyển dụng. Một nghiên cứu mới đây cho thấy, có tới 72% số sinh viên ngành công nghệ thông tin không có kinh nghiệm thực hành, 42% số sinh viên thiếu kỹ năng làm việc nhóm.
Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Nguyễn Mạnh Hùng phát biểu kết luận phiên họp
Phát biểu kết luận phiên họp, Bộ trưởng Bộ TT&TT Nguyễn Mạnh Hùng đã chỉ ra những "điểm nghẽn" ngăn cản sự phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao cho CMCN 4.0 nằm ở cơ chế quản trị và cơ chế tài chính.
"Kỷ nguyên số sẽ thay đổi hoàn toàn cách chúng ta sống, làm việc và sản xuất, đặc biệt trong lĩnh vực lao động, khi máy móc dần thay thế con người. Nước ta cũng không nằm ngoài xu thế đó, nhất là khi lực lượng lao động rất dồi dào nhưng lại thiếu năng lực và kỹ năng" - Bộ trưởng Hùng nhấn mạnh.
Tại phiên họp, các đại biểu đã đề xuất nhiều giải pháp, kiến nghị nhằm phát triển nguồn nhân lực cho CMCN 4.0. Trong đó, tập trung vào giáo dục đại học và sau đại học; tăng ngân sách chi cho nghiên cứu phát triển khoa học công nghệ; cải thiện chất lượng nguồn nhân lực; những ưu đãi phát triển doanh nghiệp khoa học công nghệ.
Thu Minh
Theo Dân trí
Deal lương 13 triệu được công ty "cho" luôn 14,9 triệu, nàng công sở vào làm 1 tháng đã muốn nghỉ vì quá... nhàn! "Thôi nghỉ đi em. Việc nhẹ lương cao không hợp với em đâu. Úi giời, được voi đòi thêm cả sở thú hay gì?" Deal lương khi đi xin việc có thể nói là cả một bầu trời nghệ thuật mà không phải dân công sở nào cũng có thể thuần thục. Hét lương cao quá thì bị đánh giá là "ảo tưởng",...