Thân thể đầy hình xăm của giang hồ ở trại cai nghiện
Hình xăm kỳ quái, hung dữ trên thân hình tiều tụy chỉ càng khiến những đại ca giang hồ một thưở tiếc nuối, ân hận về thời trai trẻ đã qua.
Hôm 5/12, hàng trăm người nghiện ma túy đã được đưa về các trung tâm cai nghiện của TP.HCM. Nhiều con nghiện là nữ, thậm chí có trường hợp là 2 vợ chồng.
Do vừa nghiện ma túy, vừa thi hành các mức án dưới 5 năm tù nên các học viên ở trung tâm cai nghiện ma túy Bố Lá (tỉnh Bình Phước) bị canh gác rất cẩn thận. Khi thấy người lạ vào thăm, các học viên ở đây tỏ ra rất vui vẻ. Không những thế, họ còn thích chụp hình. Khi phóng viên đưa ống kính lên, nhiều người đứng cười, tạo dáng để lộ những hình xăm thể hiện “đẳng cấp” đàn anh trong giới giang hồ.
Một học viên xăm lên bụng hình cô người yêu và anh ta.
Sau một thời gian không sử dụng ma túy, các học viên ở trung tâm Bố Lá trông khá khỏe mạnh và yêu đời.
Muốn xưng bá trong giới giang hồ, nhiều “anh chị” khoác lên mình những hình xăm quái dị để đàn em kính phục và thiên hạ phải khiếp đảm.
Học viên tên Khang (nhà ở quận 10, TP.HCM) vào trung tâm để cai nghiện và thi hành án cướp giật tài sản. Anh này có hình xăm kín lưng. Khang bị cản sát hình sự bắt giữ khi theo bạn bè đi “ăn hàng” ngoài phố cách đây không lâu. Khi ra tòa, anh ta nhận bản án 5 năm tù. Do chích ma túy nên được đưa vào trại để vừa cai nghiện vừa thực hiện án tù.
Video đang HOT
Học viên tên Hòa ở trung tâm cai nghiện ma túy Phú Văn (Bình Phước) đã bị nhiễm HIV khi sử dụng bơm kim tiêm chích ma túy chung với bạn bè. Sau nhiều lần ra vào các trại cai nghiện và trại tù, những chiến hữu đã khắc lên người thanh niên này những hình xăm để làm… kỷ niệm. “Những hình xăm này là do bạn bè trong tù khắc giúp chứ không phải ở các tiệm trong thành phố”, Hòa cho biết.
Học viên Bình có hình xăm kín người, trong đó có dòng chữ “Lá xanh tan nát đời ân hận” trên cánh tay. Anh nói, anh rất nuối tiếc về thời trai trẻ đã qua. Hiện Bình bị đưa vào trung tâm tiếp nhận đối tượng xã hội Bình Triệu để chuẩn bị đưa đi cai nghiện.Ảnh Hải An.
Với thân hình gầy gò ốm yếu của con nghiện đói thuốc, hình xăm rồng trên lưng của Lực không còn đủ uy lực để xưng hùng, xưng bá trong giới giang hồ. Ảnh Hải An.
Trong giới giang hồ, có hai loại xăm mình, một là tự xăm cho nhau, hai là các “cậu ấm” có nhiều tiền, thích đua đòi, muốn gia nhập giới để “dựa hơi”, chọn xăm hình quái thú nhằm đi “hù” người lành.
Nguyễn Văn Huệ (ở quận 3, TP.HCM) sau quãng đời bôn ba bán dâm đồng tính thì giờ đã héo tàn, đang phải điều trị bệnh HIV giai đoạn cuối ở Bố Lá.
“Đại ca” Nam ở quận 5, TP.HCM cũng hết sức lực để đấu chọi với các băng giang hồ khi trẻ. Hiện anh này phải vào bệnh viện chữa HIV giai đoạn cuối. Trên người Nam cũng đầy hình xăm. Anh cho biết: “Trước đây hành tẩu giang hồ thì ai cũng phải có hình xăm trên người để thể hiện bản lĩnh với đàn em”.
Từng một thời là đại ca ở quận 10, nhưng nay Lê Tuệ bị mắc căn bệnh thế kỷ nên thân hình tiều tụy. Sau lưng anh này có hình xăm rồng trông rất dữ. Tuệ nói đây là hình do một tiệm xăm ở quận 10 thực hiện cách đây nhiều năm.
Bệnh nhân AIDS giai đoạn cuối ở bệnh viện Nhân Ái (Bình Phước) lặng lẽ như những bóng ma. Ánh mắt họ chất chứa nỗi ám ảnh và sự đau đớn tột cùng khi sự sống chỉ còn tính bằng ngày.
Theo NTD
Hà Nội "nín thở" chờ lệnh gom người nghiện
Trong khi TP.HCM đồng loạt ra quân truy quét người nghiện lang thang vào trung tâm cai nghiện thì Hà Nội cơ quan chức năng vẫn đang chờ...chỉ đạo, dù nhân lực, vật lực đã sẵn sàng.
Ông Nguyễn Kim Hùng, Chi cục trưởng Chi cục Phòng chống tệ nạn xã hội TP. Hà Nội cho biết, do vướng quy định trong Luật Xử lý vi phạm hành chính có hiệu lực từ tháng 1/2014 và Nghị định 221 có hiệu lực từ tháng 2/2014), trong suốt năm 2014, các trung tâm cai nghiện tại Hà Nội chưa tiếp nhận bất cứ trường hợp nào là đối tượng nghiện ma túy vô gia cư bắt buộc đi cai nghiện.
Theo ông Hùng, trước đây, khi phát hiện đối tượng nghiện, chỉ cần thử (test) nếu dương tính với ma túy thì đưa ngay vào trung tâm cai nghiện. Nhưng theo Nghị định 221, phải có xác nhận của ngành Y tế, xác nhận này do y bác sỹ đã có chứng chỉ tập huấn về cai nghiện thẩm định thì mới lập được hồ sơ, chuyển qua tòa án ra quyết định rồi mới đưa vào trại cai nghiện.
"Thực hiện theo Nghị định 221, đối với đối tượng không có nơi cư trú ổn định thì giao cho tổ chức xã hội quản lý, nhưng chưa có hướng dẫn cụ thể tổ chức xã hội là tổ chức nào? Trong khi đó, nghị định lại yêu cầu cơ sở quản lý phải có bác sỹ, bảo vệ, phòng cách ly... nên không có tổ chức xã hội nào đáp ứng được yêu cầu này.
Người nghiện ma túy lang thang tại Hà Nội.
Do đó, trong năm 2014, các trung tâm cũng đã tiếp nhận cai nghiện bắt buộc 250 trường hợp người nghiện vô gia cư có quyết định của Tòa án từ trước ngày 31/12/2013", ông Hùng cho biết.
Trước đó, tại kỳ họp mới đây, Quốc hội đã thông qua Nghị quyết về Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2015, trong đó có việc tháo gỡ khó khăn, vướng mắc trong vấn đề đưa người nghiện vào cơ sở cai nghiện bắt buộc.
Quốc hội đề nghị Chính phủ chỉ đạo các bộ, UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc T.Ư tổ chức thực hiện có hiệu quả quy định của Luật Xử lý vi phạm hành chính, ban hành đầy đủ và kịp thời các văn bản quy định chi tiết, hướng dẫn thi hành luật; Đặc biệt phải rà soát, sửa đổi, bổ sung Nghị định, Thông tư liên quan, xem xét rút ngắn thời gian, đơn giản thủ tục lập hồ sơ đưa người nghiện ma túy vào cơ sở cai nghiện bắt buộc.
"Tuy nhiên, đến thời điểm này, Chính phủ và các cơ quan chức năng chưa có chỉ đạo cụ thể về vấn đề trên, nên Hà Nội vẫn chờ hướng dẫn", ông Hùng nói.
Nơm nớp đi qua "chợ" ma túy ngang nhiên hoạt động giữa Sài Gòn
Có thể tiếp nhận hơn 2.050 người nghiện
Theo thông tin từ Chi cục Phòng chống tệ nạn xã hội Hà Nội, hiện trên địa bàn có khoảng 16.000 người nghiện, trong đó có khoảng 6.000 người đang điều trị trong các trung tâm, 3.000 người nghiện ở các trường, trại; 1.500 người nghiện điều trị Methadone; 1.600 người nghiện được quản lý sau cai tại nơi cư trú; 1.500 người nghiện lang thang nội tỉnh; số còn lại là người nghiện ngoại tỉnh lang thang tại Hà Nội, rất khó kiểm soát.
"Ngay sau khi Quốc hội thông qua vấn đề quản lý người nghiện lang thang, vô gia cư, TP. Hà Nội đã họp và thống nhất chủ trương sẽ mở đợt truy quét tệ nạn xã hội, đặc biệt với đối tượng nghiện ma túy vô gia cư. Ngay khi Chính phủ có hướng dẫn cụ thể, chúng tôi sẽ triển khai ngay đợt truy quét này", ông Hùng khẳng định.
Cũng theo ông Hùng, hiện Hà Nội có 10 trung tâm cai nghiện và sau cai nghiện với khả năng tiếp nhận 8.050 người. Trên thực tế, các trung tâm này đang tiếp nhận gần 6.000 người.
Theo kế hoạch đã xây dựng của Chi cục Phòng chống tệ nạn xã hội, đề nghị chuyển đổi 4/10 trung tâm sẽ chuyên trách tiếp nhận, chẩn đoán, cắt cơn và tư vấn tâm lý, quản lý người nghiện vô gia cư trong quá trình chờ quyết định của tòa án các quận, huyện quyết định chuyển giao vào các trung tâm cai nghiện bắt buộc.
"Đến thời điểm này, Hà Nội đã sẵn sàng đầy đủ nhân lực, vật lực, trực 24/24h để đáp ứng nhu cầu tiếp nhận các đối tượng nghiện ma túy vô gia cư khi thành phố chính thức triển khai việc này", ông Hùng nói.
Theo Giao thông Vận tải
Đà Nẵng sáng tạo cách đưa người nghiện ma túy đi cai tập trung UBND thành phố Đà Nẵng đã ban hành Quy chế phối hợp lập hồ sơ và tổ chức cai nghiện ma túy. Luật Xử lý vi phạm hành chính có hiệu lực từ tháng 1/2014, quy định về áp dụng biện pháp xử lý hành chính đưa người nghiện ma túy vào cơ sở cai nghiện, đến nay, nhiều địa phương gặp nhiều...