“Thần tài” náo loạn nhà dân, tung tin đồn thất thiệt
Ở Bình Dương gần đây, nhiều người đồn đại rằng, một số người đã làm ăn thất bát, gặp kiếp nạn vì đầu năm trước họ đóng cửa hoặc xua đuổi ông &’ Thần Tài’.
Thần Tài ghé thăm nhiều nhà dân để được lì xì (Ảnh minh họa)
Xông vào nhà, ăn vạ, chôm chỉa, quỳ giữa phố xin tiền
Chiều 18/2, tức mùng 9 Tết, bà Nguyễn Thị Hoa (ngụ tại TP. Thủ Dầu Một, Bình Dương) đang ngồi nói chuyện hứng khởi với một người bạn thì bỗng dưng hậm hực khi nghe tiếng “tùng xèng, tùng xèng” từ xa vọng lại. Bà Hoa lẳng lặng vào nhà đóng chặt cửa, người khác cũng rón rén ra về. Hai phút sau, một “thần tài” cầm tráp vàng, mặc đồ đỏ chói dẫn đầu một con lân bước tới hô to: “ Thần tài đến, thần tài đến phát lộc!“. Cửa nhà bà Hoa vẫn khóa. Bực quá, “ thần tài” liền ấn chuông inh ỏi. Chịu không nổi, bà Hoa mở hé cửa. Chỉ đợi có thế “thần tài” lách người qua chui tọt vào nhà rồi tự ý mở cửa to để con lân tót vào nhà. Con lân nằm giữa nhà giãy đành đạch còn ông “thần tài” bá vai bà Hoa giơ một ngón tay lên. Bà Hoa móc túi đưa 10 ngàn “thần tài” không chịu liền ngồi thịch xuống nền nhà mếu máo bảo: “ Cho xin 100 ngàn chứ không phải 10 ngàn”. Bà Hoa đưa 50 ngàn rồi quát “ Từ mùng 1 tới giờ có tới 40 ông “thần tài” tới xin tiền đấy. Kiểu này thì sạt nghiệp. Thôi lấy tạm bấy nhiêu rồi biến giùm tôi”. “Thần tài” cầm tiền bước ra không quên câu “đồ keo kiệt!”.
Các hiệp sĩ Bình Dương cho hay, ở tỉnh này có khá nhiều đoàn lân sư rồng uy tín nổi tiếng như Chấn Nghĩa Đường, Trung Tinh Đường… Riêng những đoàn lân xơ xác, chỉ 2-3 người múa, có “thần tài” ăn mặc dơ dáy, luộm thuộm dẫn đường gọi vui là “lang thang đường”. Nhiều người trong đoàn lân này thực ra là những kẻ lang thang bụi đời, chuyên ăn xin, sống vất vưởng, tiêm chích ma túy, đến ngày lễ Tết thì thay hình đổi dạng. Hiệp sĩ Trần Hòa Anh cho biết, trong đợt Tết vừa qua anh nhận được khá nhiều cuộc điện thoại người dân báo tin các “thần tài” vào nhà mình giả múa may rồi tiện tay chôm điện thoại di động, laptop và nữ trang để trong nhà.
Có lẽ do bị người dân xua đuổi, đóng cửa không chịu tiếp, mới đây một “thần tài” đã nhanh trí thay đổi phong cách bằng việc giữ nguyên bộ đồ thần tài cầm vé số tới chùa Bà (TP. Thủ Dầu Một). Mỗi tấm vé số ngày thường chỉ 10 ngàn đồng được “thần tài” bày bán ra với giá 50 ngàn đồng vì theo ông này vé số do ông bán có thể mang lại nhiều tài lộc, phú quý cho người mua trong cả năm. Tranh thủ không kém, một “thần tài” khác cầm tráp vàng và quỳ gối giữa đường phố để… xin tiền, miệng lẩn thẩn “ Cho thần tài một quan tiền, cho thần tài một quan tiền”.
Bị xua đuổi nên tung tin đồn thất thiệt?
Một tiểu thương tại chợ Thủ Dầu Một kể lại với PV rằng, chị nghe người ta kháo nhau rằng, bà L. sống ở phường Hiệp Thành nợ nần ngập đầu, rồi do mâu thuẫn ghen tuông bà L. đã đốt chết chồng. Thảm kịch này đổ xuống gia đình bà L. là do đầu năm trước bà xua đuổi hàng chục ông “thần tài” tới thăm nhà… Nhiều câu chuyện tán gia bại sản khác liên tục được vẽ ra, tung lên.
Thấy ‘thần tài’ thất thểu đi đến, một nhà dân vội đóng sập cửa
Video đang HOT
Hiện vẫn chưa rõ những tin đồn nhảm nhí này. Tuy nhiên, theo suy luận của chúng tôi, rất có thể những người tung tin đồn nhảm này chính là một trong số những ông “thần tài” để gây áp lực để người dân ngậm bồ hòn đón mình và lì xì thật đậm.
Trao đổi với PV, ông Thích Tuệ Thông, Trưởng ban trị sự tỉnh hội Phật giáo Bình Dương nhận định: “ Thờ thần tài là tín ngưỡng dân gian. Người dân tin vào thần tài vào nhà thì cả năm phát lộc. Tuy nhiên, nhiều đối tượng đã lợi dụng tín ngưỡng này để móc túi, vòi tiền…”.
Mùng 10 âm lịch tháng giêng vừa qua, tại TP. HCM và nhiều nơi, hàng ngàn người dân đổ xô đi mua cá lóc nướng về cúng Thần tài. Dân gian truyền tụng ngày 10 âm lịch là ngày vía ông Thần Tài vì đây là ngày Thần Tài bay về trời. Trong những món cúng Thần Tài không thể thiếu cá lóc nướng và heo quay.
Về sự tích ông Thần Tài nhiều người truyền tai nhau, thậm chí nhiều trang mạng cũng viết rất rõ rằng Thần Tài là vụ thần quản tiền bạc, tài lộc trên trời. Trong một lần đi chơi uống rượu, Thần Tài say quá nên rơi xuống trần gian, đầu va vào đá nằm mê mệt không biết gì, sáng ra mọi người thấy một người ăn mặc giống như diên viên tuồng, cải lương thì lấy làm lạ.
Mọi người cũng lột hết quần áo mũ nón của Thần Tài đem bán, Thần Tài tỉnh dậy không có quần áo trên người và cũng do bị va vào đá nên không nhớ mình là ai. Thần Tài không biết làm việc dưới trần gian nên thường đi lang thang ăn xin khắp nơi. Có cửa hàng nhà kia kinh doanh buôn bán gà, vịt, heo quay ế ẩm, thấy Thần Tài đến ăn xin liền mời vào ăn. Thần Tài ăn rất nhiều và rất thích ăn heo, vịt quay, kỳ lạ thay từ lúc Thần Tài vào nhà ăn thì khách kéo đến nườm nượp, chủ quán thấy thế nên ngày nào cũng mời Thần Tài vào ăn. Được một thời gian chủ quán thấy Thần Tài chẳng chịu làm ăn gì mà được ăn toàn đồ ngon, người thì hôi hám bẩn thỉu, sợ làm khách của quán sợ nên đuổi ông Thần Tài đi. Một số quán bán hàng gần đó đang vắng hoe khách thấy vậy liền mời ông Thần Tài vào ăn, kỳ lạ thay mọi người lại ùn ùn kéo đến ăn rất đông.
Mọi người thấy vậy nên ai cũng giành mời Thần Tài vào hàng quán của mình ăn để khách đến đông, vậy mới có câu “Thần Tài gõ cửa”. người dân khu vực đó thấy Thần Tài không có quần áo mặc nên dẫn ông đến cửa hàng nơi quần áo ông bị bán, sau khi mặc quần áo mũ nón vào thì Thần Tài nhớ lại mọi chuyện và bay về trời. Mọi người coi Thần Tài như báu vật và lập bàn thờ, tôn thờ từ đó.
Theo xahoi
Xếp hàng chờ nướng cá lóc cúng thần tài
Ngay từ sáng sớm, khắp các vựa bán cá, chợ cóc, vỉa hè tại TPHCM đã nghi ngút khói và mùi cá lóc nướng cúng thần tài.
Theo quan niệm của người Nam Bộ, cúng Thần Tài cầu may mong cho một năm làm ăn hưng thịnh gồm thịt lợn, trứng, hoa quả, vàng mã... nhưng không thể thiếu món cá lóc nướng.
Dù giá cả có cao hơn ngày thường nhưng hầu như không ai phàn nàn mà vẫn kiên nhẫn đợi chủ hàng nướng cá. Nắm bắt được cơ hội, nhiều gia đình đã mở dịch vụ bán và nướng cá lóc kiếm tiền với giá cá được đẩy lên khá cao.
Chị Thơm - một khách hàng tại quận 4, TP.HCM cho biết, hàng năm cứ tới mùng 10 tháng giêng chị đi chợ từ rất sớm để mua cá lóc cúng thần Tài.
Còn theo chị Thảo, một người bán cá lóc nướng trên đường Tân Kỳ - Tân Quý (quận Tân Phú) thì đây là một trong những dịp kiếm tiền của chị. "Từ sáng đến giờ tôi đã bán hơn 300 con cá lóc. Vào những ngày này, tôi thường phải chủ động tích trữ hàng từ trước nếu không sẽ không có cá để bán" - chị Thảo chia sẻ thêm.
Tại chợ Xóm Chiếu (Quận 4, TP.HCM) cá lóc nướng được bày bán từ sáng sớm.
Cá lóc nhỏ được bán với giá 60.000 - 70.000 đồng/kg, trong khi đó những con lớn có giá đắt đỏ từ 180.000 - 200.000 đồng/con.
Cá lóc sống đựng trong thùng để khách hàng thoải mái lựa chọn.
Do tín ngưỡng của người dân mua cá về cúng nên ít có việc trả giá.
Cá lóc tràn ngập khắp nơi, dịch vụ nướng cá có giá từ 5.000 - 15.000 đồng/con tùy từng loại.
Trên đường Tân Kỳ - Tân Quý (quận Bình Tân, TP.HCM) nhiều người dân phải xếp hàng chờ nướng cá.
Trên tuyến đường này cá lóc được bán đồng giá không phân biệt lớn nhỏ, với giá 150.000 đồng/con.
Mâm cỗ đầy đủ cúng thần tài gồm đĩa hoa quả, bộ tam sên, cơm và cá lóc nướng, tín ngưỡng cúng Thần Tài này có từ lâu đời của người dân miền Nam.
Nhiều gia đình cúng thần tài khá đơn giản nhưng vẫn phải có cá lóc.
Theo 24h
Hoảng vì 'thần tài' đến nhà ngày Tết "Sợ, sợ...", bé trai gần 2 tuổi khóc thét, bám chặt lấy mẹ khi nghe tiếng trống thình thình cùng "ông thần tài" nhảy tưng tưng vào nhà. Cạnh đó, nhiều gia đình cũng xua con vào trong đóng cửa. "Tùng tùng cắc tùng tùng...", sáng đầu năm, tiếng trống vang lên từ cuối con hẻm tại phường 13, quận Tân Bình, TP...