Thân thế sự nghiệp và tài sản của lãnh đạo nên công khai
“Tại sao phải bí mật thân thế, sự nghiệp của lãnh đạo Đảng, nhà nước trong khi chúng ta lại công khai phiếu tín nhiệm Chủ tịch Quốc hội, Thủ tướng”.
Liên quan đến dự thảo Luật Bảo vệ Bí mật nhà nước đang được lấy ý kiến tại kỳ họp thứ 6, Quốc hội khóa 14, nhiều ý kiến còn băn khoăn về quy định thông tin liên quan đến thân thế, sự nghiệp lãnh đạo Đảng, Nhà nước thuộc phạm vi bí mật nhà nước tại Điểm C, Khoản 1, Điều 10.
Cho ý kiến về vấn đề này, đại biểu Trương Trọng Nghĩa, đoàn thành phố Hồ Chí Minh cho rằng: “Thân thế, sự nghiệp lãnh đạo Đảng, nhà nước phải tuyên truyền, phổ biến để người dân học tập”.
Khi biết thông tin này, nhiều người dân cho rằng tại sao phải bí mật thân thế, sự nghiệp lãnh đạo Đảng, nhà nước.
Trong khi, quá trình học tập, rèn luyện, tu dưỡng của họ luôn là tấm gương lớn của nhiều thế hệ noi theo.
Thậm chí, nhiều lãnh đạo Đảng, nhà nước mang tầm quốc tế, đã từng có lãnh đạo Đảng, nhà nước là anh hùng giải phóng dân tộc, danh nhân văn hóa thế giới.
Ông Lê Như Tiến cho rằng cần công khai thân thế, sự nghiệp của lãnh đạo Đảng, nhà nước (ảnh quochoi.vn).
Xung quanh vấn đề này, phóng viên Báo Điện tử Giáo dục Việt Nam đã trao đổi với ông Lê Như Tiến, nguyên Phó Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, Giáo dục Thanh niên, Thiếu niên, Nhi đồng của Quốc hội.
Video đang HOT
Ông Lê Như Tiến cho rằng: “Tại sao phải bí mật thân thế, sự nghiệp của lãnh đạo Đảng, nhà nước. Trong khi chúng ta lại công khai phiếu tín nhiệm cả Chủ tịch Quốc hội, Thủ tướng.
Theo tôi việc lấy phiếu tín nhiệm, bỏ phiếu tín nhiệm ở Quốc hội đều công khai, tỉ lệ bao nhiêu phần trăm công khai hết thì việc gì phải bí mật. Việc công khai là để cho cán bộ đó thấy họ tín nhiệm ở mức nào còn cố gắng, phấn đấu.
Tôi thấy, chúng ta đã công khai vấn đề này rồi và có dư luận rất ủng hộ. Ví dụ như Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân trong lần bỏ phiếu trước thì tín nhiệm rất cao và lần này cũng rất cao thì tại sao chúng ta phải bí mật”.
Qua trao đổi với ông Lê Như Tiến, có thể thấy vấn đề công khai thân thế, sự nghiệp của lãnh đạo Đảng, nhà nước có nhiều ý nghĩa tích cực.
Như việc, công khai lấy phiếu tín nhiệm chẳng hạn là để nhân dân và cử tri cả nước biết rằng các đồng chí giữ chức vụ do Quốc hội bầu hoặc phê chuẩn tín nhiệm đến đâu để cố gắng hơn.
Do đó, không nên coi thân thế sự nghiệp của lãnh đạo Đảng, nhà nước là bí mật nhà nước mà cần phải công khai.
Ông Lê Như Tiến nhấn mạnh, việc công khai thân thế, sự nghiệp lãnh đạo Đảng, nhà nước chỉ có tốt thêm. Phần lớn các đồng chí Đảng, nhà nước, đặc biệt là các đồng chí lãnh đạo Quốc hội, Chính phủ vừa rồi có vị trí phiếu rất cao tại sao chúng ta lại không công khai những chuyện đó.
Ông cũng cho rằng, càng không công khai, người dân lại càng thấy khó hiểu. Giả sử có đồng chí nào đó phiếu không cao lắm thì cũng để cho người dân cử tri biết để giám sát và các đồng chí phải cố gắng hơn.
“Tôi tin rằng, nhiều người tán thành chủ trương đã lấy phiếu tín nhiệm thì phải công khai, không phải bí mật. Kể cả tài sản cũng công khai chứ không phải kê khai tài sản lại đưa vào danh mục bí mật là không được” – ông Lê Như Tiến nhấn mạnh.
Nguyên Phó Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, Giáo dục Thanh niên, Thiếu niên, Nhi đồng của Quốc hôi tin rằng, đại đa số cử tri người ta mong muốn công khai. Công khai như vậy càng tốt hơn.
Ông Lê Như Tiến lấy ví dụ: “Như việc bỏ phiếu đồng chí Nguyễn Phú Trọng vừa rồi số phiếu rất cao. Chúng ta nên công khai để tăng thêm uy tín của đồng chí.
Còn nếu giả sử ai đó chưa có phiếu cao lắm họ cũng có hướng để phấn đấu. Do đó, công khai phiếu cũng là sự giám sát của nhân dân, Quốc hội đối với các chức vụ do Quốc hội bầu và phê chuẩn.
Tôi còn biết, tại các kỳ đại hội Đảng thì danh sách từ cao xuống thấp trúng Ủy viên Trung ương được công khai. Do đó, chẳng có vấn đề gì ảnh hưởng cả”.
Trinh Phúc
Theo giaoduc.net
Đặt thêm trạm BOT Cai Lậy: Vấn đề là phải công khai, minh bạch thông tin
Liên quan đến phương án đặt thêm trạm thu phí BOT trên tuyến tránh thị xã Cai Lậy để thực hiện thu phí hoàn vốn song song trên cả tuyến tránh và tuyến chính (quốc lộ 1), một số ý kiến cho rằng cần phải công khai, minh bạch những thông tin có liên quan.
Cần phải công khai minh bạch thông tin về tổng mức đầu tư, lưu lượng xe để xác định việc hoàn vốn, nếu chọn phương án đặt thêm trạm. Trong ảnh là trạm thu phí BOT Cai Lậy hiện tại. Ảnh: Trung Chánh
Trao đổi tại buổi họp báo Chính phủ thường kỳ ngày 1-10 liên quan đến dự án xây dựng tuyến tránh thị xã Cai Lậy, đoạn qua tỉnh Tiền Giang theo hình thức hợp đồng BOT (xây dựng- kinh doanh- chuyển giao), ông Nguyễn Ngọc Đông, Thứ trưởng Bộ Giao thông Vận tải (GTVT) cho biết, Bộ này đang so sánh 2 phương án, gồm thứ nhất, giữ nguyên vị trí trạm thu phí hiện tại, giảm phí tối đa cho các phương tiện nhóm 1, từ 35.000 đồng/lượt xuống còn 15.000 đồng/lượt và mở rộng phạm vi giảm phí cho người dân trong phạm vi cách trạm 10 km
Thứ hai, xây dựng thêm một trạm thu phí trên tuyến tránh và thực hiện thu phí ở cả hai trạm. Đối với phương án này, phương tiện lưu thông tuyến nào thì thu phí và hoàn vốn tuyến đó. Mức phí thu ở cả hai trạm bằng nhau, bằng với mức phí hiện tại và mở rộng phạm vi giảm phí với người dân khu vực xung quanh trạm 10 km.
Trước đó, UBND tỉnh Tiền Giang cũng đề xuất phương án đặt thêm trạm thu phí trên tuyến tránh và thực hiện thu phí đồng thời cả hai trạm để tạo sự công bằng.
Tuy nhiên, trao đổi với TBKTSG Online, một chuyên gia trong lĩnh vực này (đề nghị không nêu tên) cho rằng, vấn đề là cần phải công khai, minh bạch thông tin liên quan.
Cụ thể, theo vị này, là phải công khai tổng vốn đầu tư cho từng hạng mục, gồm phần đầu tư xây dựng tuyến tránh và phần tăng cường mặt đường quốc lộ 1. "Đồng thời, Tổng cục Đường bộ Việt Nam cần phải có biện pháp công khai lưu lượng xe lưu thông", vị này cho biết và giải thích đó là những cơ sở để xác định việc hoàn vốn, kết thúc việc thu phí của mỗi trạm.
Ông Nguyễn Văn Phương, tài xế xe tải chạy tuyến thành phố Cần Thơ - TPHCM cho biết, việc đặt thêm trạm thu phí trên tuyến tránh Cai Lậy để thu phí hoàn vốn mỗi trạm có thể là phương án tối ưu. Bởi, đầu tư hạng mục nào, thì chỉ nên thu phí hạng mục đó, chứ không thể đầu tư cái này thu cái kia. "Nhưng, cần phải công khai thông tin về vốn đầu tư của từng hạng mục công trình cũng như lưu lượng xe lưu thông", ông nhấn mạnh.
Trạm thu phí BOT dự án tuyến tránh thị xã Cai Lậy, đoạn qua Tiền Giang, được khởi công vào năm 2014. Đến ngày 1-8-2017, dự án chính thức được triển khai thu phí với mức giá từ 35.000-180.000 đồng/lượt (tùy loại phương tiện), thời gian thu phí hoàn vốn trong 6 năm 5 tháng.
Đến này 15-8-2017, trạm thu phí BOT Cai Lậy ngưng hoạt động do bị tài xế phản đối và ngày 16-8-2017, Bộ GTVT quyết định giảm giá vé thu phí xuống mức còn từ 25.000-160.000 đồng/lượt (tùy loại phương tiện).
Đến ngày 30-11-2017, trạm thu phí BOT Cai Lậy tái khởi động việc thu phí, tuy nhiên, dự án tiếp tục bị tài xế phản đối quyết liệt, buộc phải đóng - xả trạm liên tục.
Đến ngày 4-12-2017, Thủ tướng ra quyết định tạm dừng việc thu phí trong thời gian 1-2 tháng và yêu cầu Bộ GTVT báo cáo toàn diện cũng như đề xuất phương án giải quyết đối với trạm thu phí BOT Cai Lậy. Thế nhưng, sự việc kéo dài cho đến nay và phương án xử lý đối với trạm thu phí BOT Cai Lậy vẫn chưa có quyết định cuối cùng.
Theo thesaigontimes
Doanh nghiệp có thể "chết" vì truyền thông ác ý, trái luật Khi chưa có kết luận chính thức, việc Ban quản lý An toàn thực phẩm TPHCM công khai kết quả kiểm tra cửa hàng cơm tấm Kiều Giang là trái quy định. Tiếp đó, sự "tiếp tay", "nối dài" thiếu cơ sở pháp lý của báo chí, đã dẫn đến khả năng gây hiểu nhầm, hoang mang cho người tiêu dùng. Cửa hàng...