Thân tàn, ôm nợ vì xuất khẩu lao động
Tự ý bỏ địa bàn vượt biên trái phép đi làm ăn xa đã kéo theo nhiều hậu quả khôn lường, nhiều người đang phải ôm nợ, thậm chí phải bỏ mạng.
Trong khi chương trình xuất khẩu lao động theo Nghị quyết 30a ở các tỉnh Tây Bắc đang gặp nhiều khó khăn, không đạt kế hoạch và không giải được bài toán xóa nghèo cho đồng bào, thì hiện nay bà con ở các tỉnh Tây Bắc lại ồ ạt kéo nhau vượt biên đi làm thuê.
Việc tự ý bỏ địa bàn vượt biên trái phép đi làm ăn xa đã kéo theo nhiều hậu quả khôn lường. Thực tế đã có nhiều người bị lừa gạt quỵt mất tiền công, rồi tai nạn xảy ra cướp đi cả tính mạng. Việc đổi đời không thấy, mà hậu quả chỉ là đói nghèo, ôm nợ và bỏ mạng ở nơi xứ người.
Xã Dền Sáng, huyện Bát Xát, tỉnh Lào Cai sau 5 tháng kể từ khi xảy ra vụ tai nạn lật xe tại Hà Khẩu (Vân Nam – Trung Quốc) khiến hơn 20 người đang đi làm thuê chui bị thương vong, vẫn còn đó nỗi buồn, mất mát, chưa thể nguôi ngoai. Có gia đình bố mẹ mất con, chồng mất vợ, con mất mẹ; có người phải chịu thương tật mà vĩnh viễn mà không thể phục hồi…
Căn nhà gỗ nằm sập sệ bên con đường chính dẫn vào xã của gia đình anh Phàn Chỉn Páo, chồng chị Lý Tả Mẩy, người đàn bà xấu số đã chết trong vụ tai nạn tại Hà Khẩu.
Anh Páo tâm sự, vợ chồng anh mới tách ra ở riêng từ hồi đầu năm, tháng 3 vừa rồi chị bàn với anh kế hoạch đi cùng mấy người trong làng sang làm thuê ở Trung Quốc, kiếm tiền về đầu tư cho sản xuất. Mới đi được hai hôm, được 400.000 tiền công thì gặp nạn. Vợ mất, gia cảnh nay càng thêm khốn khó, nheo nhóc. Hai đứa con nhỏ đều mắc chứng thiếu máu nên rất còi cọc. Bà nội tuổi đã cao cũng không thể giúp được gì.
Em Chảo Láo Sử bị cụt cánh tay phải
Cách đó không xa là nhà em Chảo Láo Sử, Sử sinh năm 1991, tuổi đời còn rất trẻ nhưng cánh cửa tương lai đã gần như khép lại. Khi tai nạn xảy ra, Sử bị thương nặng, hôn mê mấy ngày. Tới khi tỉnh dậy trong bệnh viện đã thấy mình đã mất cả cánh tay bên phải. Đầu năm 2014, Sử vừa tốt nghiệp Đại học Thủy Lợi, em nuôi ước muốn ra trường trở về xây dựng quê hương. Tuy nhiên, tấm bằng đại học chưa kịp lấy, cũng chỉ vì theo chân người làng trốn sang Trung Quốc đi làm trong thời gian chờ lấy bằng, xin việc tai nạn xảy ra.
Em Chảo Láo Sử nói: “Ngày trước em dự định đi xin việc ở các tỉnh khác để học hỏi kinh nghiệm, sau tầm dăm ba năm sẽ về tỉnh mình làm. Bây giờ khó khăn hơn, cơ hội xin việc rất ít. Mấy hôm nữa em sẽ đi lấy bằng và hỏi các thầy. Nếu các thầy không đưa ra giải pháp nào em sẽ tự tìm cách”.
Tại xã Dền Sáng, năm 2014 có 3 trường hợp phụ nữ đi làm thuê ở Trung Quốc bị bắt cóc, sau đó 1 người may mắn trốn được về, 2 người còn lại thì không biết đang ở nơi đâu. Còn riêng từ đầu năm 2015 đến nay cũng có thêm 2 phụ nữ bỏ đi khỏi địa phương mà chưa thấy tin tức gì. Hiện tại nhiều địa phương của tỉnh Lào Cai đang có hàng nghìn người sang Trung Quốc làm thuê như vậy. Theo thống kê chưa đầy đủ của Sở Lao động & Thương binh xã hội tỉnh, trung bình mỗi năm ở Lào Cai có khoảng 4.000 trường hợp lao động chui tại Trung Quốc.
Trường hợp đôi vợ chồng trẻ Quàng Văn Tính ở bản Xuân Tre 2, xã Búng Lao, huyện Mường Ẳng, tỉnh Điện Biên phó thác con nhỏ cho ông bà nội ngoại nuôi. 2 vợ chồng nghe theo người môi giới sang Trung Quốc làm ăn. Trước khi đi, Tính vay 5 triệu đồng với lãi xuất 12% tháng, sau gần 4 tháng làm không đủ ăn trên đất khách quê người, 2 vợ chồng tìm cách về Việt Nam đến nhà vẻn vẹn còn 300.000 nghìn đồng. Vậy là món nợ 5 triệu đồng hàng tháng trả 750.000 tiền lãi cho chủ nợ giờ không biết xoay sở thế nào. Lãi mẹ đẻ lãi con, không mấy chốc vợ chồng anh trở thành “con nợ”.
Kể lại câu chuyện bị lừa đi sang Trung Quốc giờ đây anh Tính vẫn không khỏi bức xức: “Họ lừa chúng tôi sang. Đi làm nhưng không biết lương bao nhiêu một tháng. Mỗi tháng họ chỉ cho được vài trăm ngàn, không đủ tiêu. Ngày làm 12 tiếng, ban đêm 9 giờ và tận 8h sáng hôm sau mới được nghỉ”.
Thống kê chưa đầy đủ của ngành chức năng, 7 tháng đầu năm nay, toàn tỉnh Điện Biên có tới trên 700 trường hợp xuất cảnh trái phép đi tìm việc ở nước ngoài. Các đối tượng này chủ yếu tập trung ở các huyện: Mường Nhé, Nậm Pồ, Mường Ảng, Tuần Giáo, Điện Biên Đông… Nguyên nhân chủ yếu dẫn đến tình trạng này được xác định là do người dân thiếu đất canh tác.
Video đang HOT
Thượng tá Hoàng Văn Hải, Phó trưởng Công an huyện Điện Biên Đông cho biết: “Chúng tôi xác định đồng bào dân tộc ở huyện liên quan đến rất nhiều đồng bào dân tộc ở các địa bàn nước bạn như Lào, Trung Quốc…Như người dân tộc Mông, dân tộc Dao, dân tộc Thái…đều có sự qua lại. Từ quan hệ họ hàng như vậy nên tình hình xuất cảnh trái phép đang là vấn đề nóng bỏng ở địa bàn này”.
Bị lừa quỵt tiền công lao động trở thành con nợ, rồi bị tai nạn rủi ro mất cả tính mạng khi vượt biên trái phép đi làm thuê bên kia biên giới đã là bài học của rất nhiều người dân ở khu vực Tây Bắc. Tuy nhiên, do nhận thức của nhiều người dân vẫn còn hạn chế nên không vì thế mà tình trạng này có phần cải thiện.
Vậy, các ngành chức năng, cũng như các tỉnh Tây Bắc cần phải có giải pháp gì xung quanh câu chuyện xóa nghèo cho bà con bằng lao động xuất khẩu, cũng như hạn chế tình trạng người dân tự ý bỏ địa bàn vượt biên trái phép đi làm thuê./.
Nhóm PV
Theo_VOV
Xuất khẩu lao động sang Ả rập Xê út: Nhiều lao động có tâm lý "đi thử"
"Từ tháng 6, Bộ LĐ-TB&XH và Đại sứ Ả rập Xê út tại Việt Nam đã thống nhất chỉ cấp visa cho người lao động đi làm việc thông qua các doanh nghiệp xuất khẩu lao động sau khi có trả lời thẩm định hợp đồng cung ứng lao động của Cục Quản lý lao động Ngoài nước".
Ông Phạm Viết Hương - Phó Cục trưởng Cục Quản lý lao động Ngoài nước (Bộ LĐ-TB&XH) - trao đổi với PV Dân trí xung quanh thông tinlao động Việt Nam làm giúp việc gia đình tại Ả rập Xê út gặp trường hợp bị bạc đãi, đối xử bất công.
Thưa ông, thông tin trên báo chí về việc lao động Việt Nam làm giúp việc gia đình tại Ả rập Xê út bị bạc đãi, nợ lương, Cục đã triển khai xác minh và làm rõ nguyên nhân ra sao?
Ngay khi có thông tin, chúng tôi đã yêu cầu các bên liên quan kiểm tra và xác minh. Qua đó, riêng năm 2014 có khoảng 50 vụ việc khiếu nại của lao động. Trong đó khoảng 80% vụ việc liên quan tới người lao động làm giúp việc gia đình. Những vụ việc trong năm 2015, chúng tôi đang xác minh và sẽ trả lời sớm.
Với những trường hợp đã được xác minh, chúng tôi nhận thấy lỗi thuộc từ nhiều phía như chủ sử dụng lao động, doanh nghiệp xuất khẩu lao động (doanh nghiệp phái cử) và cả người lao động.
Ông Phạm Viết Hương - Phó Cục trưởng Cục Quản lý lao động Ngoài nước (Bộ LĐ-TB&XH)
Do khác biệt văn hóa, chủ sử dụng lao động đôi khi có lạm dụng giờ làm việc của người lao động, đôi khi đối xử chưa đúng với người lao động. Ví dụ như gia đình họ có tiệc tùng thì có thể kéo dài thời gian làm việc cho người lao động...
Trong những trường hợp như thế này, chúng tôi đã yêu cầu doanh nghiệp phái cử làm việc với chủ sử dụng lao động để điều chỉnh. Còn nếu vì lý do không hợp với chủ sử dụng, người lao động có nhu cầu chuyển nơi làm việc, doanh nghiệp phái cử phải tiến hành chuyển chủ khác cho họ.
Về phía người lao động, trước khi xuất cảnh, do điều kiện dễ dãi ởkhâu ban đầu như miễn chi phí (chủ sử dụng lao động trả toàn bộ tiền vé máy bay, tiền môi giới, tiền đào tạo...) ít nhiều làm nảy sinh sự chủ quan, không tìm hiểu kỹ các thông tin từ văn hóa, ẩm thực, phong tục tập quán, tôn giáo của nước bạn, các quy định pháp lý trong hợp đồng...
Nhiều lao động mới sang đã đòi về khi chưa kịp thích nghi với công việc, điều kiện sống, khí hậu, gây khó cho doanh nghiệp phái cử và chủ sử dụng lao động
"Chúng tôi khuyến cáo người lao động khi muốn đi làm việc giúp việc gia đình ở nước ngoài, trước hết cần phải chủ động tìm hiểu văn hóa, môi trường làm việc, điều kiện hợp đồng của nước tiếp nhận" - ông Phạm Viết Hương.
Về phía doanh nghiệp phái cử, một số đơn vị tuyển chọn còn chưa đúng đối tượng. Mặc dù Bộ LĐ-TB&XH đã có những quy định rõ ràng về qui trình tuyển chọn, hợp đồng mẫu...
Do áp lực của nhu cầu thị trường tiếp nhận, thời gian thực hiện đơn hàng ngắn, khiến cho việc tuyển chọn còn vội vàng, đào tạo chưa đầy đủ. Điều này cũng là nguyên nhân khiến người lao động khó thích nghi được với môi trường làm việc mới.
Để chấn chỉnh những tình trạng này, Cục Quản lý lao động ngoài nước đa có những giải pháp gì, thưa ông?
Khi có phát sinh xảy ra, nhằm tránh tình trạng người lao động không muốn làm việc cho chủ nhưng không được về nước vì những tranh chấp về trách nhiệm với doanh nghiệp phái cử, Cục đã yêu cầu các doanh nghiệp phái cử phải ứng tiền ra để làm các thủ tục cho lao động về nước.
Khi người lao động về nước rồi, các bên sẽ căn cứ vào quy định pháp luật và hợp đồng để xác định trách nhiệm cụ thể và tiến hành thanh lý hợp đồng.
Việc này nhằm hạn chế những hậu quả và hình ảnh không đẹp cho lao động Việt Nam. Mặt khác, việc xem xét cũng dựa theo pháp luật với những lỗi vi phạm từ phía người lao động như lao động tự ý bỏ việc.
Với những doanh nghiệp phái cử có từ 200 lao động trở lên làm việc tạiẢ rập Xê út, doanh nghiệp bắt buộc phải có đại diện tại đó để hỗ trợ lao động và xử lý các tình huống bất trắc xảy ra.
Nhằm chấn chỉnh việc liên kết đi lao động, Thứ trưởng Bộ LĐ-TB&XH Nguyễn Thanh Hòa thống nhất với đại sứ Ả rập Xê út tại Việt Nam trong việc tăng cường quản lý việc cấp visa cho lao động Việt nam đi làm việc tại Ảrập Xê út trong thời gian tới.
Theo đó, Đại sứ quán Ả rập Xê út tại Hà Nội sẽ rà soát và chỉ cấp visa lao động cho lao động Việt Nam đi làm việc tại Ả rập Xê út thông qua các doanh nghiệp phái cử có hợp đồng cung ứng lao động được Cục thẩm định và cho phép thực hiện.
Nhìn nhận lại sự việc trên, ông có cho rằng việc chủ sử dụng lao động chi trả toàn bộ các chi phí cho người lao động đi làm giúp việc gia đình (phí dịch vụ, phí môi giới, phí đào tạo...) là nguyên nhân khiến lao động chủ quan trong việc đăng ký? Mặt khác, điều này cũng khiếntrách nhiệm của doanh nghiệp phái cử trong việc tuyển chọn, đào tạocó phần lơi lỏng?
Chính sách miễn phí cho lao động đi làm việc ở nước ngoài ít nhiều có thể là một nguyên nhân khiến nảy sinh sự lơi lỏng, thiếu trách nhiệm.
Về phía người lao động muốn đi nên có thể giấu tiền sử bệnh tật, khi sang nước sở tại mới phát sinh bệnh. Qua một số vụ việc, chúng tôi được biết mục đích chính của người lao động chưa sẵn sàng đi làm việc ở nước ngoài mà cứ thấy dễ quá thì đăng ký đi thử rồi tính sau.
Về phía doanh nghiệp, ngay từ khâu tuyển chọn, cần phải thông qua nhiều kênh như chính quyền địa phương và gia đình người lao động để nắm rõ tình trạng sức khỏe và mục đích đi làm việc của người lao động.
Đồng thời, doanh nghiệp cũng cần cung cấp thông tin minh bạch, đầy đủ về văn hóa, ẩm thực phong tục tập quán cũng như điều kiện hợp đồng cho người lao động để họ tự lựa chọn. Bên cạnh đó cần kết hợp với địa phương để tuyển chọn kỹ hơn các tiêu chuẩn về sức khỏe, mục đích cho đúng đối tượng.
Thị trường nào cũng có những đặc thù riêng, đặc biệt là làm việc trongmôi trường gia đình. Bởi vậy, việc va chạm cũng không tránh khỏi.
Ngay cả ở Việt Nam, chuyện quan hệ giữa chủ và người giúp việc gia đình đôi khi cũng không đơn giản. Trong khi đó, Ả rập Xê út là một quốc gia hồi giáo, có nền văn hóa và tập quán riêng, quan niệm về chủ - thợ cũng có nhiều điểm khác biệt.
Thưa ông, mới đây chính phủ Indonesia tuyên bố sẽ dừng chương trình đưa lao động nữ đi giúp việc gia đình tại Ả rập Xê út vì "thể diện quốc gia". Ông đánh giá thế nào về điều này, đặc biệt dư luận đang băn khoăn việc tại sao Bộ LĐ-TB&XH mới đây lại ký tiếp một thỏa thuận khung pháp lý với Ả rập Xê út liên quan tới lao động giúp việc gia đình?
Thống kê lực lượng lao động Việt Nam tham gia XKLĐ năm 2014 cho thấy, số lao động nữ chiếm tới 37% trong số hơn 100.000 người. Đâu đó không thể tránh khỏi có trường hợp không thất bại nhưng chỉ là con số rất nhỏ.
Công tác xuất khẩu lao động, đặc biệt là lao động giúp việc gia đình đã đem về một lượng ngân sách không nhỏ giúp cải thiện kinh tế gia đình và đất nước. Đặc biệt trong bối cảnh Việt Nam còn nhiều khó khăn.
Bản thỏa thuận khung pháp lý mới được ký giữa Việt Nam và Ả rập Xê út về giúp việc gia đình là nhằm mục tiêu tạo cơ sở pháp lý thuận lợi, bảo vệ quyền lợi hợp pháp của lao động Việt Nam tại đây.
Nguyên nhân bởi pháp luật của Ả rập Xê út, đặc biệt là cơ chế giải quyết vụ việc lao động tương đối phức tạp hơn các khu vực khác. Ví dụ, người lao động khi muốn về nước phải được sự đồng ý của chủ sử dụng lao động mới có thể làm được các thủ tục visa xuất cảnh.
Thông qua bản thỏa thuận khung này, Bộ Lao động Ả rập Xê út có trách nhiệm trong việc đảm bảo cho lao động Việt Nam: Giấy phép cư trú, liên lạc với gia đình của họ, cung cấp nơi ở, đồ ăn và nước uống đảm bảo vệ sinh...
Đồng thời, chủ sử dụng lao động phải đảm bảo cho người lao động việc trả lương, trợ cấp, được mua bảo hiểm, nghỉ ngơi phù hợp với pháp luật của Ả rập Xê út.
Xin cảm ơn ông!
Tại Ả rập Xê út, lực lượng lao động Việt Nam có khoảng 16.000 người làm việc theo thỏa thuận từ giữa những năm 2000. Trong đó, lao động giúp việc gia đình có khoảng 5.000 người - chỉ chiếm 0,03 % số lao động làm nghề tại đây.
Hoàng Mạnh (thực hiện)
Theo Dantri
Gã 'Việt kiều' sở khanh lộ diện sau đống đồng nát Đánh đổi tương lai làm mẹ đơn thân, chờ người tình bên Mỹ, nào ngờ trong một lần rong ruồi kế sinh nhai, Tuyết vào đúng nhà "ông Việt kiều" để thu mua đồng nát. Mẹ con Tuyết Tình đầu đời ngắn ngủi Nhà Hoàng Thị Tuyết ở Đô Lương (Nghệ An), cha bị tàn tật trong một lần đi phụ hồ bị...