Thần thái ngút trời của con nợ khiến từ chủ nợ tới toàn MXH hoảng hồn, không biết ai mới là người đi vay
Đừng bao giờ cho bạn mượn tiền nếu như không muốn mất cả tiền lẫn bạn, trong trường hợp này thì người cho vay chỉ mất bạn nhưng đó cũng là một cái giá khá đắt.
Người ta vẫn thường nói trong các mối quan hệ, tốt hơn hết vẫn nên là tiền bạc phân minh, ái tình dứt khoát. Bởi vì đồng tiền là đồng bạc nên khi chạm tới vấn đề tiền nong, tình cảm giữa người với người rất dễ bị sứt mẻ, dù trước đó có thân thiết tới độ nào.
Mới đây, trên MXH cũng đã xuất hiện một câu chuyện bi hài xoay quanh vấn đề này. Một bạn trẻ tên H.N đã đăng tình huống trớ trêu của mình lên một nhóm cộng đồng dành cho giới trẻ để nhận về sự sẻ chia từ cư dân mạng:
H.N đăng tải những tin nhắn từ người bạn đã vay tiền của mình với giọng điệu khá khó chịu.
Theo như câu chuyện này, bạn H.N đã cho bạn bè vay mượn một khoản tiền. Tuy nhiên, đến lúc cần kíp và ngỏ ý được trả lại số tiền đó, H.N chẳng thấy bạn mình có ý kiến ỏ ê gì. Thậm chí H.N đã nhắn tin qua lại nhiều lần, con nợ vẫn không thèm trả lời tin nhắn, lý do được đưa ra vì tao không thích thôi.
Sau một thời gian, số tiền cũng được chuyển hoàn lại vào tài khoản cho H.N. Tuy nhiên điều khiến H.N thất vọng chính là thái độ bất lịch sự của bạn mình. Chẳng những không được câu cảm ơn, người bạn đó còn lên tiếng chê trách H.N là người nhỏ nhen khi cứ nhắc đi nhắc lại số tiền đã cho vay.
Video đang HOT
Dân tình cũng đua nhau kể khổ vì trót cho bạn mượn tiền.
Ngay sau khi đăng tải, bài đăng này đã nhanh chóng nhận được đông đảo sự chú ý của dân tình. Đa số mọi người đều tỏ ra đồng cảm với trường hợp của H.N và cho rằng câu chuyện cho bạn vay tiền đúng là nan giải vô cùng tận.
Những người này còn kể ra tình huống tương tự đã xảy ra với mình, kể từ đó về sau, họ chẳng dám cho người thân hay bạn bè vay mượn tiền nữa. Không phải sợ mất tiền mà là sợ mất tình!
Bên cạnh đó cũng có một số ý kiến chê trách H.N vì đã đem chuyện với bạn của mình lên MXH gây xôn xao. Vì những người này cho rằng dù sao người ta cũng đã trả tiền sòng phẳng, chỉ là thái độ có phần chưa đúng mực một chút thôi, nếu đã nhận tiền và còn coi nhau là bạn bè thì đừng nên đem lên MXH bêu xấu nhau như vậy.
Tuy nhiên, những ý kiến này cũng không nhận được sự đồng tình từ phía cư dân mạng.
Hiện tại, bài đăng này vẫn đang tiếp tục lan truyền mạnh mẽ trên MXH. Dân tình tỏ ra khá bất bình trước thái độ bình tĩnh và sang chảnh của con nợ thông qua cách trả lời tin nhắn. Nhiều người chỉ biết lắc đầu ngao ngán trước cảnh éo le này: người cho vay khi muốn đòi nợ lại phải mặt dày lên, còn con nợ chỉ việc thần thái ngút trời và thích trả bao giờ thì trả!
Theo Trí thức trẻ
Bỏ ngỏ lao động ngư phủ
Cuối tháng 7, Trịnh Hoài T và Danh Thanh H cùng ngụ tại huyện Thạnh Trị, tỉnh Sóc Trăng đến Bạc Liêu. Ăn nhậu thả ga với bạn bè, cuối cùng cả hai trở thành con nợ.
Ngư phủ. Ảnh minh họa, nguồn: Internet.
Một chủ quán nhậu giới thiệu T và H đi "làm cá" tại Gành Hào, huyện Đông Hải, Bạc Liêu để vừa có tiền trả nợ, vừa có thu nhập hằng tháng từ 5 - 7 triệu đồng. T là người tâm thần, tưởng vậy là thật. Nào ngờ bước đường đổi đời của cả hai là những ngày tháng hãi hùng nơi biển cả.
Sự việc đến mức gia đình phải nhờ công an địa phương can thiệp hai ngư phủ bất đắc dĩ mới được về nhà. Câu chuyện trên là một trong rất nhiều trường hợp thanh niên Miền Tây Nam Bộ, rơi vào đường dây cung cấp lao động cho các chủ tàu cá. Người lao động làm ngư phủ không ai được đào tạo; không có tổ chức nào bảo vệ; lao động trong môi trường khắc nghiệt...
Chính vì thế hàng loạt đường dây "cò" ngư phủ xuất hiện một cách công khai để lắp vào chỗ trống tuyển dụng lao động này.
Đã có không ít những điều tiếng về những ngư phủ làm việc trên các chuyến tàu sau khi cặp bến. Đó là những "Việt kiều biển" khi cặp bến họ có "ba cọc ba đồng" nướng hết vào những quán nhậu, những tụ điểm ăn chơi. Chơi sang đến mức mà Việt kiều cũng phải nể.
Tuy nhiên, cần nhìn nhận một cách khách quan cho các ngư phủ là họ sống lênh đênh trên mặt biển từ 3 - 6 tháng trời không thấy đâu là bờ, bến. Những chàng trai 6 tháng trời chưa thấy "một bóng hồng", khi lên bờ rủng rỉnh vài triệu đồng cho chơi hết cũng là điều dễ hiểu.
"Tiên trách kỷ hậu trách nhân". Câu ông bà đã đúc kết. Trước khi trách những đối tượng "cò" ngư phủ, trách những chủ tàu bất chấp những quy định để tìm ngư phủ, cần phải nhìn nhận rằng hiện tại chưa có tổ chức nào đào tạo ngư phủ. Trong khi đó, các chủ tàu cá lại đang khổ sở với việc tìm ngư phủ (có nơi gọi là bạn ghe) do thiếu người.
Ngư phủ đã là một nghề như bao nhiêu nghề khác. Đó là thực tế. Nhưng có thực tế đắng lòng hơn là nghề này chưa có ai đào tạo. Trong bối cảnh hiện nay, nhiều người trong độ tuổi LĐ bỏ làng quê để đi Bình Dương, TPHCM làm công nhân.
Làm ngư phủ với thời gian 3 - 6 tháng để có 30 - 40 triệu đồng liệu có cao so với công nhân? Đã đến lúc cần quan tâm đến nhu cầu lao động trên biển, cùng các quyền lợi của họ như một lao động trên đất liền.
NHẬT HỒ
Theo LĐO
Vay nóng và những hệ lụy (Kỳ 1: Bắt người để đòi nợ) Thời gian gần đây, tại nhiều địa phương trong cả nước hoạt động tín dụng đen hay còn gọi là cho vay lãi nặng có chiều hướng gia tăng, kéo theo nhiều hệ lụy xấu cho xã hội. Lợi dụng sự thiếu hiểu biết của người dân, các đối tượng xấu tổ chức cho vay mượn tiền không cần thế chấp với lãi...